Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 78: So sánh - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Xuân Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 78: So sánh - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Xuân Thu

 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:

 - Nắm được khái niệm và cấu tạo so sánh.

 - Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo những so sánh hay.

 II. CHUẨN BỊ:

- GV: Thiết kế bài giảng, SGK, Tư liệu tham khảo, Đồ dùng, phương tiện dạy học,.

 - HS: Tự chuẩn bị bài, SGK, Đồ dùng học tập, Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.

 III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 (1 phút) 1. Ổn định: GV kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp và sừ chuẩn bị cho tiết học của HS.

 (5 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi (yêu cầu) cho cả lớp nghe:

 Câu hỏi: Thế nào là phó từ? Đặt câu có dùng phó từ?

 Trả lời: - Phó từ là nhữg từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.

 - Đặt câu: Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.

 - Cho HS nhận xét, sửa chữa

 - GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm

 3. Dạy bài mới:

 (1 ph) *Giới thiệu bài: Trong cuộc sống cũng như trong văn học, người ta thường đối chiếu sự vật này với sự vật khác để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đó là phép so sánh. Để hiểu hơn về nó ta đi vào tìm hiểu tiết 78.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 78: So sánh - Năm học 2010-2011 - Nguyễn Xuân Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 18/ 01/ 2010 Ngày dạy: 20/ 01/ 2010
 Tiết 78:
 Tiếng Việt: SO SÁNH
 I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
 - Nắm được khái niệm và cấu tạo so sánh.
 - Biết cách quan sát sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra những so sánh đúng, tiến đến tạo những so sánh hay.
 II. CHUẨN BỊ:
- GV: Thiết kế bài giảng, SGK, Tư liệu tham khảo, Đồ dùng, phương tiện dạy học,... 
 - HS: Tự chuẩn bị bài, SGK, Đồ dùng học tập, Soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa.
 III. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 (1 phút) 1. Ổn định: GV kiểm tra sỉ số, vệ sinh lớp và sừ chuẩn bị cho tiết học của HS.
 (5 ph) 2. Kiểm tra bài cũ: - GV nêu câu hỏi (yêu cầu) cho cả lớp nghe: 
 Câu hỏi: Thế nào là phó từ? Đặt câu có dùng phó từ?
 Trả lời: - Phó từ là nhữg từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ.
 - Đặt câu: Đầu tôi to ra và nổi từng tảng, rất bướng.
 - Cho HS nhận xét, sửa chữa 
 - GV nhận xét, đánh giá, ghi điểm
 3. Dạy bài mới:
 (1 ph) *Giới thiệu bài: Trong cuộc sống cũng như trong văn học, người ta thường đối chiếu sự vật này với sự vật khác để tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Đó là phép so sánh. Để hiểu hơn về nó ta đi vào tìm hiểu tiết 78.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
10ph
10ph
11ph
*H.động 1. H.dẫn HS tìm hiểu khái niệm so sánh.
GV ghi ví dụ 1 sgk vào bảng phụ.
GV gọi HS đọc.
FTìm những tập hợp từ chứa hình ảnh so sánh?
FTrong những phép so sánh trên những sự vật, sự việc nào được so sánh với nhau?
FVì sao có thể so sánh như vậy?
FSo sánh các sự vật, sự việc với nhau như vậy để làm gì?
-GV treo bảng phụ có ghi ví dụ 3 sgk.
GV gọi HS đọc.
FTrong ví dụ trên con mèo đã được so sánh với gì?
FVì sao có sự so sánh như vậy?
FSự so sánh trong câu này có gì khác với sự so sánh trong hai câu trên?
FCách dùng như trong các ví dụ người ta gọi là so sánh. Vậy, theo em so sánh là gì?
- Cho HS nhận xét, sửa, bsung
-Nhận xét, kết luận
*H.động 2. Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu tạo của phép so sánh.
-GV cho HS ghi phép so sánh vừa tìm được vào sơ đồ sgk ( bằng bút chì).
FEm rút ra kết luận gì về cấu tạo của phép so sánh?
FThử nêu thêm một số từ so sánh mà em biết?
-GV ghi ví dụ 3 sgk lên bảng. Gọi HS đọc.
FTrong hai ví dụ trên có sử dụng phép so sánh không?
FCấu tạo của phép so sánh trong hai ví dụ này có gì đặc biệt?
FTừ các ví dụ em hãy rút ra kết luận chung nhất về cấu tạo của phép so sánh?
*H. động 3. Củng cố, luyện tập.
FGV gọi HS nhắc lại kiến thức vừa học: So sánh là gì, cấu tạo của phép so sánh?
1. Gọi HS đọc yêu cầu BT và các ví dụ. Lần lượt HS thực hiện.
- Cho HS nhận xét, sửa, bsung
-Nhận xét, kết luận
2. Dựa vào những thành 
ngữ đã biết, hãy viết tiếp vế B vào chỗ trống để tạo thành phép so sánh.
3. Tìm những câu văn có sánh trong các bài “Bài học đường đời đầu tiên”, “Sông nước Cà Mau”.
- Cho HS nhận xét, sửa, bsung
-Nhận xét, kết luận
- HS đọc.
- a/ Trẻ em như búp trên cành.
- b/ Rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
- a/ Trẻ em được so sánh với búp trên cành.
- b/ Rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành vô tận.
- Vì: giữa chúng có những điểm giống nhau nhất định. (Trẻ em: mầm non của đất nước có nét tương đồng với búp trên cành: mầm non của thiên nhiên) đó là sự tươi non đầy sức sống.
- Làm nổi bật được cảm nhận của người nói, người viết về những sự vật được nói đến ( trẻ em, rừng đước) làm cho câu văn, câu thơ có hình anht và gợi cảm.
-Quan sát, suy nghĩ
- HS đọc.
- Con hổ.
- Có sự giống nhau về hình thức: lông vằn.
- So sánh ở những câu trên là so sánh khác loại ( trẻ em: búp trên cành, rừng đước: dãy trường thành) còn trong câu này là so sánh cùng loại ( vật với vật).
- HS trả lời.
-Nhận xét, sửa,bổ sung
-Nghe, rút bài học, ghi vào vở
- HS thực hiện.
- Phép so sánh cấu tạo đầy đủ gồm 4 yếu tố (ví dụ b) nhưng khi sử dụng có thể lược bỏ một số yếu tố nào đó (ví dụ a).
- Là, như là, y như, giống như, tựa như, tựa như là, bao nhiêu, bấy nhiêu,
- HS đọc.
- Có.
- a/ Không có từ so sánh và từ chỉ phương diện so sánh.
- b/ Từ so sánh và vế B đảo lên vế A. 
- HS trả lời.
- HS thực hiện.
- HS thực hiện.
-Nhận xét, sửa,bổ sung
-Nghe, sửa vào vở
-Nhận xét, sửa,bổ sung
-Nghe, sửa vào vở
I. So sánh là gì?
*Ví dụ:
- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
II. Cấu tạo của phép so sánh.
 *Ví dụ:
- Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
 + Vế A (nêu tên sự vật, sự việc được so sánh);
 + Vế B (nêu tên sự vật, sự việc dùng để so sánh với sự vật, sự việc nói ở vế A);
 + Từ ngữ chỉ phương diện so sánh;
 + Từ ngữ chỉ ý so sánh (gọi tắt là từ so sánh).
- Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
 + Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
 + Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
III. Luyện tập (BT – sgk).
1. Bài tập 1. 
 a/ So sánh cùng loại.
- Người với người:
 + Thầy thuốc như mẹ hiền.
 + Bao bà cụ từ tâm như mẹ / Yêu quý con như để con ra(Tố Hữu)
- Vật với vật:
 + Sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
 + Trên trời mây trắng như bông / Ở giữa cánh đồng bông trắng như mây.
b/ So sánh khác loại.
- Vật với người: Cá nước bơi từng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Người với vật:
 + Cô ấy đẹp như hoa.
 + Nó chạy nhanh như ngựa.
- Cái cụ thể với cái trừu tượng:
 + “Chí ta như núi Thiên Thai ấy / Đỏ rực chiều hôm dậy cánh đồng.
 + Sự nghiệp của chúng ta giống như cây rừng đang lên đầy nhựa sống và ngày càng lớn mạnh nhanh chóng.
 + “Công cha như núi ngất trời / Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông” (Ca dao).
 + “Ngoài thềm rơi chiếc lá đa / Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng” (Trần Đăng Khoa).
2. Bài tập 2. 
- Khỏe như voi, khỏe như trâu.
- Đen như vột nhà cháy, đen như than.
- Trắng như bông, trắng như tuyết, trắng như mây.
- Cao như núi, cao như cây sào.
3. Bài tập 3.
- “Bài học đường đời đầu tiên”:
 + Những ngọn cỏ  y như có nhát dao vừa lia qua.
 + Hai hàm răng  như hai lưỡi liềm máy làm việc.
 + Cái chàng Dế Choắt  như một gã thuuốc phiện.
 + Đã thanh niên rồi mà  như người cởi trần mặc áo ghi lê.
 + Mỏ Cốc như cái dùi sắt.
- “Sông nước Cà Mau”:
 + Càng đổ dần  sông ngòi, kênh rạch như mạng nhện.
 + Ở đó tụ tập bao  bọ mắt đen như hạt vừng chúng cứ bay  như những đám mây nhỏ.
 + Cá  hụp xuống như người bơi ếch giữa đầu sóng trắng.
 + Rừng đước dựng lên  như hai dãy trường thành vô tận.
 + Những ngôi nhà Bè  như những khu phố nổi.
(5 ph) 4.Củng cố: GV nêu câu hỏi:
 	 E Thế nào là so sánh? Cho ví dụ.
 E Trình bày cấu tạo của phép so sánh.
 - GV cho HS trình bày – HS khác nhận xét, sửa chữa
- GV nhận xét, kết luận, khắc sâu kiến thức cho HS
(2 ph) 5. Hướng dẫn tự học: 
 - Thuộc ghi nhớ, nắm vững nội dung bài học
 - Làm bài tập trong sách bài tập, - Làm thêm bài tập để củng cố kiến thức.
 - Soạn bài: “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” theo câu hỏi gợi ý sgk.
==============================================================
*Bổ sung, sáng tạo, rút kinh nghiệm:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
--------------«««--------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 78 So sánh.doc