Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu :

1. Kiến thức:

- Đặc điểm của văn bản tự sự.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết được văn bản tự sự.

- Sử dụng một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.

3. Thái độ: Học sinh có ý thức tìm hiểu về văn bản tự sự.

II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:

- Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích,bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn tự sự.

- Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứng khi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn tự sự.

III. Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên:

 2. Học sinh: soạn bài.

III. Phương pháp:

- Giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích tình huống giao tiếp.

IV. Tổ chức giờ học

1. Ổn định tổ chức 1’:

2. Kiểm tra đầu giờ(4’)

- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

- Văn bản là gì ? Hãy nêu các kiểu văn bản thường gặp với phương thức biểu đạt ? Mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản ?

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 673Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 7+8 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: /8/2011 
Ngày dạy : /9/2011
Ngữ văn. Bài 2. Tiết7 : TỪ MƯỢN
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- HS Hiểu khái niệm từ mượn.
- Nguồn gốc của từ mượn trong tiếng Việt
- Nguyên tắc mượn từ trong tiếng Việt.
- Vai trò của từ mượn trong hoạt động giao tiếp và tạo lập văn bản. 
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được các từ mượn trong văn bản.
- Xác định đúng nguồn gốc của các từ mượn.
- Viết đúng những từ mượn
- Sử dụng từ điển để hiểu nghĩa từ mượn.
- Sử dụng từ mượn trong nói và viết. 
3. Thái độ: Học sinh có ý thức vận dụng từ và dặt câu theo chuẩn mực tiếng việt.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
- Ra quyết định: lựa chọn cách sử dụng từ mượn trong thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp: trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ mượn.
III. Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: Bảng phụ
 2. Học sinh: soạn bài.
IV. Phương pháp: - Giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm.
V. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức 1’ 
2. Kiểm tra đầu giờ:(5’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
? Phân biệt từ đơn và từ phức ? Cho ví dụ ? 
 - Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau ? cho ví dụ ?
3. Bài mới:
*) Khởi động:1’
 Trong cuộc sống, do tiếp xúc, do mối quan hệ đa dạng trên nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia, không một ngôn ngữ nào trên thế giới không vay mượn tiếng của một ngôn ngữ của nước nước khác.Việc vay mượn như thế chính là một biện pháp tích cực làm cho vốn từ trong ngôn ngữ đầy đủ thêm, phong phú thêm. Vậy tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về từ mượn 
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS Hiểu được thế nào là từ mượn. Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong khi viết và nói .
 -Thời gian: 20’
Họat động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn HS tìm hiểu từ thuần Việt và từ mượn
- Học sinh đọc ví dụ . 
GV: Hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi BT từ 1 đến 4.
HS: Trả lời. GV nhận xét ,Nội dung
- Dựa vào chú thích ở bài “ Thánh Góng “ hãy giải thích các từ đó ? 
- Những từ đó có nguồn gốc từ đâu ? 
- Trong số các từ ở ví dụ ( 3) , từ nào được mượn các ngôn ngữ khác ? 
- Hãy nêu nhận xét về cách viết các từ mượn ? 
Hướng dẫn HS tìm hiểu Nguyên tắc mượn từ 
GV: Qua các BT trên Yêu cầu HS rút ra các NX:
? Từ thuần Việt là gì ? 
? Từ mượn là gì ? Cách viết các từ mượn ? 
- GV: Khái quát, rút ra phấn ghi nhớ
- HS: đọc ghi nhớ
- GV: nhấn mạnh yêu cầu HS học thuộc
- Học sinh đọc đọan trích
? Em hiểu ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? Khi mượn từ cần chú ý điều gì ? 
- HS: Trả lời
- GV: Nhận xét.Khái quát
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
Kết luận: các em đã Hiểu được thế nào là từ mượn. Bước đầu biết sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong khi viết và nói.
I. Từ thuần Việt và từ mượn . 
1. Bài tập :
- Trượng: Đơn vị đo độ dài
- Tráng sĩ: Người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ . 
=> Từ mượn tiếng Hán . 
- Sứ giả, giang sơn, gan -> từ mượn tiếng Hán . 
- Mít tinh, Xô Viết -> từ mượn tiếng Nga . 
- in – tơ – nét ; Ra - đi – ô -> từ mượn Tiếng Anh . 
2. Nhận xét: 
- Những từ của ngôn ngữ nước ngoài được nhập vào ngôn ngữ của ta để biểu thị những sự vật, hiện tượngmà tiếng Việt chưa có từ thích hợp để biểu thị=> Từ mượn
- Nguồn gốc từ mượn: tiếng Hán, tiếng Anh, tiếng Pháp
- Từ mượn được Việt hóa cao viết như từ thuần Việt.
- Từ mượn chưa dược Việt hóa hoàn toàn khi viết nên dùng dấu gạch ngang để nối các tiếng. 
3. Ghi nhớ ( SGK-25 ) 
II. Nguyên tắc mượn từ 
1. Bài tập
- Mượn từ để làm giàu tiếng Việt . 
- Không nên mượn từ nước ngòai một cách tùy tiện . 
2. Ghi nhớ : ( SGK-25 ) 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập
- Mục tiêu: Luyện tập rèn kĩ năng nhận dạng từ mượn và biết cách sử dụng từ mượn một cách hợp lý trong khi viết và nói.
- Thời gian: 15’
Hướng dẫn HS luyện tập
GV nêu yêu cầu của bài tập:
Học sinh thảo luận nhóm.3 nhóm làm trong 2 phút.
- Từng nhóm làm bảng phụ – HS thảo luận nhận xét – Giáo viên nhận xét .
Một HS đọc BT và trả lời, GV nhận xét.
GV đọc – HS viết chính tả . 
- Hai em đổi bài cho nhau rồi sửa lỗi . Giáo viên kiểm tra học sinh viết
Kết luận: Các BT đã giúp các em khắc sâu hơn kiến thức về từ mượn.
III. Luyện tập : 
1- Từ Hán Việt: vô cùng, ngạc nhiên, tự nhiên, sính lễ, gia nhân . 
- Từ mượn Tiếng Anh: Pốp , in – tơ – nét . 
2. a Khán giả : Khán = xem ; giả = người 
b. yếu điểm : yếu – quan trọng, lược = tóm tắt . 
yếu nhân :yếu = quan trọng , nhân= người.
5. Viết chính tả 
 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: (3’) 
 - GV khái quát nội dung bài.
 - Học bài + làm bài tập 3,4 . 
 - Đọc phần đọc thêm .
 ***************************************
Ngày sọan : /9/2011
Ngày dạy : /9/2011
Bài 2- Tiết 8: TÌM HỂU CHUNG VỀ VĂN TỰ SỰ
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của văn bản tự sự.
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết được văn bản tự sự.
- Sử dụng một số thuật ngữ: tự sự, kể chuyện, sự việc, người kể.
3. Thái độ: Học sinh có ý thức tìm hiểu về văn bản tự sự.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục:
Suy nghĩ, phê phán, sáng tạo: phân tích,bình luận và đưa ra ý kiến cá nhân về đặc điểm, bố cục, phương pháp làm bài văn tự sự.
Ra quyết định: lựa chọn cách lập luận, lấy dẫn chứngkhi tạo lập và giao tiếp hiệu quả bằng văn tự sự. 
III. Đồ dùng dạy học:
 1. Giáo viên: 
 2. Học sinh: soạn bài.
III. Phương pháp: 
- Giảng, vấn đáp, hoạt động nhóm, phân tích tình huống giao tiếp.
IV. Tổ chức giờ học
1. Ổn định tổ chức 1’: 
2. Kiểm tra đầu giờ(4’)
- Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
- Văn bản là gì ? Hãy nêu các kiểu văn bản thường gặp với phương thức biểu đạt ? Mục đích giao tiếp của từng kiểu văn bản ? 
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài mới của HS
3. Bài mới:
*) Khởi động:1p 
Các em đã được cha mẹ kể chuyện cho nghe chưa ? 
Các em đã kể cho bạn bè hoặc cha mẹ những câu chuyện mà các em quan tâm thích thú chưa 
=> Vậy những câu chuyện mà các em được nghe hoặc kể đó là văn tự sự . Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu về văn tự sự . 
*Hoạt động 1: Hình thành kiến thức
- Mục tiêu: HS Hiểu được mục đích giao tiếp của văn bản tự sự. Có khái niệm về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong văn tự sự.
- Thời gian: 20’
Họat động của thầy và trò
Nội dung
Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự . 
- Bài tập 1 : Giáo viên hướng dẫn - HS tìm hiểu . 
- GV: Khái quát
- Truyện Thánh Gióng “ là một văn bản tự sự .
- GV: Chia lớp thành 3 nhóm, Tổ chức Học sinh thảo luận nhóm (trong 5 phút)
? Hãy liệt kê các sự việc theo trình tự trước sau của truyện ? Cách sắp xếp các sự việc theo trình tự như vậy có ý nghĩa gì ? 
- Đại diện nhóm trả lời – HS thảo luận . Giáo viên Nhận xét . 
- GV: Khái quát rút ra NX 
 ? Tự sự là gì ? Mục đích giao tiếp của tự sự ? 
- HS: trả lời
- GV: Khái quát 
- Học sinh đọc mục ghi nhớ . 
- GV: Nhấn mạnh, yêu cầu HS về nhà học thuộc
Kết luận: Như vậy các em đã hiểu được mục đích giao tiếp của văn bản tự sự. Có khái niệm về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong văn tự sự.
I. Ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự . 
1. Bài tập :
a. BT1 
-> Người nghe muốn biết các sự việc diễn ra như thế nào ? Người kể phải kể các sự việc theo trình tự để người nghe hiểu được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện . 
b. BT 2 
Truyện “ Thánh Gióng “ sự việc và diễn biến các sự việc . 
(1) Sự ra đời của Gióng . 
(2) Gióng cất tiếng nói đầu tiên, xin đi đánh giặc . 
(3) Gióng lớn nhanh như thổi, bà con góp gạo nuôi Gióng .
(4) Gióng ra trận đánh giặc. Tan giặc, Gióng bay về trời . 
(5) Vua phong danh hiệu và lập đền thờ . 
(6) Dấu tích còn lại của Gióng 
2. Nhận xét
=> Các sự việc sắp xếp theo một trình tự hợp lý -> Gióng là biểu tượng của người anh hùng. 
3. Ghi nhớ : ( SGK-28 ) 
*Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố các kiến thức lí thuyết.HS có kĩ năng xác định mục đích giao tiếp trong văn bản tự sự, nhận dạng văn bản tự sự.
- Thời gian: 15’
Hướng dẫn HS luyện tập
- Học sinh đọc văn bản 
- Học sinh làm – đọc – giáo viên nhận xét. 
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập . 
- Học sinh đọc bài thơ . 
- Bài thơ có phải tự sự không ? Vì sao ? 
- Sự việc chính là gì ? 
Diễn biến các sự việc và kết quả ra sao 
Bài 3 : Học sinh thảo luận nhóm
Làm bảng phụ – Đại diện nhóm trả lời – Học sinh thảo luận – Giáo viên nhận xét .
Bài 4 : Học sinh tóm tắt các sự việc chính . 2 học sinh tóm tắt – Giáo viên nhận xét . 
Bài 5 : Giáo viên nêu câu hỏi ở bài tập học sinh trả lời .
Kết luận: Qua phần LT giúp các em Củng cố các kiến thức lí thuyết.HS có kĩ năng xác định mục đích giao tiếp trong văn bản tự sự, nhận dạng văn bản tự sự.
II. Luyện tập : 
1.Bài 1 : Văn bản “ Ông già và thần chết “ 
- Truyện kể: diễn biến tư tưởng của ông già -> Tình yêu cuộc sống . 
2.Bài 2 : 
- Nhận vật: bé Mây, Mèo con. 
- Sự việc : Bé Mây rủ Mèo con bẫy chuột, nhưng Mèo con vì tham ăn nên bị sa bẫy . 
3.Bài 3 : 
a. Đây là một bản tin: 
- Nội dung : Giới thiệu cuộc khai mạc trại điêu khắc quốc tế lần thứ 3 tại thành phố Huế . 
- Văn bản thuyết minh . 
b. Nội dung : kể lại sự việc : Người Au lạc đánh tan quân Tần xâm lược 
- văn bản tự sự . 
 Bài 4 : 
- Kể câu chuyện người Việt Nam tự xưng là “ Con Rồng , cháu Tiên 
Bài 5 : Tóm tắt một vài thành tích của Minh để các bạn hiểu Minh là người “ chăm học, học giỏi lại thường hay giúp đỡ bạn bè “ => Thuyết phục người nghe.
4.Tổng kết và hướng dẫn học tập ở nhà: ( 4’) 
 ? Đặc điểm chung của phương thức tự sự là gì?
 - GV Khái quát
 - Học bài. 
 - Sọan : “Sơn Tinh – Thủy Tinh”
 ****************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Van 6 Lao Cai(3).doc