A.Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc.
2. Kĩ năng.
- Nắm được tác dụng của phương pháp kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
3.Thái độ.
- Thể hiện lòng yêu nước trong tình yêu tiếng mẹ đẻ.
B. Chuẩn bị.
* Giỏo viờn: - Chuẩn bị nội dung lên lớp.
- Chuẩn bị chân dung tác giả An-phông-xơ.
* Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi.
C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động.
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ
Nêu nghệ thuật chủ yếu và nội dung của văn bản '' Vượt thác ''?
Hoạt động 2: GIỚI THIỆU BÀI.
Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có rất nhiều cách biểu hiện khác nhau. ở đây trong tác phẩm '' Buổi học cuối cùng'' đặc biệt này, lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện cảm động đã xảy ra như thế nào cô cùng các em đi tìm hiểu bài hôm nay.
Ngày soạn:10/2 Bài 22 Ngày dạy: Buổi học cuối cùng 6A1+6A2 :12/2+17/23 ( An-phông-xơĐô-đê ) Tiết 89+90 Đọc - Hiểu văn bản A.Mục tiờu cần đạt. 1. Kiến thức. Giúp học sinh: - Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện: Qua câu chuyện buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc. 2. Kĩ năng. - Nắm được tác dụng của phương pháp kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động. 3.Thái độ. - Thể hiện lòng yêu nước trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. B. Chuẩn bị. * Giỏo viờn: - Chuẩn bị nội dung lên lớp. - Chuẩn bị chân dung tác giả An-phông-xơ. * Học sinh: Chuẩn bị bài theo câu hỏi. C. Tiến trỡnh tổ chức cỏc hoạt động. Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Nêu nghệ thuật chủ yếu và nội dung của văn bản '' Vượt thác ''? Hoạt động 2: Giới thiệu bài. Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có rất nhiều cách biểu hiện khác nhau. ở đây trong tác phẩm '' Buổi học cuối cùng'' đặc biệt này, lòng yêu nước được biểu hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ. Câu chuyện cảm động đã xảy ra như thế nào cô cùng các em đi tìm hiểu bài hôm nay. Hoạt động 3: Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung cần đạt GV yêu cầu học sinh đọc chú thích dấu *. ? Nêu những hiểu biết của em về tác giả và hoàn cảnh sáng tác câu chuyện? GV: nêu yêu cầu đọc : - Đọc giọng chậm , xót xa và cảm động. - Lời nói của thầy Ha Men cần đọc dịu dàng và buồn. GV đọc mẫu. GV yêu cầu học sinh giải nghĩa các từ: cáo thị, nêm yết, cố tri? ? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em có thể chia câu chuyện làm mấy phần? Nội dung từng phần? ? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? ? Việc tác giả để cho cậu bé Ph răng vào vai người kể chuyện có tác dụng gì? ? Truyện thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chủ yếu là gì? ? Truyện có những nhân vật nào? Theo em nhân vật chính là ai? ? Tìm những chi tiết miêu tả quang cảnh và tâm trạng của Phrăng trên đường tới trường? ? Cách miêu tả và kể chuyện đó thể hiện dụng ý gì của tác giả? ? Khi đến lớp học, quang cảnh không khí lớp học như thế nào? ? Trước những thay đổi đó , tâm trạng cậu bé ra sao? ? Đến khi nghe thầy giáo nói '' Đây là buổi học cuối cùng '' thì tâm trạng Phrăng như thế nào? Vì sao em có tâm trạng ấy? ? Diễn biến tâm trạng tiếp theo của Phrăng được diễn tả qua những chi tiết nào? ? Em có nhận xét gì về diễn biến tâm trạng của cậu bé Phrăng? GV: Sự thay đổi trong nhận thức của Phrăng vừa tự nhiên vừa mang tính đột biến. Vậy nguyên nhân nào khiến Phrăng nhận thức ra vấn đề nhanh chóng và sâu sắc như vậy chúng ta chuyển sang phần hai. GV gọi học sinh đọc ? Nội dung đoạn vừa đọc? ? Nhân vật thầy giáo Ha men trong buổi học cuối cùng đã được khắc họa qua những khía cạnh nào? ? Trang phục của thầy giáo như thế nào? ? Nhận xét gì về trang phục của thầy Ha men trong buổi học cuối cùng? ? Trang phục ấy nói lên điều gì? ? Thái độ của thầy đối với học sinh ra sao? ? Em có suy nghĩ gì về thái độ của thầy đối với học sinh? GV gọi học sinh đọc: Thế rồi...chốn lao tù. ? Thầy đã nói những gì về việc học tiếng Pháp? ? Điều tâm niệm nhất mà thầy Ha men muốn nói với học sinh và nhân dân An dát là gì? ? Những điều tâm niệm ấy giúp em hiểu gì về thầy Ha men? GV gọi học sinh đọc: Bỗng đồng hồ...hết. ? Cuối tiết học, có những âm thanh, tiếng động nào đáng chú ý? ý nghĩa của những âm thanh, tiếng động ấy? ? Nghe những âm thanh đó thầy Ha men có những biểu hiện gì? Hành động gì? ? Giải nghĩa '' tái nhợt '' ? Hình ảnh thầy giáo già Ha men đứng trên bục giảng người tái nhợt đã nói lên điều gì? ? Câu viết trên bảng của thầy có ý nghĩa gì? Nhân vật thầy Ha men đã gợi cho em những cảm nghĩ gì? ? Trong truyện có rấ nhiều câu văn sử dụng phép so sánh. Hãy tìm một số câu và phân tích tác dụng của những so sánh đó? GV: Trong truyện thầy Ha men có nói: '' Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào thì họ vẫn giữ vững...nắm được chìa khóa của chốn lao tù''. Em hiểu như thế nào và suy nghĩ gì về lời nói đó? GV khái quát, chuyển ý ? Những nhân vật khác trong truyện có điều gì đáng chú ý? Những biểu hiện đó có ý nghĩa gì? ? Nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện? ? Em cảm nhận được gì thông qua truyện? ? Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về thầy Ha men? - Đọc - Trình bày - Nghe - Đọc nối tiếp - Độc lập - Thực hiện - Độc lập - Phát hiện - Lí giải - Nêu ý kiến - Độc lập - Phát hiện - Nêu ý hiểu - Phát hiện - Độc lập - Nhận xét - Nhận xét - Nhận xét - Nghe - Đọc - Phát hiện - Nhận xét -đọc - Nhận xét - Phát hiện - Phát hiện Nhận xét - Phát hiện Nhận xét Khái quát Nhận xét phát biểu cảm nghĩ I. Đọc - Tiếp xúc văn bản. 1. Tác giả, tác phẩm - An-phông-xơĐô-đê là nhà văn chuyên viết truyện ngắnnổi tiếng của nước Pháp thế kỉ XIX. - Sáng tác sau chiến tranh Pháp- Phổ ( 1870 ), Pháp thua trận phải cắt vùng Đức An-dát và Lo-ren cho Phổ. 2. Đọc 3. Từ khó ( SGK ). 4. Cấu trúc văn bản. * Bố cục: 3 đoạn 1. Từ đầu...nhà thầy Ha Men: Pha răng trên đường tới trường. 2.Tiếp...buổi học cuối cùng này/53: Diễn biến buổi học cuối cùng. 3. Còn lại: Giờ học kết thúc hành động của thầy Ha Men - Ngôi thứ nhất - Tạo ấn tượng về một câu chuyện có thực.- Góp phần biểu hiện tâm trạng, ý nghĩ của nhân vật cụ thể, sâu sắc. - Thể loại: Truyện ngắn - Phương thức: Tự sự + biểu cảm - Nhân vật chính: Thầy Ha-men, Ph răng. II. Đọc - Hiểu văn bản 1.Nhân vật cậu bé Phrăng - Định trốn học đi chơi nhưng rồi đấu tranh và lại đến trường học. - Quang cảnh ồn ào trước bảng cáo thị... - Như ngầm báo hiệu điều gì đó không bình thường, chẳng lành. - Khác thường và trang trọng. - Ngạc nhiên. - Choáng váng, sững sờ, nuối tiếc ân hận. - xấu hổ, kinh ngạc vì thấy sao mình hiểu đến thế. - Tự hào về người thầy và nhận thức một cách đầy đủ về vai trò của tiếng mẹ đẻ. - Diễn biến tâm trạng tự nhiên, hợp lí. 2. Nhân vật thầy giáo Ha men * Trang phục. - Chiếc mũ lụa đen thêu; áo rơ-đanh-gắt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn. - Đẹp. trang trọng. - ý nghĩa hệ trọng của buổi học cuối cùng. * Thái độ đối với học sinh - Nghiêm trang nhưng rất dịu dàng. - Nhiệt tình và kiên nhẫn giảng giải bài cho học sinh. * Những lời nói và việc học tiếng Pháp. - Tiếng Pháp là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất. - Hãy yêu quí, giữ gìn và trau dồi tiếng Pháp. - Tình cảm yêu nước sâu đậm, lòng tự hào về tiếng nói dân tộc mình. * Hành động và cử chỉ của thầy Ha men cuối buổi học. - Tiếng chuông nhà thờ điểm 12 giờ. - Tiếng chuông cầu nguyện buổi trưa. - Tiếng kèn của bọn lính Phổ. * ý nghĩa. - Thời gian trôi mau chấm dứt buổi học cuối cùng, chấm dứt một giai đoạn cuộc sống của thầy trò và nhân dân trong vùng giặc chiếm đóng. - Hòa bình và chiến tranh, tự do và nô lệ cùng hiện diện trên một làng nhỏ, trong một lớp học nhỏ bình thường ở nước Pháp. * Hành động và cử chỉ của thầy cuối buổi học. - Chuẩn bị cho hành động của thầy Ha men. - Tái mét, da nhợt nhạt, bệch ra. - Tâm trạng xúc động trong những phút cuối cùng của buổi học khi những âm thanh tiếng chuông, tiếng kèn vẳng tới. Thầy đau xót, uất ức, nuối tiếc vì không còn được dạy học bằng tiếng Pháp thân yêu được nữa vì ngày mai thầy đã phải ra đi, vĩnh biệt ngôi trường yêu dấu, vĩnh biệt cái làng quê nghèo nhỏ đã từng gắn bó suốt 40 năm. - Giọng nói của thầy nghẹn ngào, đứt quãng như tắc lại. - Thầy Ha men đã trút vào dòng chữ trên bảng với tất cả tình cảm đau đớn, hi vọng của mình cũng là tình cảm của nhân dânAn dát về nước Pháp. - Khẳng định niềm tin vào tương lai tự do, lòng yêu nước nồng nhiệt của nhân dân nước Pháp. - Đau xót, căm phẫn khi kẻ thù buộc thầy không được dạy tiếng Pháp. - Lòng yêu nước của thầy. - Tiếng ồn ào như vỡ chợ... ->Sự náo nhiệt của cảnh trường. - Dân làng ngồi lặng lẽ... -> Miêu tả sự im lặng của buổi học cuối cùng. - Thầy Ha men đứng lặng như muốn mang theo trong ánh mắt toàn cảnh ngôi trường. -> Sự lưu luyến của thầy đối với trường. - Như là linh hồn riêng của mỗi dân tộc, khi một dân tộc đã rơi vào vòng nô lệ nhưng vẫn giữ được tiếng nói của mình là họ vẫn giữ được bản sắc dân tộc, họ vẫn giữ được tình cảm và bản sắc của dân tộc mình, họ vẫn có một vũ khí sắc bén để động viên nhau, kêu gọi nhau đoàn kết cùng đánh đuổi kẻ thù và nhờ đó họ đã giành được độc lập, tự do. - Lòng yêu nước trong truyện này chính là lòng yêu ngôn ngữ dân tộc. 3. Những nhân vật khác - Các cụ già đến lớp và tập đánh vần để chứng kiến buổi học cuối cùng và bày tỏ lòng biết ơn của dân làng với thầy Ha men. - Cụ Hô dê cũng đánh vần trên quyển sách tập đánh vần cũ là hình ảnh cảm động. Tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân với việc học tiếng của mình. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Cách kể chuyện ngôi thứ nhất. - Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng ( chú bé Phrăng ), qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động ( thầy Ha men ). - Ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành, xúc động, sử dụng nhiều câu văn biểu cảm, từ ngữ cảm thán, phép so sánh. 2. Nội dung - Truyện thể hiện lòng yêu nước trong một bài học cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc... * Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp - Học ghi nhớ - Làm bài tập còn lại. - Chuẩn bị: Nhân hóa
Tài liệu đính kèm: