Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2010-2011

 I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: Đặc điểm của văn tự sự

 Vai trò của phương thứctự sự trong cuộc sống và trong giao tiếp.

 2 Kỹ năng : Nhận biết văn bản tự sự

 Sử dụng một số thuật ngữ tự sự , kể chuyện, sự việc , người kể

 3 Thái độ: Khi trình bày phải tuân thủ trật tự các sự việc trong văn bản tự sự

II Chuẩn bị .

 1 .Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh : Sưu tầm các câu chuyện -kể tóm tắt.

 III Phương pháp

 Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,

 IV. Tiến trình tổ chức dạy học

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ : Thế nào là văn bản, có mấy kiểu văn bản?

 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:

Khởi động: trong cuộc sống hàng ngày, các em thường tiếp xúc với văn bản tự sự . bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được khái niệm về văn bản tự sự , vai trò của phương thức tự sự trong cuộc sống, trong giao tiếp

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 784Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 8: Tìm hiểu chung về văn tự sự - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23-08-2010
Ngày giảng: 6B 25-08-2010
 6A 28-08-2010
 Ngữ văn Bài 2 Tiết 8 : Tìm hiểu chung về văn tự sự
 I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: Đặc điểm của văn tự sự 
 Vai trò của phương thứctự sự trong cuộc sống và trong giao tiếp.
 2 Kỹ năng : Nhận biết văn bản tự sự 
 Sử dụng một số thuật ngữ tự sự , kể chuyện, sự việc , người kể 
 3 Thái độ: Khi trình bày phải tuân thủ trật tự các sự việc trong văn bản tự sự 
II Chuẩn bị .
 1 .Giáo viên: Bảng phụ ghi bài tập, tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh : Sưu tầm các câu chuyện -kể tóm tắt.
 III Phương pháp 
 Vấn đáp ,thuyết trình,thảo luận nhóm,
 IV. Tiến trình tổ chức dạy học 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : Thế nào là văn bản, có mấy kiểu văn bản?
 3.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
Khởi động: trong cuộc sống hàng ngày, các em thường tiếp xúc với văn bản tự sự . bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm được khái niệm về văn bản tự sự , vai trò của phương thức tự sự trong cuộc sống, trong giao tiếp
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự 
*Mục tiêu : Hiểu khái niệm về văn tự tự và vai trò của phương thứctự sự trong cuộc sống và trong giao tiếp.
Hs đọc Yêu cầu bài tập .
H.Với những trường hợp như vậy người nghe muốn hiểu điều gì?
( HS bộc lộ)
H. Nếu người k/c kể 1 câu chuyện không liên quan gì tới An thì có được coi là chuyện không?
( có đó là câu chuyện vì có đầy đủ nội dung )
H.Theo em kể truyện để làm gì?
-Để biết, nhận thức về người, sự vật, sự việc, để giải thích, để khen, chê
-> Người kể : thông báo, giải thích
-> Người nghe : tìm hiểu, để biết.
 Để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu sự việc, con người, câu chuyện của người nghe, người đọc à đó là phương thức tự sự.
H: Em hãy liệt kê sự việc trong truyện Thánh Gióng ?
- Sự ra đời của Gióng.
- Thánh Gióng cất tiếng nói và nhận trách nhiệm đánh giặc .
- Thánh Gióng lớn nhanh như thổi Thánh Gióng biến thành tráng sĩ và đánh giặc .
- Thánh Gióng đánh tan giặc ân .
-- Gióng bay về trời 
- Vua lập đền thờ và phong ơn 
- Những dấu tích còn lại ở làng Gióng .
-> Truyện thể hiện chủ đề đánh giặc giữ nước của người Việt Cổ ...
H: Một câu chuyện phải đảm bảo những yêu cầu nào?
- Truyện phải có ý nghĩa , một chuỗi sự việc trước sau .
H: Truyện thánh Gióng thể hiện điều gì?
- Ca ngợi công đức của vị anh hùng Thánh Gióng .
H: Kể các chi tiết nhỏ hơn để tạo lên sự việc lớn.?
H: Trong chuỗi sự việc của truyện ta có thể bỏ đi 1 sự việc không ? Vì sao?
- Không được bỏ nếu bỏ thì câu truyên sẽ không liền mạch , không toát ra chủ đề chính, câu chuyện không trọn vẹn , không thể hiện nội dung ý nghĩa .
Nếu đảo lộn , sự việc câu chuyện lộn xộn , bất hợp lý .
H: Em hiểu thế nào là phương thức tự sự ?
- Trình bày 1 chuỗi các sự việc , sự việc này dẫn đến các sự việc kia 
H: ý nghĩa của văn tự sự ?
- Giúp người kể giải thích sự việc , tìm hiểu con người ,nêu vấn đề.
Đọc ghi nhớ.
GV: Khắc sâu.
H: Hãy kể tên các tác phẩm tự sự mà các em đã được học ?
- Thánh Gióng ,Sơn Tinh ,Thủy Tinh;Con Rồng cháu tiên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập.
*Mục tiêu: HS làm bài tập củng cố khắc sâu kiến thức 
 - Biết nhận diện văn bản tự sự
 - Bước đầu biết tạo dựng văn bản tự sự (nói hoặc viết)
HS: Đọc nội dung và xác định yêu cầu bài tập.
H: Trong truyện phương thức tự sự thể hiện như thế nào?
- Câu chuyện có nhân vật và sự việc được kể theo thứ tự thời gian 
H: Câu chuyện thể hiện nội dung ý nghĩa gì ?
HS: Đọc nội dung và xác định yêu cầu bài tập.
- HĐ cá nhân- trả lời- nhận xét 
 GV nhận xét – kết luận 
20ph
15ph
I. ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự :
1. Bài tập :
a. Bài tập 1.
- MĐ: Thông báo , giải thích để người nghe tiếp nhận & hiểu rõ sự việc để khen , chê.
b. Bài tập 2.
- Một câu chuỵên bao gồm một chuỗi sự việc trong truyện Thánh Gióng ( 8 sự việc )
2. Nhận xét:
- Một câu chuyện kể bao gồm 1 chuỗi sự việc ( Mở đầu, phát triển, kết thúc).
- Một câu chuyện bao giờ cũng thể hiện ý nghĩa.
- Kể 1 câu chuyện phải có thứ tự lô gích ,tránh đảo lộn các sự việc .
3. Ghi nhớ: (sgk T28)
II. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Truyện “Ông già và thần chết”
 Là 1 văn bản tự sự có nhân vật , cốt truyện , có ý nghĩa .
- Thể hiện tư tưởng yêu cuộc sống , dù kiệt sức thì sống vẫn hơn
2. Bài tập 2.
 - Bài tập là 1văn bản tự sự
 - Bài tập kể 1câu chuyện có đầu có cuối, có nhân vật ,sự việc .
 - Mục đích : chế giễu tính tham ăn của mèo con nên tự sa bẫy của mình.
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 Một câu chuyện phải đảm bảo những yêu cầu nào?
 Học bài cũ: Học thuộc ghi nhớ.
	 Nắm được nội dung kiến thức bài.
 	 Chuẩn bị bài: 
 Sự việc & nhân vật trong văn tự sự.
 Đọc và làm các bài tập trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T8.doc