Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

I. MỤC TIÊU.

* Giúp học sinh:

1. Kiến thức.

- Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.

- Đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.

2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện trung đại.

3. Thái độ: - Hiểu được bài học y đức dành cho những người làm ngành y hôm nay và mai sau.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

1. Tự nhận thức và xác định lối sống trách nhiệm đối với người khác trên cương vị cá nhân.

2. Giao tiếp: Phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày những suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 5493Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 65: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:......................
Lớp 6B	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 65:
Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
(Truyện Trung đại Việt Nam - Hồ Nguyên Trừng)
I. Mục tiêu.
* Giúp học sinh:
1. Kiến thức.
- Hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của vị Thái y lệnh.
- Đặc điểm nghệ thuật của truyện trung đại: gần với kí ghi chép sự việc.
2. Kĩ năng: - Đọc hiểu văn bản truyện trung đại.
3. Thái độ: - Hiểu được bài học y đức dành cho những người làm ngành y hôm nay và mai sau.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
1. Tự nhận thức và xác định lối sống trách nhiệm đối với người khác trên cương vị cá nhân.
2. Giao tiếp: Phản hồi / lắng nghe tích cực, trình bày những suy nghĩ / ý tưởng, cảm nhận của bản thân về những giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng phụ.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
+ Động não: Suy nghĩ về cách ứng xử của người thầy thuốc trong câu chuyện.
+ Thảo luận nhóm.
+ Cặp đôi chia sẻ suy nghĩ về giá trị của lối sống có trách nhiệm.
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra:
Từ truyện Mẹ hiền dạy con, em rút ra điều gì về cách dạy con của bà mẹ thầy Mạnh Tử?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc.
- Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Giải thích một số từ ngữ.
- Bố cục của truyện?
- Đọc văn bản.
- Dựa vào Chú thích, trả lời.
- Giải thích từ ngữ.
- Chia bố cục.
I. Đọc và tìm hiểu Chú thích.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu Chú thích.
a. Tác giả: Hồ Nguyên Trừng (1374-1446)
b. Tác phẩm.
- Nam ông mông lục là tác phẩm thể hiện tình cảm sâu nặng của Hồ Nguyên Trừng luôn nặng lòng đối với quê hương xứ sở trong những năm tháng sống ở đất khách quê người.
- Văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” được rút ra từ cuốn sách này.
c. Giải thích từ ngữ.
3. Bố cục.
 * Ba phần.
- Mở truyện: Từ đầu... trọng vọng.
- Thân truyện: Tiếp... mong mỏi.
- Kết truyện: Còn lại.
* Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản.
- Nhân vật chính trong truyện là nhân vật nào?
- Qua phần giới thiệu, em biết gì về ông?
- Việc lương y họ Phạm được vua Trần Anh Vương phong chức quan Thái y lệnh chứng tỏ ông là người thầy thuốc như thế nào?
- Vì sao lương y họ Phạm lại được người đương thời trọng vọng?
- Theo em, tình huống đặc biệt xảy ra với vị lương y họ Phạm là gì?
- Em có nhận xét gì về tình huống đó?
- Đứng trước tình huống đó thì lương y họ Phạm có cách giải quyết ra sao?
- Điều gì được thể hiện qua lời đối đáp của ông với quan Trung sứ?
* GV: Câu trả lời chứng tỏ nhân cách và bản lĩnh đáng khâm phục của ông: Quyền uy không thắng nổi y đức; tính mệnh của người bệnh quan trọng hơn bản thân; sức mạnh của trí tuệ trong cách ứng xử.
- Thái độ của vua Trần Anh Vương trước cách xử sự của thái y?
- Qua đó, em thấy nhà vua là người như thế nào?
- Kết thúc truyện, người viết muốn nói với chúng ta điều gì?
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Lai lịch, chức vị và công đức của Thái y lệnh.
- Cụ tổ bên ngoại của Trừng.
- Họ: Phạm
- Tên: Bân
- Chức vụ: Thái y lệnh
=> Tài giỏi.
- Có tấm lòng yêu thương người bệnh.
2. Phẩm chất của Thái y lệnh.
- Tình huống: Giữa việc cứu người dân lâm bệnh với phận làm tôi.
=> Đây là tình huống thử thách gay go đối với y đức.
- Phạm Thái y: Không chần chừ, quyết ngay một đường: “Bệnh đó không gấp. Nay mệnh sống... vương phủ”.
=> Coi trọng tính mạng của người bệnh hơn cả tính mạng của mình.
- Không chịu khất phục quyền uy.
- Vua Trần Anh Vương:
+ Lúc đầu tức giận
+ Sau ca ngợi
=> Một vị vua anh minh.
3. Niềm hạnh phúc của Thái y lệnh.
- Hạnh phúc lâu dài chân chính của gia đình vị lương y.
* Hoạt động 3 – Tổng kết.
- Hướng dẫn HS Tổng kết.
- Cho HS đọc Ghi nhớ.
- Tổng kết văn bản.
- Đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
* Hoạt động 4 – Luyện tập.
IV. Luyện tập.
- Hướng dẫn HS làm một số Bài tập Luyện tập.
- Làm các Bài tập theo hướng dẫn của GV.
1. Bài tập 1. 
- Đọc lời thề của Hi-pô-cơ-rát, so sánh nội dung được ghi trong lời thề ấy với nội dung y đức được thể hiện ở nhân vật Thái y lệnh.
2. Bài tập 2.
- SGK.
3. Bài tập 3.
- Kể lại truyện theo ngôi kể thứ nhất của Thái Y lệnh.
3. Củng cố.
- Qua văn bản chúng ta biết được baiò học nào về y đức?
4. Dặn dò.
- Học bài, thuộc Ghi nhớ.
- Soạn bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 65.doc