I- MỤC ĐÍCH CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh :
- Nắm được khái niệm phó từ.
- Hiểu và nhớ được các loài từ chính của phó từ.
- Biết được câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau.
II- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh.
2. Giới thiệu bài :
3. Tiến trình tổ chức các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm phó từ
Ngày soạn : 2 / 1 / 2007 Ngày dạy : / 1 / 2007 Tuần 19 - Bài 18 Tiết 75 tiếng việt Phó từ I- Mục đích cần đạt: Giúp học sinh : - Nắm được khái niệm phó từ. - Hiểu và nhớ được các loài từ chính của phó từ. - Biết được câu có chứa phó từ để thể hiện các ý nghĩa khác nhau. II- tiến trình tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên kiểm tra bài soạn của học sinh. 2. Giới thiệu bài : 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh hình thành khái niệm phó từ Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Học sinh đọc mục 1 - 12 trong SGK? ? Những từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào? ? Những từ được bổ sung ý nghĩa thuộc từ loại nào? GV có thể ghi bảng hoặc dùng bảng phụ đưa ví dụ, học sinh dùng ký hiệu trả lời. ? Nhìn vào sơ đồ, hãy cho biết những từ in đậm ở những vị trí nào? ->Những từ in đậm là phó từ. ? Theo em thế nào là phó từ ? Học sinh nêu khái niệm, giáo viên cho các em ghi ghi nhớ 1. đã đi thât / lỗi lạc cũng ra soi gương được vẫn chưa / thấy rất ưa nhìn to ra rất bướng - Đứng trước động từ và tính từ. - Đứng sau động từ và tính từ. Ghi nhớ1: Phó từ là như những từ chuyên đi kèm động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ. I Phó từ là gì? Phó từ là như những từ chuyên đi kèm động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu các loại phó từ. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Học sinh đọc mục 1 - 13. ? Hãy chỉ ra những phó từ trong những câu văn ấy? ? Hãy điền những phó từ đó vào bảng phân loại? GV có thể đưa bảng phụ phân loại các loại phó từ. (Phôtô khổ A3 phát cho 4 tổ cho các em thảo luận và điền) Treo bảng 4 bảng của 4 tổ cho các tổ nhận xét và bổ sung. Trên cơ sở bảng phân loại, giáo viên nêu câu hỏi: ? Nếu căn cứ vào vị trí, phó từ gồm có mấy loại? ? Với những phó từ đứng trước động từ và tính từ, nếu căn cứ vào ý nghĩa mà nó bổ sung cho động từ và tính từ thì phó từ gồm mấy loại nhỏ? ? Tương tự như thế với phó từ đứng sau động tự và tính từ? Học sinh khái quát lại thành ghi nhớ 2 Các loại phó từ ý nghĩa Đứng trước Đứng sau Chỉ quan hệ thời gian đã, đang Chỉ mức độ thật, rất lắm Chỉ sự tiếp diễn tương tự cũng, vẫn Chỉ sự phủ định không, chưa Chỉ sự cầu kiến đứng Chỉ kết quả và hướng vào, ra Chỉ khả năng được Ghi nhớ 2: Phó từ gồm hai loại: * Phó từ đứng trước động từ và tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất đã nêu ở động từ và tính từ như : - Quan hệ thời gian. - Mức độ. - Sự tiếp diễn tương tự. - Sự phủ định. - Sự cầu khiến * Phó từ đứng sau động từ tính từ. Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa như : - Mức độ. - Khả năng. - Kết quả và hướng II.Các loại phó từ. Phó từ gồm hai loại: * Phó từ đứng trước động từ và tính từ. * Phó từ đứng sau động từ tính từ. Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập Gợi ý giải một số bài tập : Bài 1 : Phó từ được in đậm như sau: a. - Thế là mùa xuân mong ước đã đến (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian) - Trong không khí không còn gửi thấy hơi lạnh kẽo (không - phó từ chỉ sự phủ định, còn - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự). - Cây hồng bì đã cởi bỏ hết những cái áo già đen thủi (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian). - Các cành cây đều lấm tấm màu xanh (đều - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương đương, sắp - phó từ chỉ quan hệ thời gian). - Màu xuân xinh đẹp đã về! (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian) - Thế là các bạn chim đi tránh rét cũng sắp về (cũng - phó từ chỉ sự tiếp diễn tương tự). b. Quả nhiên con kiến càng đã xâu được sợi chỉ (đã - phó từ chỉ quan hệ thời gian, được - phó từ chỉ kết quả) Bài tập 2: Cho học sinh đọc lại đoạn trích Dế Mèn trêu chị Cốc dẫn đến cái chết của Dế Choắt và thuật lại đoạn văn gồm 3 đến 5 câu (chú ý sử dụng phó từ). Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khoé rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực mình kẻ dám trêu mình. Không thấy Dế Mèn, nhưng chị Cốc trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hàng. Chị Cốc trút cơn giận lên đầu Dế Choắt. Bài tập 3: Chính tả (chú ý những từ ngữ viết sai của học sinh địa phương) III. Luyện tập Hoạt động 4: Hướng dẫn bài tập về nhà: Hoàn thàh các bài tập trong vở Soạn bài : Tìm hiểu chung về văn miêu tả.
Tài liệu đính kèm: