I . Mục tiêu cần đạt:
Giúp H:
- Biết trình bày và diễn đạt một vấn đề; bằng miệng bước tập thể.
- Nắm chắc hơn kiến thức về quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.
- Tích hợp VB " Bức tranh của em gái tôi".
II. chuẩn bị:
Giáo viên :
Học sinh : Bảng phụ, giáo án.
III. thực hiện các hoạt động dạy học:
A. ổn định lớp :
B. Kiểm tra : G. KT sự chuẩn bị bài 5H
C. Bài mới:
- Hình thức: lớp chia 4 nhóm cùng thỏa luận và cử người trình bày.
* Giới thiệu bài:
* Tiến trình bài giảng.
Từ truyện"Bức tranh" của em gái tôi, lập dàn ý để nói ý kiến.
Theo em, Kiểu Nương là người như thế nào ? Từ các chi tiết trong truyện về nhân vật này, hãy miêu tả lại theo tưởng tượng của con về:
- Hình dáng?
- Tích cách? * Kiều Phương:
- Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh.
- Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng.
Anh của Kiểu Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh hùng trong bức tranh anh thực của Kiều Phương có khác nhau không?
- Thực ra thì không khác hình ảnh trong bức tranh tích cách người anh qua cái nhìn trong sáng sủa, đẹp trai.
* Người anh:
- Hình dáng: gầy, cao, sáng sủa, đẹp trai.
- Tính cách: Ghen tỵ, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn mặc cảm hận, ăn nói hối lỗi.
Hãy trình bày cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình (chú ye làm nỗi bật hình ảnh người mình đang miêu tả = so sánh và nhận xét của bản thân. - Mỗi nhóm cử đại biểu nói trước lớp.
G. và H. nhận xét.
Ngày soạn: 22.02.2011 Ngày dạy : 23.02.2011 Tiết 81+82. bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh) I. Mục tiêu cần đạt: * Giúp học sinh: - Sự chiến thắng của tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu đối với thói tự ái và lòng đố kỵ. - Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện hiện đại: miêu tả tâm lý nhân vật, dùng ngôi thứ nhất. II. Chuẩn bị Giáo viên : Soạn bài Học sinh : Trả lời câu hỏi hướng dẫn IiI. thực hiện A. ổn định tổ chức. B. Kiểm tra bài cũ: 1. Chữa bài tập 1 (29) 2. Vậy muốn làm tốt 1 bài văn miêu tả, cần những thao tác gì? Đoạn văn bạn vừa đọc là miêu tả hình dáng, tính cách .... chúng ta có thể nhìn thấy, nhận thấy. Vậy những gì diễn ra bên trong của con người ta sẽ miêu tả ntn? Hôm nay, các em sẽ được tiếp xúc với 1 tác phẩm như vậy. C. Bài mới: * Giới thiệu bài. * Tiến trình bài giảng Chú thích * giới thiệu gì về tác giả, tác phẩm? G. Tạ Duy Anh là 1 cây bút thần xuất sắc của VHVN thời kỳ đổi mới. 1 số truyện của ông đã được dựng thành phim TH như : "Bước qua lời nguyền..." VB "Bức tranh..." là 1 truyện ngắn hiện đại có sự lồng ghép 2 cốt truyện nhỏ: - Cốt truyện về người em: + Kiều Phương mẹ vẽ + Kiều Phương được phát hiện có tài vẽ. + Trong bức tranh đoạt giải, Kiều Phương vẽ anh trai mình. 1. Hãy tìm cốt truyện tương ứng về người anh. 2. Cốt truyện về người anh là cốt truyện tâm lý. Quá trình tâm lý của người anh diễn ra ntn? - H đọc VB - Đọc chú thích * - T/g : Tạ Duy Anh, sinh 1959 - T/p : Truyện ngắn đoạt giải nhì cuộc thi "Tương lai vẫy gọi" do báo TNTP tổ chức. - Cốt truyện về người anh + Ngạc nhiên, vui vẻ. + Ghen tức, đố kỵ. + Hãnh diện và xấu hổ khi xem tranh. - Từ vui vẻ đến ghen tức và xấu hổ. Nhân vật chính trong truyện là ai? Vì sao em cho đó là nhân vật chính? - Kiều Phương và anh trai. Vì truyện nói về lòng nhân hậu và đố kỵ. G : chốt lại - Anh trai: vì chủ đề chính