Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 89 đến 92 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 89 đến 92 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)

 I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp HS:

- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể truyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm.

- ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.

2. Kĩ năng:

- Kể tóm tắt truyện.

- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Prang và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình , ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.

- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh tình yêu tiếng mẹ đẻ là một phương diện của lòng yêu nước.

 II. Chuẩn bị:

- GV: Chân dung nhà văn

- HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK

III. Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra:

- Sĩ số: 6A:.; 6B:.

- Kiểm tra (4'): Qua văn bản "Vượt thác", em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên và con người trên vùng sông Thu Bồn ?

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài (1'): ở những giờ học trước các em được làm quen với một số văn bản thuộc VHVN hiện đại. Đó là những tác phẩm viết về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một tác phẩm VHHĐ Pháp để biết thêm về thiên nhiên, con người thuộc các dân tộc khác trên thế giới.

 

doc 16 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 551Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 89 đến 92 - Năm học 2010-2011 (Bản 2 cột)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/2/2011
Ngày dạy : 6 A..
 6 B . 
Tiết 89
Buổi học cuối cùng
(Chuyện của một em bé người An-dát)
 	 (An-Phông-xơ Đô-đê)
 I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS:
- Cốt truyện, tình huống truyện, nhân vật, người kể truyện, lời đối thoại và lời độc thoại trong tác phẩm.
- ý nghĩa, giá trị của tiếng nói dân tộc.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong truyện.
2. Kĩ năng: 
- Kể tóm tắt truyện.
- Tìm hiểu, phân tích nhân vật cậu bé Prang và thầy giáo Ha-men qua ngoại hình , ngôn ngữ, cử chỉ, hành động.
- Trình bày được suy nghĩ của bản thân về ngôn ngữ dân tộc nói chung và ngôn ngữ dân tộc mình nói riêng.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tình yêu tiếng mẹ đẻ là một phương diện của lòng yêu nước.
 II. Chuẩn bị:
- GV: Chân dung nhà văn 
-	 HS: Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:.............................;	6B:..........................
- Kiểm tra (4'): Qua văn bản "Vượt thác", em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên và con người trên vùng sông Thu Bồn ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): ở những giờ học trước các em được làm quen với một số văn bản thuộc VHVN hiện đại. Đó là những tác phẩm viết về thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Giờ học hôm nay chúng ta sẽ làm quen với một tác phẩm VHHĐ Pháp để biết thêm về thiên nhiên, con người thuộc các dân tộc khác trên thế giới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(10'): Hướng dẫn HS đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
GV hướng dẫn đọc: Giọng chậm, xót xa, day dứt.
GV: đọc mẫu 1 đoạn 
HS đọc tiếp - GV nhận xét
HS đọc phần giới thiệu tác giả, tác phẩm.
GV giới thiệu chân dung tác giả, giới thiệu thêm: Tác giả sinh ở Prô- văng xơ miền Bắc nước Pháp. Ông có truyện ngắn nổi tiếng "Thư gửi từ cối say gió". 
GV khái quát nội dung truyện.
GV kiểm tra một số chú thích, giải thích thêm từ: Phổ, Béc –Lin
HĐ2(5'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung văn bản
- Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh, thời gian, địa điểm nào ?
(Nước Pháp thua trận trong chiến tranh Pháp Phổ. Buổi học cuối cùng được học tiếng Pháp; Thời gian: Từ sáng đến 12 giờ trưa; Địa điểm: Trường TH ở một vùng quê miền An - dát)
- Ai là nhân vật chính?
(Thầy Ha-Men, chú bé Phrăng)
- Truyện kể theo lời của nhân vật nào? (Phrăng)
- Kể theo ngôi thứ mấy? việc lựa chọn ngôi kể ấy có tác dụng gì ? 
(Tạo ấn tượng về câu truyện có thực lần lượt hiện ra qua sự tái hiện của người chứng kiến và trực tiếp tham gia vào câu chuyện -> Biểu hiện tâm trạng và ý nghĩ của người kể chuyện)
- Truyện có bố cục như thế nào?
(- Đoạn 1: Trước buổi học 
- Đoạn 2: Diễn biến buổi học cuối cùng
- Đoạn 3 : Kết thúc buổi học )
HĐ3(20'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Phrăng
 HS quan sát đoạn nói về nhân vật Phrăng
- Trên đường tới trường, chú bé Phrăng có ý định gì?
- Tại sao lại có ý định ấy?
( lười học, mải chơi)
- Nhưng sau đó chú bé có quyết định gì?
( Cưỡng lại được và chạy đến trường)
- Trên đường đến trường Phrăng thấy gì ?
(nhiều người đứng trước bảng cáo thị- dấu hiệu không bình thường)
- Lúc đó chú bé có suy nghĩ gì? (ngượng vì đến muộn, sợ thầy mắng,...)
- Những lo sợ của Phrăng trước khi vào lớp có đúng không ? (có)
- Quang cảnh trong lớp học như thế nào?
- Điều gì khác thường nhất ở thầy giáo Ha- men ? (mặc lễ phục, đi đi lại lại)
- Lớp học hôm nay còn có điều gì đặc biệt khác thường ?
- Khi biết đây là buổi học cuối cùng Phrăng có tâm trạng như thế nào ?
- Tại sao Phrăng lúng túng không đọc được ?
- Nghe lời dạy bảo của thầy giáo, Phrăng có suy nghĩ gì ? 
 - Buổi học hôm nay, Phrăng học với thái độ như thế nào ?
- Qua nhân vật Phrăng, tác giả thể hiện tư tưởng gì?
(nỗi đau mất nước, mất tự do không được nói tiếng mẹ đẻ là nỗi đau không gì sánh nổi)
GV: chốt:
 GV liên hệ: Lịch sử Việt Nam thời kì Bắc thuộc: Dưới các triều đại Trung Quốc- hơn 1000 năm- chúng đồng hoá nhân dân ta bằng cách bắt dân ta học tiếng Hán, nói tiếng Hán, lấy chồng người Hánnhưng nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc, bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt.
I. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích:
- Tác giả: An-Phông-xơ Đô-đê ( 1840-1897) Là nhà văn Pháp, tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng.
- Tác phẩm: Buổi học cuối cùng được viết vào thời điểm hai vùng An-dát và Lo-ren bị cắt cho quân Phổ.
- Từ khó
II - Tìm hiểu văn bản
* Tìm hiểu chung
- Nhân vật chính: Thầy Ha-men, chú bé Phrăng 
- Ngôi kể: ngôi thứ nhất.
- Bố cục : 3 phần
1. Nhân vật Phrăng 
* Trên đường tới trường: Định chốn học đi chơi
* Trong lớp học :
- Quang cảnh: Yên tĩnh,trang nghiêm khác thường.
- Dân làng: lặng lẽ, buồn rầu.
- Tâm trạng : Choáng váng, sững sờ.
- Ân hận, xấu hổ, tự giận mình 
-> Tha thiết muốn được học tập, trau dồi.
=> ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng mẹ đẻ.
3. Củng cố (3') : 
- Diễn biến tâm trạng Phrăng trong buổi học cuối cùng.
- GD ý thức tự giác học tập tiếng việt.
4. Hướng dẫn học ở nhà(2'):
- Tóm tắt truyện.
- Nắm chắc bài học 
- Tìm hiểu nhân vật thầy Ha- Men
Ngày soạn : 12/2/2011
Ngày dạy : 6 A..
 6 B . Tiết 90
Buổi học cuối cùng (Tiếp theo)
(Chuyện của một em bé người An - Dát)
 	 An - Phông-xơ Đô- đê
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp HS 
- Qua nhân vật thầy Ha-men, truyện thể hiện tư tưởng lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói của dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể truyện ở ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng phân tích nhân vật qua cử chỉ, hành động, lời nói
3. Thái độ:
	 	Giáo dục học sinh lòng yêu tiếng mẹ đẻ, ý thức giữ gìn tiếng mẹ đẻ.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn giới thiệu thầy Ha-men
- HS: Đọc và chuản bị bài theo câu hỏi và yêu cầu của giáo viên
 III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra:
- Sĩ số:	6A:............................;	6B:...........................
- Kiểm tra (4'): Tóm tắt truyện, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Phrăng trong buổi học cuối cùng ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'):
Hoạt động của thầy- Trò
Nội dung
HĐ1(20'): Hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật thầy Ha-men
- Trong buổi học cuối cùng thầy Ha-men được miêu tả như thế nào ?
GV treo bảng phụ ghi đoạn miêu tả thầy Ha-men.
- Trang phục của thầy Ha-men có gì đặc biệt trong buổi học cuối cùng?
- Mặc trang phục như thế chứng tỏ điều gì?
(Tôn vinh buổi học)
- Thái độ của thầy đối với học sinh như thế nào ?
- Buổi học hôm ấy thầy dạy những môn gì ?+(- tiếng Pháp - dụng ý của tác giả)
- Khi nói về buổi học cuối cùng thái độ thầy Ha-men như thế nào
- Thầy Ha - men nói gì về việc học tiếng Pháp ? em hiểu một cách sâu xa lời nói này như thế nào ?
- Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn đạt điều đó ? tác dụng ?
(NT so sánh)
- Giờ tập viết thầy dạy như thế nào ?
- Tại sao thầy lại cho học sinh viết dòng chữ đó ?
- Cuối buổi học thầy có hành động gì ? thái độ của thầy được miêu tả như thế nào ?
- Theo em, điều tâm đắc nhất thầy Ha-men muốn nói với HS là gì ?
(yêu quí, giữ gìn, trau dồi tiếng nói dân tộc)
- Hành động cử chỉ đó thể hiện tình cảm, tâm trạng gì?
- Em có cảm nhận gì về hình ảnh thầy Ha- men khi buổi học kết thúc?
- Vì sao Phrăng lại cảm thấy "chưa bao giờ thầy lớn lao đến thế" ?
HĐ2(5'): Hướng dẫn HS tìm hiểu các nhân vạt phụ
- Trong buổi học cuối cùng còn có ai tham dự ?
- Vì sao họ đến lớp học? Thái độ của họ như thế nào ?
- Em có cảm nhận như thế nào về việc cụ Hô- De đánh vần?
GV: Các nhân vật phụ chỉ xuất hiện một lần, hoặc chỉ được miêu tả qua vài từ, nhưng sự xuất hiện của họ làm nghệ thuật đòn bẩy cho nhân vật chính thể hiện tư tưởng.
- Các em vừa học xong văn tả cảnh, qua văn bản em học được thêm điều gì về văn tả người ?
(miêu tả ngoại hình, lời nói, hành động)
HĐ3(5'): Hướng dẫn HS tìm hiểu nghệ thuật đặc sắc của truyện ?
GV cho học sinh thảo luận nhóm (nhóm bàn)
- Theo em truyện có nét nghệ thuật đặc sắc nào?
 Đại diện nhóm trình bày- nhóm khác nhận xét- GV nhận xét, kết luận.
- Qua việc tìm hiểu tác phẩm em cảm nhận được điều gì?
- Em suy nghĩ như thế nào về việc học tiếng Việt của mình?
* HS đọc ghi nhớ
HĐ4(5'): Hướng dẫn học sinh luyện tập.
HS: tìm trong văn bản những câu văn có sử dụng phép so sánh.
HS viết đoạn văn- GV gọi 2 hs đọc đoạn văn mình viết- nhận xét
2. Nhân vật thầy Ha - men
- Trang phục: lễ hội-> nghiêm trang.
- Thái độ: ân cần, nhiệt tình, kiên nhẫn.
- Lời nói: nghẹn ngào, xúc động
* Nghệ thuật: so sánh.
- Hành động: Kiên nhẫn giảng giải; viết thật đẹp "Pháp-An dát"; viết thật to "Nước pháp muôn năm".
=> Lòng yêu nước sâu sắc, biểu hiện là tình yêu tiếng nói dân tộc.
3. Một số nhân vật khác :
- Tình cảm thiêng liêng, tôn trọng học tiếng dân tộc.
4. Nghệ thuật :
 - Kẻ truyện bằng ngôI thứ nhất.
- Xây ựng tình huống truyện độc đáo 
- Miêu tả tâm lí nhân vật qua tâm trạng, suy nghĩ ngoại hình.
- Ngôn ngữ tự nhiên, sử dụng câu văn biểu cảm, từ cảm thán và các hình ảnh so sánh.
 5. ý nghĩa văn bản:
Tiếng nói là một giá trị văn hóacao quý của dân tộc, yêu nước là yêu văn hóa dân tộc.Sức mạnh cuả tiếng nói dân tộc là sức mạnh của văn hóa, không một thế lực nào có thẻ thủ tiêu.
- Văn bản cho thấy TG là một người yêu nước, yêu độc lập tự do, am hiểu sâu sắc về tiếng mẹ đẻ. 
* Ghi nhớ: (SGK - 55)
III. Luyện tập :
- Tìm câu văn có sử dụng phép so sánh
- Viết đoạn văn ngắn tả nhân vật Phrăng
3. Củng cố (3'): 
- Đọc phần đọc thêm : Tiếng mẹ đẻ
- Tình cảm của thầy Ha-men với tiếng mẹ đẻ ?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'): 
- Học kĩ bài, nấm được nội dung, nghệ thuật của văn bản.
- Chuẩn bị bài nhân hoá
.
Ngày soạn : 12/2/2011
Ngày dạy : 6 A..
 6 B . 
Tiết 91
Nhân hoá
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS 
- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- Tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng:
	 - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
	- Sử dụng được phép nhân hóa.
3. Thái độ:
	- Thấy được tác dụng và giá trị của phép nhân hoá.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ phần I, II SGK.
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong sgk
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số:6A:.........................; 6B:..........................
- Bài cũ: Kết hợp trong bài
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): 
Hoạt động của thầy và Trò
Nội dung
HĐ1(12''): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm nhân hoá.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ phần I sgk - 56
HS đọc VD
? Trong ví dụ, có những từ ngữ nào biểu hiện những thuộc tính của con người ?
 ...  cảnh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): ở bài học trước các em đã tìm hiểu phương pháp tả cảnh, bài học hôm nay các em tìm hiểu về phương pháp tả người.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(15'): Tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.
GV treo bảng phụ ghi đoạn văn 1, 2
 HS đọc 2 đoạn văn
- Hai đoạn văn có điểm gì chung ?
(đều tả người)
- Đoạn 1 tả ai ?
- Dượng Hương Thư có đặc điểm gì nổi bật? Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào?
(Thân hình, bắp thịt, hàm răng, quai hàm, cặp mắt, tính cách...(động))
- Đoạn văn 2 tả ai?
- Cai Tứ được tả như thế nào?
- Đặc điểm đó được thể hiện qua những từ ngữ nào? (Mặt vuông, má hóp, lông mày lổm chổm, đôi mắt gian hùng, mồm toe toét, tối om, răng vàng hợm...)
- Trong 2 đoạn văn 1 & 2, đoạn nào tập trung khắc hoạ chân dung, đoạn nào tả người gắn với công việc ?
- Cách lựa chọn chi tiết và hình ảnh ở mỗi đoạn khác nhau hay giống nhau? căn cứ vào đâu em nhận ra sự giống nhau hay khác nhau đó?
(căn cứ vào cách dùng từ ngữ, hình ảnh của mỗi đoạn)
- Để miêu tả ngoại hình, động tác của Dượng Hương Thư, tác giả chọn mấy hình ảnh, mấy chi tiết ? các chi tiết, hình ảnh đó có chọn lọc và tiêu biểu không ?
( chọn một hình ảnh (giống như một pho tượng đồng đúc...), một chi tiết - tiêu biểu, gợi tả cao )
- Các từ: cắn, bạnh, nảy, ghì thuộc từ loại nào? tác giả dùng từ loại này có phù hợp không ?
- Đoạn văn 2 tác giả đã đặc tả những nét gì trên khuôn mặt nhân vật ? Tả như vậy là khái quát hay chi tiết ? (đặc điểm)
- Từ loại nào được dùng nhiều trong đoạn 2 ?
- Qua việc dùng từ ngữ của tác giả, em hình dung Cai Tứ là người như thế nào ?
(Gian giảo, không phải người tốt)
GV: đọc đoạn văn 2 có sự đảo lộn chi tiết
- Đảo thứ tự các chi tiết trong đoạn có được không ? vì sao ?
HS đọc đoạn 3
- Đoạn văn tả ai ?
- Người đó có đặc điểm gì nổi bật?
- Từ ngữ nào cho thấy đặc điểm đó? (lăn xả đánh ráo riết, thế đánh lắt léo, hóc hiểm, thoắt biến hoá khôn lường,...đứng như cây trồng giữa xới, thò tay nhấc bổng như giơ con ếch có buộc sợi dây ngang bụng, thần lực ghê gớm,...) 
- Để giúp người đọc hình dung rõ trận đấu, tác giả đã dùng những phương thức biểu đạt nào ? (miêu tả)
- Hãy chỉ ra nội dung chính của mỗi phần trong đoạn.
- Nếu phải đặt tên cho bài em sẽ đặt tên là gì ?
(Keo vật thách đấu, Quắm Đen thảm bại, Quắm - Cản so tài, Hội vật đền đô năm ấy,...)
- Qua tìm hiểu 3 đoạn văn, em cho biết muốn làn bài văn tả người cần chú ý những gì ?
- Bố cục bài văn tả người như thế nào ?
2 HS đọc ghi nhớ (SGK - T.61)
GV lưu ý học sinh cách tả người về chân dung và tả người về hoạt động. 
HĐ2(20'): Hướng dẫn HS luyện tập.
 HS đọc yêu cầu bài tập 
Chia học sinh ra 3 nhóm. Thực hiện yêu cầu bài tập 1
Nhóm 1: Tìm chi tiết để tả em bé 4 - 5
tuổi.
Nhóm 2: Tìm chi tiết để tả một cụ già cao tuổi.
Nhóm 3: Tìm chi tiết để tả cô giáo đang say sưa giảng trên lớp
 Đại diện các nhóm trình bày 
GV nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu học sinh lập dàn bài theo yêu cầu trên
GV nêu yêu cầu bài tập
GV gọi HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
* Đoạn văn 1, 2: 
- Đoạn 1: Tả Dượng Hương Thư
- Đoạn 2: Tả Cai Tứ
- Đoạn 1: tả người gắn với công việc
- Đoạn 2: tả chân dung.
- Đoạn 1: chọn hình ảnh, chi tiết tiêu biểu, có tính gợi tả cao. 
- Dùng nhiều động từ.
- Đoạn 2: Tả chi tiết. 
- Dùng nhiều tính từ.
-> Xắp xếp theo một thứ tự hợp lí.
* Đoạn 3: Tả keo vật
 - Phần 1: quang cảnh chung nơi diễn ra keo vật.
- Phần 2: tả diễn biến chi tiết keo vật
- Phần 3: cảm nghĩ và nhận xét về keo vật.
* Ghi nhớ: SGK Tr. 61
II. Luyện tập
Bài 1+2 (Tr.62)
a) Các chi tiết tiêu biểu:
 Mắt đen tròn ngây thơ; môi đỏ như son; chân tay mũm mĩm, miệng cười toe toét, nước da trắng mịn
b) Một cụ già cao tuổi:
Tóc trắng da mồi; cặp mắt tinh anh; giọng nói trầm ấm
c) Cô giáo đang say sưa giảng bài
Cử chỉ ân cần; giọng nói rõ ràng, truyền cảm
Bài tập 3 Tr. 62
Điền các từ: Tôm luộc, ông tượng.
- Ông Cản Ngũ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật.
3. Củng cố (3'):
- Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bố cục bài văn tả người 
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Học bài, nắm phương pháp viết bài văn tả người
- Làm hoàn chỉnh bài tập 2 (Tr. 62)
- Chuẩn bị bài : Đêm nay Bác không ngủ.
Ngày soạn : / /2011
Ngày dạy : 6 A..
 6 B . 
Tiết 91
Nhân hoá
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS 
- Khái niệm nhân hóa, các kiểu nhân hóa.
- Tác dụng của phép nhân hóa.
2. Kĩ năng:
	 - Nhận biết và bước đầu phân tích được giá trị của phép tu từ nhân hóa.
	- Sử dụng được phép nhân hóa.
3. Thái độ:
	- Thấy được tác dụng và giá trị của phép nhân hoá.
II. Chuẩn bị:
- GV: Bảng phụ ghi ví dụ phần I, II SGK.
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong sgk
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: 
- Sĩ số:6A:.........................; 6B:..........................
- Bài cũ: Kết hợp trong bài
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): 
Hoạt động của thầy và Trò
Nội dung
HĐ1(12''): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm nhân hoá.
 Em hiểu thế nào là nhân hoá ?
HS: trả lời theo ghi nhớ trong SGK - 57
 - Tác dụng của nhân hoá: 
HS đọc ghi nhớ SGK.
HĐ2(12'): Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kiểu nhân hoá.
 GV treo bảng phụ, HS đọc ví dụ 
?- Trong các câu trên, sự vật nào được nhân hoá?
(Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay, Gậy tre, chông tre, tre, trâu)
?- Các sự vật được nhân hoá bởi các từ ngữ nào ?
(lão, bác, cô, cậu, chống lại, xung phong, giữ, ơi)
?- Mỗi sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào? 
?- Như vậy ta có mấy kiểu nhân hoá?
 HS đọc ghi nhớ
HĐ3(15'): Hướng dẫn học sinh luyện tập
HS đọc bài tập 1
Thảo luận nhóm (nhóm bàn)
GV giao nhiệm vụ: Tìm các tữ ngữ nhân hoá, nêu tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn.
Các nhóm thảo luận 2'
Đại diện nhóm trình bày
Nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV nhận xét 
HS đọc đoạn văn (Bài tập 2) 
 GV hướng dẫn HS so sánh 2 đoạn văn:
* Bảng phụ :
Đoạn 1 Đoạn 2
- Đông vui - Rất nhiều tàu xe
- Tàu mẹ, tàu con - Tàu lớn, tàu bé
- Xe anh, xe em - Xe to, xe nhỏ
- Tíu tít nhận hàng - Nhận hàng về và 
về và chở hàng ra chở hàng ra
- Bận rộn - Hoạt động liên tục
- Từ bảng so sánh trên hãy nhận xét tác dụng của phép nhân hoá trong đoạn văn ?
HS đọc yêu cầu bài tập 4.
 GV chia lớp thành 4 nhóm thảo luận theo 4 ý trong SGK.
Nhóm 1: ý a
Nhóm 2: ý b
Nhóm 3: ý c
Nhóm 4: ý d
Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung
GV nhận xét, chữa bài.
HS đọc yêu cầu bài tập 5
HS viết đoạn văn
Gọi vài HS trả lời
GV nhận xét.
I. Nhân hoá là gì ?
- Nhân hoá: (ghi nhớ SGK – 57)
- Tác dụng của nhân hoá: (ghi nhớ SGK – 57)
* Ghi nhớ ( SGK - 57)
II. Các kiểu nhân hoá:
* Ví dụ: (SGK – 57)
- Dùng từ gọi người để gọi vật.
- Dùng từ chỉ hành động của người để chỉ hành động của vật.
- Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
* Ghi nhớ: ( SGK – 58)
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1/ Tr 58
- Các nhân hoá được thể hiện bằng các từ ngữ : Đông vui, mẹ, con, anh, em, tíu tít,bận rộn.
-> Cảnh bến cảng trở nên đông vui, sống động, người đọc dễ hình dung cảnh nhộn nhịp, bận rộn
2. Bài tập 2/ Tr 58
Cách diễn đạt trong đoạn văn 1 hay hơn, vì đoạn văn sử dụng nhân hoá giúp người đọc hình dung cảnh bến cảng đông vui, sống động, nhộn nhịp.
3. Bài tập 4/T.59
a) Trò chuyện, xưng hô với vật như với người.
b) Dùng từ vốn chỉ hđ, t/c của vật để gọi vật.
 - Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.
c) Dùng từ vốn chỉ hđ, t/c của vật để chỉ người
d) Dùng từ vốn chỉ hđ, t/c của vật để chỉ người
- > Tác dụng: làm cho SV gần gũi với người, bộc lộ tâm tình, tâm sự của người.
4. Bài tập 5 /T.59
3. Củng cố (3'):
- Nhân hoá là gì ? các kiểu nhân hoá ?
- Sử dụng phép nhân hoá trong viết bài TLV có tác dụng gì ?
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'): 
- Học bài, biết vận dụng đặt câu hỏi, viết đoạn văn có sử dụng phép nhân hoá
- Chuẩn bị bài: Phương pháp tả người
.
Soạn: / /2011	 Tiết 92
Giảng: 6A:...../02/2011	 
	 6B:...../02/2011 	 	Phương pháp tả người
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	Giúp HS:
- Cách làm bài văn tả cảnh, bố cục, thứ tự miêu tả: cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả người.
2. Kĩ năng:
- Quan sát và lựa chọn các chi tiết cần thiết cho bài văn miêu tả.
- Trình bày những điều quan sát, lựa chọn theo một trình tự hợp lí.
- Viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bước đầu có thể trình bày miệng một đoạn hoặc một bài văn tả người trước tập thể lớp.
3. Thái độ:
- Biết cách lựa chọn những chi tiết tiêu biểu và gạt bỏ những chi tiết không cần thiết trong bài viết.
II. Chuẩn bị: 
- GV: Bảng phụ ghi đoạn văn 1, 2 SGK
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong sgk.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra(4'):
- Phương pháp làm bài văn tả cảnh ?
- Bố cục và hình thức của một bài văn tả cảnh.
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài (1'): ở bài học trước các em đã tìm hiểu phương pháp tả cảnh, bài học hôm nay các em tìm hiểu về phương pháp tả người.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1(15'): Tìm hiểu phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.
 Em cho biết muốn làn bài văn tả người cần chú ý những gì ?
- Bố cục bài văn tả người như thế nào ?
2 HS đọc ghi nhớ (SGK - T.61)
GV lưu ý học sinh cách tả người về chân dung và tả người về hoạt động. 
HĐ2(20'): Hướng dẫn HS luyện tập.
 HS đọc yêu cầu bài tập 
Chia học sinh ra 3 nhóm. Thực hiện yêu cầu bài tập 1
Nhóm 1: Tìm chi tiết để tả em bé 4 - 5
tuổi.
Nhóm 2: Tìm chi tiết để tả một cụ già cao tuổi.
Nhóm 3: Tìm chi tiết để tả cô giáo đang say sưa giảng trên lớp
 Đại diện các nhóm trình bày 
GV nhận xét, bổ sung.
GV yêu cầu học sinh lập dàn bài theo yêu cầu trên
GV nêu yêu cầu bài tập
GV gọi HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét
Học sinh làm bài tại lớp
Học sinh trỡnh bày 
Gv nhận xột 
I. Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người
* Ghi nhớ: SGK Tr. 61
II. Luyện tập
Bài 1+2 (Tr.62)
a) Các chi tiết tiêu biểu:
 Mắt đen tròn ngây thơ; môi đỏ như son; chân tay mũm mĩm, miệng cười toe toét, nước da trắng mịn
b) Một cụ già cao tuổi:
Tóc trắng da mồi; cặp mắt tinh anh; giọng nói trầm ấm
c) Cô giáo đang say sưa giảng bài
Cử chỉ ân cần; giọng nói rõ ràng, truyền cảm
Bài tập 3 Tr. 62
Điền các từ: Tôm luộc, ông tượng.
Ông Cản Ngũ trong tư thế chuẩn bị bước vào keo vật.
Bài tập: Hóy tả một người bạn thõn của em
3. Củng cố (3'):
- Phương pháp viết một đoạn văn, bài văn tả người.
- Bố cục bài văn tả người 
4. Hướng dẫn học ở nhà (2'):
- Học bài, nắm phương pháp viết bài văn tả người
- Làm hoàn chỉnh bài tập 2 (Tr. 62)
- Chuẩn bị bài : Đêm nay Bác không ngủ.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 23.doc