Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 76: Bài học đường đời đầu tiên - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 76: Bài học đường đời đầu tiên - Năm học 2010-2011

 I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: Nhân vật sự kiện ,cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi

 Dế Mèn: Một hình ảnh đẹp đẽ của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo

 2 Kỹ năng : Đọc văn bản qua nội dung văn bản nắm nội dung và các yếu tố nghệ thuật của truyện

 3 Thái độ: Phê phán thói bồng bột kiêu căng thiếu suy nghĩ

 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 Kỹ năng nhận thức (Trong cuộc sống cần phải biết suy nghĩ trước sau trước một vấn đề và có kỹ năng sống cho bản thân )

 Kỹ năng phê phán (phê phán hành động không tốt dẫn tới hậu quả xấu cho người khác)

 III Chuẩn bị

 1 .Giáo viên: Tư liệu về tác giả Tô Hoài về tác giả tác phẩm

 2. Học sinh :

 IV. Phương pháp

 Độc ,vấn đáp ,thuyết trình

 V. Các bước lên lớp

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ :

 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Khởi động: Dế Mèn phiêu lưu kí gồm10 chương viết về cuộc phiêu lưu đầy sóng gió và lí thú của Dế Mèn .Chương I “ Bài học đường đời đầu tiên đã phần nào giúp bạn đã phần nào giúp bạn đọc hiểu về nhân vật chính : Dế Mèn ở buổi ban đầu : kiêu ngạo, hung hăng, gây tai hoạ cho Dế Choắt .

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 605Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 76: Bài học đường đời đầu tiên - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Ngữ văn Bài 18 
 Tiết 76 : Bài học đường đời đầu tiên.
 --Tô hoài -- 
 I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: Nhân vật sự kiện ,cốt truyện trong một văn bản truyện viết cho thiếu nhi 
 Dế Mèn: Một hình ảnh đẹp đẽ của tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo 
 2 Kỹ năng : Đọc văn bản qua nội dung văn bản nắm nội dung và các yếu tố nghệ thuật của truyện 
 3 Thái độ: Phê phán thói bồng bột kiêu căng thiếu suy nghĩ 
 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 Kỹ năng nhận thức (Trong cuộc sống cần phải biết suy nghĩ trước sau trước một vấn đề và có kỹ năng sống cho bản thân )
 Kỹ năng phê phán (phê phán hành động không tốt dẫn tới hậu quả xấu cho người khác) 
 III Chuẩn bị 
 1 .Giáo viên: Tư liệu về tác giả Tô Hoài về tác giả tác phẩm 
 2. Học sinh :
 IV. Phương pháp 
 Độc ,vấn đáp ,thuyết trình 
 V. Các bước lên lớp 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : 
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Khởi động: Dế Mèn phiêu lưu kí gồm10 chương viết về cuộc phiêu lưu đầy sóng gió và lí thú của Dế Mèn .Chương I “ Bài học đường đời đầu tiên đã phần nào giúp bạn đã phần nào giúp bạn đọc hiểu về nhân vật chính : Dế Mèn ở buổi ban đầu : kiêu ngạo, hung hăng, gây tai hoạ cho Dế Choắt .
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1 : Đọc thảo luận chú thích .
* MT: Đọc to rõ ràng,tóm tắt vb biết 1 số nét về tác giả & 1 số chú thích khó.
GV: hướng dẫn đọc 
Yêu cầu : đọc to, rõ ràng, thể hiện được tính cách nhân vật.
GV: đọc mẫu 
3 HS đọc bài và nhận xét cho nhau
GV: Nhận xét cách đọc của HS
HS: Kể tóm tắt văn bản và nhận xét cho nhau
GV: Nhận xét và yêu cầu HS tự kể trong giờ tự học
H: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Tô Hoài?
Tô Hoài- tên thật : Nguyễn Sen sinh năm 1920 – Hà Nội
- Viết nhiều truyện thiếu nhi đặc sắc
H: Nêu xuất xứ của đoạn trích?
Gồm 10 chương
Văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên” 
trích từ chương I của tác phẩm Dế Mèn phiêu lưu kí
- Thể loại: Kí
- Tiểu thuyết đồng thoại
GV: hướng dẫn HS giải thích các chú thích trong SGK
Hoạt động 2:Hướng dẫn tìm hiểu bố cục 
* MT: Chia vb theo bố cục.
H: Văn bản chia ra làm mấy phần? Nội dung chính của từng phần?
P1 : từ đầu -> sắp đứng đầu thiên hạ rồi
Bức chân dung tự họa của Dế Mèn
P2: còn lại: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
Hoạt động 3:Tìm hiểu văn bản
* MT: HS hiểu nội dung , ý nghĩa của văn bản thông qua tìm hiểu nhân vật chính : Dế mèn.
+ Biết được những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả và kể chuyện của tác giả 
HS: Đọc từ đầu -> sắp đứng đầu thiên hạ.
H: Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng củaDế Mèn?
- Chàng Dế thanh niên cường tráng ; đôi càng mẫng bóng ...
H: Nhận xét về cách miêu tả?
H: Qua những nét miêu tả của tác giả em thấy Dế Mèn có hình dáng như thế nào?
- Là 1 chàng Dế thanh niên đẹp, ưa nhìn 
H: Dế mèn bộc lộ tính nết gì?
- Coi thường mọi người .
H: Mèn đã có suy nghĩ như thế nào?
- Tưởng mình là tay ghê gớm.
H: Qua cách miêu tả trên, em thấy Dế Mèn như thế nào?
- Dế Mèn kiêu căng, tự phụ
H: Dế mèn ngoài vẻ đẹp hình thức , còn có những nét nào chưa đẹp?
HS hoạt động nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV: nhận xét kết luận
-> Dế Mèn ngoài vẻ đẹp ngoại hình song còn có những nét chưa đẹp , chưa hoàn thiện trong nhận thức , suy nghĩ và hành động của 1 chú Dế ở tuổi thanh niên mới lớn.
GV: Phân tích: Đây là đoạn văn rất đặc sắc, độc đáo về tả vật không phải là một con dế mà là một chành dế cụ thể đến từng bộ phận cơ thể, từng cử chỉ, hành động, tính tình. Tất cả rất phù hợp với thực tế, với hình dáng và tập tính của loài dế cũng như một số thanh niên đương thời và nhiều thời
Chính vì vậy đã dẫn đến “ Bài học đường đời đầu tiên”
10ph
5ph
20ph
I. Đọc thảo luận chú thích .
1. Đọc, kể văn bản:
a. Đọc văn bản
b. Kể văn bản
2. Thảo luận chú thích:
* Tác giả:
*Tác phẩm:
* Các chú thích khác:
 8-9-10-12...
II. Bố cục :
2 phần:
III. Tìm hiểu văn bản:
1. Bức chân dung tự họa của Dế Mèn
* Hình dáng : Chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng những cái vuốt nhọn hoắt.
- Bằng cách miêu tả đặc sắc ( tỉ mỉ , nghệ thuật so sánh... )
=> Dế Mèn : là một chàng dế thanh niên đẹp, ưa nhìn, chứa chất sức sống trẻ trung mạnh mẽ của tuổi trẻ.
* Tính nết : coi thường mọi người
 ( cà khịa; đá, quát....ghẹo)
* Suy nghĩ: tưởng mình là tay ghê gớm 
=> Chàng Dế thanh niên cường tráng, đầy sức sống nhưng quá ư kiêu căng, tự phụ, hung hăng, ngông cuồng, xem thường người khác.
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 H: Kể tóm tắt văn bản:
 Vẻ đẹp của Dế Mèn được miêu tả như thế nào 
Chuẩn bị: Bài học đường đời đầu tiên ( tiếp)
 “ Bài học đường đời đầu tiên” giúp em hiểu thêm những gì trong cuộc sống?

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van t76.doc