của truyện nói về lòng đố kỵ và sự thất bại của nó. Việc t/g chọn ngôi thứ nhất cho người anh có TD gì? - Thích hợp chủ đề truyện. Hơn nữa để sự hối lối được bày tỏ 1 cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn. Nhân vật người anh được miêu tả chủ yếu ở .... tâm trạng. Theo dõi câu chuyện, em thấy tâm trạng người anh diễn biến trong những SV nào? - Phát hiện ra em chế thuốc vẽ. - Khi mọi người thấy em có tài vẽ và được giải. - Khi nhận ra mình trong bức tranh em gái vẽ. Người anh khi phát hiện ra em chế thuốc vẽ, có suy nghĩ gì? Trong cuộc sống thường ngày có thái độ ntn? - Gọi em là Mèo, bí mật theo dõi - "Trời ạ! Thì ra nó chế thuốc vẽ"! ý nghĩa ấy nói lên thái độ gì của người anh với em? - Ngạc nhiên, xem thường Thái độ ấy biểu hiện tâm trạng nào của người anh? đ Tâm trạng vui vẻ. Khi phát hiện tài năng của Kiều Phương, thái độ của mọi người ntn? - Chú Tiến Lê : Rạng rỡ. - Bố: Ngây người - Mẹ: Không kìm được xúc động Thái độ của người anh lúc đó? và sau đó? - Vì sao? - Anh : Cảm thấy mình bất tài, chỉ muốn khóc vì: Ghen tuông, đố kỵ sợ mọi người chỉ chú ý đến em mà bỏ quên mình. G. Nhà văn đã nắm được nét tâm lý trẻ thơ: luôn có ý thức khẳng định mình, luôn muốn giành mọi sự quan tâm của người khác. + Vốn quen xem thường em, tự cho mình là hơn, lại là anh trai. Giờ đây, tình hình đảo ngược Tâm trạng đó còn bị đẩy lên mức cực đoan hơn ở chi tiết nào? Vì sao? đ Buồn, mặc cảm: - Làm 1 việc mà mình vốn coi khinh: Xem trộm những bức tranh của Mèo, vì tò mò, đố kỵ, trẻ con. - Lén, trút 1 tiếng thở dài. - Thấy em có tài thật, còn mình thì kém cỏi. Tại sao người anh lại "Lén trút tiếng thở dài" sau khi xem tranh của em? Thái độ, hành động với em những ngày sau đó. - Thấy em có tài thật còn mình thì kém cỏi. - Hay gắt gỏng em, xét nét em. Khi em thành công, thái độ và tâm trạng người anh có gì thay đổi? - Đẩy em ra. - Miễn cưỡng cùng gđ đi nhận giải Tại sao người anh lại có thái độ cử chỉ không thân thiện đó? - Vì không chịu được thành đạt của em, càng cảm thấy mình thua kém em. Đằng sau cử chỉ không bình thường đó là tâm trạng gì của người anh? - Tức tối, ghen tị với em, người hơn mình. Nếu cần có 1 lời khuyên, em sẽ khuyên gì với người anh. Khi này? - Ghen tị là thói xấu làm người ta nhỏ bé đi. Ghen tị sẽ chia sẻ tìm cảm tốt đẹp của con người. Theo em, người anh "muốn khóc" vì: - Ngạc nhiên? - Hãnh diện? - Xấu hổ? - Ngạc nhiên (không nghĩ mình hoàn hảo thế, em tài thế). - Hãnh diện (vì cả 2 anh em đều hoàn hảo). - Xấu hổ (vì mình đã xa lánh, ghen tị với em, tầm thường hơn em). Điều bất ngờ nhất với người anh khi đi xem triển lãm? Thấy bức chân dung của mình do em gái vẽ. Tại sao t/g viết "Mặt chú bé như tỏa ra 1 thứ ánh sáng rất lạ". Đó là ánh sáng gì? - Theo SGK - ánh sáng của lòng mong ước, của lòng nhân hậu, bao dung, tin tưởng vào phẩm chất tốt đẹp của anh trai mình. Tìm những từ ngữ tả thái độ và tâm trạng của người anh lúc đó? Phân tích những đặc điểm diễn biến tâm trạng đó? - Giật sững, ngỡ ngàng, xấu hổ. - Thôi miên. - Giật mình, sững sờ. Theo em, người anh muốn khóc vì: - Ngạc nhiên? - Hãnh diện? - Hay xấu hổ? - Ngạc nhiên vì không ngờ mình hoàn hảo thế, em tài thế: - Hãnh diện: vì 2 anh em đều hoàn hảo. - Xấu hổ? Vì mình đã ghen tị, xa lánh em, tầm thường hơn em. Cuối truyện, người anh muốn nói với mẹ: "Không phải con..." Câu nói đó gợi em suy nghĩ gì về nhân vật người anh? - Người anh đã nhận ra thói xấu của mình, nhận ra tình cảm trong sáng, nhân hậu của em gái biết xấu hổ. Vì vậy người anh có thể trở thành người tốt như bức tranh của cô em gái. G. bình : Tại sao bức tranh chứ không phải nhân vật nào khác lại có sức cảm hóa người anh đến thế? Bởi lẽ bức tranh chính là NT. Sức mạnh của NT là tìm kiếm cái đẹp, làm đẹp cho con người, nâng cùng lên bậc thang cao nhất của cái đẹp. Đó là chân, thiện, mỹ. - HS: Nghe Trong truyện này, nhân vật người em gái hiện lên với những nét đáng yêu, đáng quý nào về tính tình, tài năng. - Tính tình : hồn nhiên, trong sáng, độ lượng và nhân hậu. - Tài năng: Vẽ SV có hồn, vẽ những gì yêu quý nhất, vẽ đẹp những gì gần gũi nhất như: con mèo, anh trai. - Cả tài năng và tấm lòng. - Nhiều hơn ở tấm lòng trong sáng, hồn nhiên, độ lượng dành cho anh trai. ở nhân vật này, điều gì khiến em cảm mến nhất? - Tấm lòng trong sáng đẹp đẽ dành cho người thân và NT. - Bức tranh là tình cảm tốt đẹp của em dành cho anh. Em muốn anh mình thật tốt đẹp. G. Cái gốc của NT là ở tấm lòng tốt đẹp của con người dành cho con người. Sứ mệnh của NT là hoàn thiện vẻ đẹp con người. Đây là ý tưởng NT. So sánh mà t/g gửi gắm vào TP này. - HS : Nghe Theo em, truyện có ý nghĩa nào? - Dựa vào ghi nhớ trả lời Truyện còn có ý nghĩa về NT đề cao SM của NT, góp phần hoàn thiện con người. VB này cho em hiểu gì về NT kể chuyện và MT trong truyện hiện đại? - Kể chuyện = ngôi thứ nhất (dễ kể, hồn nhiên, chân thực). - Miêu tả chân thực, tinh tế tâm lý nhân vật. III. Luyện tập. 1. Thiện cảm của em dành cho nhân vật nào trong truyện? Vì sao? 2. Kể tóm tắt lại truyện? D. Hướng dẫn. - Học thuộc ghi nhớ. - Ghi lại diễn biến tâm trạng người anh. - Đọc kỹ, trả lời phần bài "Luyện nói..." Ngày soạn: 27.02.2011 Ngày dạy: 28.02.2011 Tiết 83+84. Luyện nói về quan sát, tưởng tượng so sánh và nhận xét trong văn miêu tả I . Mục tiêu cần đạt: Giúp H: - Biết trình bày và diễn đạt một vấn đề; bằng miệng bước tập thể. - Nắm chắc hơn kiến thức về quan sát tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả. - Tích hợp VB " Bức tranh của em gái tôi". II. chuẩn bị: Giáo viên : Học sinh : Bảng phụ, giáo án. III. thực hiện các hoạt động dạy học: A. ổn định lớp : B. Kiểm tra : G. KT sự chuẩn bị bài 5H C. Bài mới: - Hình thức: lớp chia 4 nhóm cùng thỏa luận và cử người trình bày. * Giới thiệu bài: * Tiến trình bài giảng. Từ truyện"Bức tranh" của em gái tôi, lập dàn ý để nói ý kiến. Theo em, Kiểu Nương là người như thế nào ? Từ các chi tiết trong truyện về nhân vật này, hãy miêu tả lại theo tưởng tượng của con về: - Hình dáng? - Tích cách? * Kiều Phương: - Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh. - Tính cách: Hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng, tài năng. Anh của Kiểu Phương là người như thế nào? Hình ảnh người anh hùng trong bức tranh anh thực của Kiều Phương có khác nhau không? - Thực ra thì không khác hình ảnh trong bức tranh tích cách người anh qua cái nhìn trong sáng sủa, đẹp trai. * Người anh: - Hình dáng: gầy, cao, sáng sủa, đẹp trai. - Tính cách: Ghen tỵ, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn mặc cảm hận, ăn nói hối lỗi. Hãy trình bày cho các bạn nghe về anh, chị hoặc em của mình (chú ye làm nỗi bật hình ảnh người mình đang miêu tả = so sánh và nhận xét của bản thân. - Mỗi nhóm cử đại biểu nói trước lớp. ị G. và H. nhận xét. Lập dàn ý miêu tả đêm trăng nơi em ở theo gợi ý: - Đó là đêm trăng như thế nào? - Đêm trăng đó có gì đặc sắc; tiêu điểm: bầu trời, đêm, vầng trăng, cây cối nhà cửa đường làng gõ phố, ánh trăng? (Chú ý những ltg, so sánh) - Một đêm trang đẹp tuyệt. Bầu trời, mặt đất đều tắm trong ánh trăng (MB). - Trăng là cái liềm vàng giữa đồng sao. + Trăng là cái đĩa bạc trên tấm thảm nhung da trời. (Nam Cao). Để miêu tả cho các bạn thấy 1 đêm trăng đẹp em sẽ so sánh những hình ảnh trên như thê nào? Dựa vào dàn ý trên, hãy nói trước các bạn về đêm trăng ấy? + Trăng tỏa sáng, soi vào các gợn sóng lăn tăn tựa hồ hàng muôn ngàn con rắn vàng bò trên mặt nước. (Phân tích) ị So sánh, tưởng tượng Lập dàn ý về cảnh bình minh trên biển? - Trong khi miêu tả, em sẽ liên tưởng và so sánh các hình ảnh với những gì? - Nêu dàn ý lớn. - Nói - Biển: đục ngầu, cuồn cuộn sóng như lên cơn thịnh nộ. - Mặt trời: Quả cầu lửa - Bầu trời: Trong veo, rực sáng. - Mặt biển: Gợn sóng lăn tăn - Sóng biển: dịu dàng xô bờ - Bãi cát: trải dài như.... - Những con thuyền mệt mỏi, uể oải, nằm ghếch đầu lên bãi cát. Từ 1 truyện cổ đã học, em hãy miêu tả hình ảnh dũng sỹ theo tưởng tượng của mình Một hoàng tử, công chúa theo tưởng tượng của em? - Học kỹ lý thuyết - Làm các bài tập - Soạn "Vượt thác" và "so sánh" Ngày soạn: 13.03.2011 Ngày dạy: 14.03.2011 Tiết 89 -90: Buổi học cuối cùng - Anphôngxơ - Đô - đê - A. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện Qua câu chuyện về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng Andát, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc Nắm được tác dụng của phương thức kể chuyện từ ngôi thứ nhất và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động. B. Tiến trình 1. ổn định 2. Kiểm tra: Vì sao hình ảnh dượng Hương Thư được ví như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. 3. Bài mới Hoạt động 1 + Học sinh đọc chú thích, giới thiệu tác giả + Học sinh đọc tác phẩm Câu chuỵện diễn ra trong hoàn cảnh thời gian, địa điểm nào? Em hiểu thế nào về nhan đề “Buổi học cuối cùng”? Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào, ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào khác? Trong đó ai là người gây cho em ấn tượng nổi bật? Tìm bố cục câu chuyện Hoạt động 2 + Trước buổi học tâm trạng Phrăng như thế nào? (Định trốn học vì đã trễ giờ, thầy hỏi bài khó chưa thuộc nhưng cưỡng lại được) + Buổi sáng hôm đó chú thấy có gì khác lạ trên đường đến trường. Quang cảnh ở trường và không khí trong lớp học như thế nào? Tác động như thế nào đến mọi người và Phrăng? + Câu nói nào tác động mạnh đến Phrăng? Nó báo hiệu điều gì đã xảy ra? (Vùng Andát của Phấp rơi vào tay nước Đức: Việc học tập không còn như trước nữa. Tiếng Pháp sẽ không còn được dạy) + Nhân vật Phrăng được miêu tả chủ yếu qua thái độ đối với việc học tiếng Pháp và với thầy Hamen. Thái độ đó diễn ra theo quá trình: Từ lơ là cho đến thiết tha, lo lắng cho việc học. Từ sợ hãi đến thân thiết, quý trọng thầy Hamen. Hãy tìm các chi tiết trong văn bản miêu tả hai quá trình này. Ân hận, tiếc nuối về sự lười học, ham chơi của mình. Hiểu ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp và tha thiết muốn học tập nhưng không còn cơ hội. Thân thiết, quý trọng thầy Hamen + Trong số các chi tiết miêu tả Phrăng, chi tiết nào gợi cho em nhiều cảm nghĩ nhất? Các chi tiết ấy làm hiện lên trước mắt ta hình ảnh một cậu bé như thế nào? + Nhân vật thầy Hamen được miêu tả trên nhiều phương diện: Trang phục, thái độ đối với học sinh, những lời nói về việc học tiếng Pháp, hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. Hãy tìm những chi tiết miêu tả đó? Theo em chi tiết nào gợi nhiều cảm xúc nhất (Tiếng chuông nhà thờ điểm 12 tiếng: Nỗi đau đớn, xúc động trong lòng thầy lên đến cực điểm: người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói hết câu mà dồn sức mạnh để viết) => Khiến cậu học trò: Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế. Câu nói: khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ có tác dụng đề cao tiếng nói dân tộc. Các chi tiết ấy gợi cho em hình dung về một người thầy như thế nào? Hoạt động 3 Thảo luận nhóm 4 Cho biết ý nghĩa tư tưởng toát lên từ văn bản Nét đặc sắc về nghệ thuật? Hoạt động 4 I> Tìm hiểu chung 1. Tác giả: Anphôngxơ Đô- đê (1840 - 1897) - nhà văn Pháp. 2. Tác phẩm; a) Xuất xứ: Truyện ngắn thế kỷ 19 b) Hoàn cảnh câu chuyện: + Vùng Andát của Pháp rơi vào tay nước Phổ + Từ đây các trường học sẽ không còn được học tiếng Pháp. c) Nhan đề truyện: Buổi học cuối cùng của người Pháp nói tiếng Pháp trên đất Pháp. Buổi học cuối cùng bằng tiếng dân tộc. Bố cục: + Trước buổi học: Cảnh trên đường đến trường. + Diễn biến buổi học cuối cùng + Cảnh kết thúc buổi học II> Phân tích văn bản 1. Nhân vật Phrăng + Định trốn học nhưng cưỡng lại được -> vô tư. => Sau xưởng của lính Phổ tập trung nhiều người đọc cáo thị, sân trường vắng lặng như sáng chủ nhật. Trong lớp lặng ngắt, thầy Hamen dịu dàng mặc đẹp hơn mọi ngày. Có dân làng vẻ buồn rầu, thầy Hamen nói “Hôm nay là ngày học Pháp văn cuối cùng của các con” -> Các chi tiết miêu tả quá trình học tiếng Pháp: Định trốn học đi chơi Giận mình vì đã bỏ phí thời gian học tập Từ chán sách đến “Thấy sách là bạn cố tri”. Thấy xấu hổ khi không thuộc bài: “lòng rầu rĩ’ Kinh ngạc khi thấy mình hiểu đến thế -> Ân hận, tiếc nuối về sự lười học, ham chơi. -> Thái độ với thầy Hamen: Sợ hãi lẻn vào chỗ Mặt đỏ tía tai khi nhìn thấy thước sắt Thân thiện, quý trọng thầy: thấy thầy mặc đẹp, qua lời thầy thấy quân Phổ là quân khốn nạn Nghĩ đến việc thầy sắp ra đi thấy tội nghiệp, hiểu lời khuyên. Chưa bao giờ thấy thầy lớn lao đến thế + hồn nhiên, chân thật, trọng lẽ phải + yêu tiếng Pháp và biết quý trọng thầy 2. Nhân vật thầy Hamen + Trang phục: áo rơ - đanh - gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lụa đen thêu đối với học sinh: không giận dữ, thật dịu dàng. + Lời nói: Tai hoạ lớn nhất là bao giờ cũng hoãn việc học đến ngày mai. + Hành động: Cố viết thật to: Pháp + yêu nghề dạy học, yêu trò + tin ở tiếng nói dân tộc + có lòng yêu nước sâu sắc 3. Các nhân vật khác Tất cả đều yêu quý tiếng nói của dân tộc mình + Cụ già Hô dê + Bác phát thư cũ + Các học sinh nhỏ III> ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật văn bản Phải yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu trang giành độc lập, tự do. + Cách kể chuyện ngôi thứ nhất + Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng, qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động. + Ngôn ngữ tự nhiên, giọng kể chân thành, xúc động. IV> Luyện tập Kể tóm tắt truyện Viết đoạn văn miêu tả thầy Hamen hoặc chú be Phrăng trong buổi học cuối cùng. Hướng dẫn về nhà + Làm bài tập + Chuẩn bị bài sau: Nhân hoá
Tài liệu đính kèm: