Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61 đến 70

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61 đến 70

 Tiết: 62

Hướng dẫn đọc thêm: MẸ HIỀN DẠY CON

 S : 01.12.2011

A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh

- Hiểu thái độ, tính cách, phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử

- Hiểu cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử ở thời trung đại

B - Trọng tâm: ý nghĩa giáo huấn của truyện

C - Phương pháp: Hỏi đáp, gợi tìm

D - Chuẩn bị: Tìm các câu tục ngữ có nội dung tương ứng với bài học

E - Các bước lên lớp:

1) Ổn định lớp:

2) Kiểm tra bài cũ:

- So sánh mức độ cái nghĩa của Hổ trong văn bản “ Con Hổ có nghĩa”

- bài học giáo huấn trong truyện là gì?

3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài

Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng

- hướng dẫn học sinh đọc văn bản?

- Gọi học sinh đọc?

- hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích?

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm: tóm tắt nội dung 5 sự việc dạy con diễn ra giữa 2 mẹ con thầy Mạnh Tử (Theo mẫu)

- Giáo viên thu kết quả thảo luận Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên tóm tắt lại 5 nội dung chính

- Cho biết 3 sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì?

- Sự việc thứ 4 có ý nghĩa giáo dục gì?

- Sự việc cuối cùng có ý nghĩa giáo dục gì?

- Mục đích của việc dời nhà đi 2 lần là gì?

- Tìm 1 số câu tục ngữ Việt Nam có nội dung tương ứng với ý trên?

- Lần thứ 4, bà mẹ đã làm gì đối với con?

- Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình như thế nào?

- Bà sửa việc làm sai bằng cách nào?

- Việc người mẹ đi mua thịt cho con ăn cho biết gì về cách dạy con?

- Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối cùng?

- tại sao người mẹ đang dệt lại cắt đứt tấm vải?

- Lúc đó, người mẹ thể hiện thái độ gì khi dạy con?

- Thái độ đó có phải là biểu hiện của tình thương trong tầm lòng người mẹ không? Vì sao?

- Sau khi được mẹ dạy bảo, Mạnh Tử có gì thay đổi?

- Kết quả của việc dạy con là Mạnh Tử trở thành người như thế nào?

- bài học giáo huần về việc dạy con là gì?

- hướng dẫn học sinh làm bài tập. học sinh phát biểu cảm nghĩ về việc thứ 5?

- Đạo làm con phải như thế nào?

- học sinh làm bài tập 3

- học sinh đọc

- học sinh tìm hiểu chú thích

- học sinh thảo luận nhóm

- vấn đề chon môi trường sống cho con

- Cách ứng sử hằng ngày

- Hướng con vào việc học tập chuyên cần

- Tìm môi trướng sống có lợi để hoàn thành nhân cách trẻ

- “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”

- Nói dối

- sai

- Đi mua thịt Lợn về cho con ăn

- không nói dối, giữ chữ tín, thành thật

- Con bỏ học, mẹ cắt đứt tấm vải

- Vải còn có thể làm lại được, người hư khó làm lại

- nghiêm khắc

- Phải, vì mục địch người mẹ muốn con thành người tốt đẹp, giỏi

- Học tập, chuyên cần

- Bậc đại hiền

- Chọn môi trường sống, dạy đạo đức, say mê học tập, nghiêm khắc yêu thương

- Vâng lời cha mẹ

I - Đọc, chú thích:

II – Tìm hiểu văn bản:

1 - Dạy con bằng cách chuyển chỗ ở

- dời nhà gần nghĩa địa

- dời nhà gần chợ

- dời nhà gần trường học: ảnh hưởng tốt đến tính nết của MT

=> Muốn con thành người tốt cần tạo cho con môi trường sống trong sạch

2 - Dạy con bằng cách ứng sử hàng ngày trong gia đình:

- Người lớn không được nói dối. phải dạy chữ tín thành thật

- Dạy con ý chí học tập bằng cach nghiêm khắc

=> Tình mẹ con sâu nặng. muốn con trở thành đức cao, tài rộng

3 - ý nghĩa giáo huần từ truyện:

- Dạy con phải chọn môi trường sống tốt đẹp

- Phải dạy đạo đức

Phải dạy lòng say mê học tập

- không nuông chiều mà phải nghiêm khắc, dựa trên niềm yêu thương

III - Luyện tập:

Bài 1: học sinh nêu cảm nghĩ về sự việc thứ 5

Bài 2: đạo làm con là phải vâng lời cha mẹ

Bài 3:

- Công tử, đệ tử,. có ý nghĩa là con

- Bất tử, tử trận, cảm tử: có nghĩa là chết

 

doc 13 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 61 đến 70", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 61
CỤM ĐỘNG TỪ
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Nắm được khái niệm cụm động từ
Hiểu được cấu tạo của cụm động từ
B - Trọng tâm: Cấu tạo của cụm động từ 
C - Phương pháp: Gợi tìm, tích hợp
D - Chuẩn bị: Đọc lại truyện “ Con Hổ có nghĩa”
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là động từ? Cho ví dụ ?
Tìm động từ có trong ví dụ sau: “ Từ đó về sau, mỗi dịp ngày giỗ bác tiều, hổ lại đưa dê hoặc lợn đến để ở ngoài cửa nhà bác tiều”
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa
Tìm các động từ có trong câu?
Các từ in đậm đó bổ sung nghĩa cho những từ nào?
Khi những từ in đậm bổ sung nghĩa cho những động từ trên và kết hợp tạo thành cụm gì?
Vậy ý nghĩa, chức vụ của các từ in đậm là gì?
Thế thì cụm động từ là gì?
Thử lược bỏ các từ in đậm nói trên rồi rút ra nhận xét về vai trò của chúng?
Tìm 1 động từ, sau đó tạo nó thành 1 cụm động từ?
Rút ra ý nghĩa của cụm động từ?
Đặt câu với cụm động từ?
Giáo viên hướng dẫn học sinh vẽ mô hình cấu tạo của cụm động từ “ ®ã đi nhiều nơi” và “ cũng ra những câu đố oái oăm để hỏi mọi người”
Trước hết hãy tìm những phụ ngữ trước và sau của các động từ trong câu?
Rút ra mô hình cụm động từ?
Cho ví dụ về cụm động từ? và xếp chúng vào mô hình?
Các phụ ngữ tước và sau có những tác dụng gì?
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện phần bài tập 
Gọi học sinh làm bài tập 1
Giáo viên nhận xét ghi diểm
Gọi học sinh làm bài tập 3
Giáo viên nhận xét, ghi điểm chi học sinh 
- Học sinh đọc ví dụ

- đi, ra, hỏi
- §ộng từ vừa tìm
- Cụm động từ 
- Bổ sung ý nghĩa và làm phụ ngữ
- Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ khác đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa
- Đầy đủ hơn so với động từ 
- đã (pt), nhiều nơi (ps)
- cũng (pt), những câu đố oái oăm (ps)
- Để (pt), mọi người (ps)
- Gồm 3 bộ phận
- Học sinh cho ví dụ

- Bổ sung nghĩa: quan hÖ, hướng, địa điểm...
- Học sinh lên bảng làm
- Học sinh làm bài tập
I - Bài học:
1 - Cụm động từ là gì?
- Là loại tổ hợp do động từ với 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành
- Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa
- Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn 1 động từ nhưng hoạt động giống động từ
ví dụ: Ăn cơm rồi
2 - Cấu tạo của cụm động từ:
 PT PTT PS
 Chưa thấy trả lời
- Các phụ ngữ trước bổ sung cho động từ: ban...
- Phụ ngữ sau: bổ sung về đối tượng, hướng
II - Luyện tập:
a) Còn đang đùa nghịch ở sau nhà
b) Yêu thương Mỵ Nương hết mực. Muốn kén cho con... Xứng đáng
c) Đành tìm cách giữ sứ thần ở công quán để có thì giờ đi hỏi ý kiến em bé thông minh nọ
Bài 3: Chưa và không đều có ý nghĩa phủ định
Chưa: Sự phủ định tương đối, hàm nghĩa có thể có trong tương lai
Không: Là phủ định tuyệt đối, hàm nghĩa không có
4) Củng cố: Gọi học sinh đọc phần Ghi nhớ
5) Dặn dò: 
Học bài + làm bài tập 2,4
chuẩn bị: “ Tính từ và cụm tính từ"
------------------------------------------ 
Tiết: 62
Hướng dẫn đọc thêm: MẸ HIỀN DẠY CON
 S : 01.12.2011
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Hiểu thái độ, tính cách, phương pháp dạy con trở thành bậc vĩ nhân của bà mẹ thầy Mạnh Tử
Hiểu cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử ở thời trung đại
B - Trọng tâm: ý nghĩa giáo huấn của truyện
C - Phương pháp: Hỏi đáp, gợi tìm
D - Chuẩn bị: Tìm các câu tục ngữ có nội dung tương ứng với bài học 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
So sánh mức độ cái nghĩa của Hổ trong văn bản “ Con Hổ có nghĩa”
bài học giáo huấn trong truyện là gì?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
hướng dẫn học sinh đọc văn bản?
Gọi học sinh đọc?
hướng dẫn học sinh tìm hiểu chú thích?
Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm: tóm tắt nội dung 5 sự việc dạy con diễn ra giữa 2 mẹ con thầy Mạnh Tử (Theo mẫu)
Giáo viên thu kết quả thảo luận
Gọi học sinh nhận xét. Giáo viên tóm tắt lại 5 nội dung chính
Cho biết 3 sự việc đầu có ý nghĩa giáo dục gì?
Sự việc thứ 4 có ý nghĩa giáo dục gì?
Sự việc cuối cùng có ý nghĩa giáo dục gì?
Mục đích của việc dời nhà đi 2 lần là gì?
Tìm 1 số câu tục ngữ Việt Nam có nội dung tương ứng với ý trên?
Lần thứ 4, bà mẹ đã làm gì đối với con?
Làm xong bà tự nghĩ về việc làm của mình như thế nào?
Bà sửa việc làm sai bằng cách nào?
Việc người mẹ đi mua thịt cho con ăn cho biết gì về cách dạy con?
Sự việc gì đã xảy ra trong lần cuối cùng?
tại sao người mẹ đang dệt lại cắt đứt tấm vải?
Lúc đó, người mẹ thể hiện thái độ gì khi dạy con?
Thái độ đó có phải là biểu hiện của tình thương trong tầm lòng người mẹ không? Vì sao?
Sau khi được mẹ dạy bảo, Mạnh Tử có gì thay đổi?
Kết quả của việc dạy con là Mạnh Tử trở thành người như thế nào?
bài học giáo huần về việc dạy con là gì?
hướng dẫn học sinh làm bài tập. học sinh phát biểu cảm nghĩ về việc thứ 5?
Đạo làm con phải như thế nào?
học sinh làm bài tập 3
- học sinh đọc
- học sinh tìm hiểu chú thích 
- học sinh thảo luận nhóm
- vấn đề chon môi trường sống cho con
- Cách ứng sử hằng ngày
- Hướng con vào việc học tập chuyên cần
- Tìm môi trướng sống có lợi để hoàn thành nhân cách trẻ
- “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- Nói dối
- sai
- Đi mua thịt Lợn về cho con ăn
- không nói dối, giữ chữ tín, thành thật
- Con bỏ học, mẹ cắt đứt tấm vải
- Vải còn có thể làm lại được, người hư khó làm lại
- nghiêm khắc
- Phải, vì mục địch người mẹ muốn con thành người tốt đẹp, giỏi
- Học tập, chuyên cần
- Bậc đại hiền
- Chọn môi trường sống, dạy đạo đức, say mê học tập, nghiêm khắc yêu thương
- Vâng lời cha mẹ
I - Đọc, chú thích:
II – Tìm hiểu văn bản:
1 - Dạy con bằng cách chuyển chỗ ở
- dời nhà gần nghĩa địa
- dời nhà gần chợ
- dời nhà gần trường học: ảnh hưởng tốt đến tính nết của MT
=> Muốn con thành người tốt cần tạo cho con môi trường sống trong sạch
2 - Dạy con bằng cách ứng sử hàng ngày trong gia đình:
- Người lớn không được nói dối. phải dạy chữ tín thành thật
- Dạy con ý chí học tập bằng cach nghiêm khắc
=> Tình mẹ con sâu nặng. muốn con trở thành đức cao, tài rộng
3 - ý nghĩa giáo huần từ truyện:
- Dạy con phải chọn môi trường sống tốt đẹp
- Phải dạy đạo đức
Phải dạy lòng say mê học tập
- không nuông chiều mà phải nghiêm khắc, dựa trên niềm yêu thương
III - Luyện tập:
Bài 1: học sinh nêu cảm nghĩ về sự việc thứ 5
Bài 2: đạo làm con là phải vâng lời cha mẹ
Bài 3: 
- Công tử, đệ tử,... có ý nghĩa là con
- Bất tử, tử trận, cảm tử: có nghĩa là chết
4) Củng cố: 
 Sự thành đạt của con cái là nhờ đâu?
 Truyện này có điểm gì giống với truyện trung đại nước ta?
5) Dặn dò: Học bài, chuẩn bị “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng”
-------------------------------- 
Tiết: 63
TÍNH TỪ VÀ CỤM TỪ
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Nắm được đặc điểm của tính từ và 1 số loại tính từ cơ bản
Nắm được cấu tạo của cụm tính từ 
B - Trọng tâm: đặc điểm của tính từ và cụm tính từ 
C - Phương pháp: Tích hợp, gợi tìm
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là cụm động từ? Cho ví dụ?
Xác định cụm động từ và điền vào mô hình của cụm động từ trong câu văn sau: “Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi”
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh đọc 2 câu văn a, b
Nhắc lại tính từ là gì?
Tìm các tính từ có trong các câu văn trên?
Các tính từ này có ý nghĩa gì?
Tìm thêm 1 số tính từ mà em biết?
Xét ví dụ: 
+ Em thêm đường mà vẫn đắng
+ Bạn đứng đừng nghiêng
Xác định tính từ có trong ví dụ ?
Ở mỗi tính từ trên đã kết hợp được với từ nào?
Vậy so sánh tính từ với động từ về khả năng kết hợp được với: đã, đang, vẫn...?
Còn về khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ?
Về khả năng làm chủ ngữ?
Khả năng làm vị ngữ?
Giáo viên đưa ví dụ để học sinh 1) so sánh
2) Em bé ngã
Em bé thông minh
Ở ví dụ nào đã thành câu?
Vậy muốn ví dụ 2 thành câu ta phải làm gì?
Trong số các tính từ vừa tìm ở phần I, tính từ nào có khả năng kết hợp với: Rất, hơi, khá, lắm?
Vậy những tính từ đó chỉ đặc điểm gì?
Còn những tính từ không kết hợp được với các từ trên thì chỉ đặc điểm gì?
=> Vậy tính từ có mấy loại?
Gọi học sinh đoch các câu văn phần III
Tìm các tính từ trong phần in đậm?
những từ nào làm rõ nghĩa cho tính từ đó?
những từ làm rõ nghĩa cho tính từ đứng ở vị trí nào so với tính từ?
=> Vậy mô hình cụm tính từ gồm mấy phần?
Các phụ ngữ ấy bổ xung cho tính từ ý nghĩa gì?
Điền cụm tính từ trên vào mô hình?
hướng dẫn học sinh làm BT
- học sinh đọc ví dụ
- Là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động...
a) Bé, oai; b) Vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi
- Chỉ đặc điểm, trạng thái, tính chất
- Xanh, chát chua...lệch, ngay
- Đắng, nghiêng
- Vẫn, đừng
- tính từ và động từ có khả năng kết hợp giống nhau
- tính từ bị hạn chế, động từ thì kết hợp mạnh
- Giống nhau
- tính từ hạn chế hơn động từ

- VD1, còn VD2 mới 1 cụm từ
- Thêm vào trước hoặc sau từ thông minh 1 chỉ từ hoặc 1 phụ từ
- bé, oai
- Tương đối
- Tuyệt đối
- 2 loại
- học sinh đọc ví dụ

- Yên tĩnh, nhỏ, sáng
- Vốn, đã, rất, lại, vằng vặc, ở trên không
- Trước và sau
- 3 phần
- học sinh điền vào mô hình
I - bài học:
1 - đặc điểm của tính từ:
- tính từ là từ chỉ đặc điểm, tính chất của sừ vật, hành động, trạng thái
ví dụ: Ngay, tím, xanh...
- tính từ có thể kết hợp với các từ: Đã, sẽ, đang, vẫn... tạo thành cụm tính từ 
- khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ của tính từ rất hạn chế
ví dụ: Anh vẫn trẻ
- tính từ có thể làm VN, CN trong câu; làm VN hạn chế hơn động từ 
2 – Các loại tính từ:
 Có 2 loại:
- tính từ chỉ đặc điểm tương đối ( kết hợp được với từ chỉ mức độ)
ví dụ: Rất bé
- tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối: không kết hợp với từ chỉ mức độ
ví dụ: Đỏ au
3 - Cụm tính từ:
 Mô hình:
 PT PTT PS
 Đang xanh bạc lắm
- Phụ trước: quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, tính chất...
- Phụ sau: Vị trí, sự so sánh, mức độ...
II - Luyện tập:
Bài 1:
a) sun sun như con đĩa
b) chần chẫn như cái đòn càn
c) Bè bè như cái quạt thóc
Bài 2:
- Về cấu tạo đều là từ láy
- Về tác dụng: gợi tìm, gợi cảm
- Hình ảnh mà tính từ gợi ra là sự vật tâm fthường, không giúp cho việc nhận thức 1 sự vật to lớn, mới mẻ như “ Con Voi”
=> Nhận thức hạn hẹp, chủ quan
4) Củng cố: học sinh đọc ghi nhớ
5) Dặn dò: 
Học bài, làm bài tập 3,4
Chuẩn bị “ Ôn tập kiểm tra HKI”
------------------------------------------ 
Tiết: 64
TRẢ BÀI VIẾT TẬP LÀM VĂN SỐ 3
 S : 5.12.2011
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Đánh giá được ưu, khuyết điểm bài văn của mình theo yêu cầu của bài làm văn được nêu trong tiết trả bài này
Tự sửa các lỗi chính tả, dùng từ, viết câu trong bài văn đã làm
B - Trọng tâm: Tự sửa các lỗi sai sót
C - Phương pháp: Gợi tìm
D - Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị ghi lại các lỗi sai sót học sinh mắc phải
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại: Khi kể chuyện sinh hoạt thì yếu tố nào là chính?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gọi học sinh nhắc lại đề
Giáo viên ghi đề bài lên bảng
Giáo viên phát bài cho học sinh 
hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài
+ Đề thuộc phương thức nào?
+ kể về sự việc gì?
Cho học sinh đọc lại các yêu cầu trả bài trong sgk
Dành 5 phút cho học sinh đọc lại bài làm của mình
Theo em, bài làm của mình đã đúng theo yêu cầu trên chưa
Giáo viên nhận xét bài làm của học sinh 
Chỗ nào trong bài viết của em, em chưa hiểu? (Về cách viết, chấm...)
học sinh chỉ ra lỗi sai sót và tự sửa chữa?
- học sinh nhắc lại đề
- học sinh nhận bài
- Tự sự: Kể chuyện
- Chuyện về mẹ của em
- học sinh đọc yêu cầu
- học sinh tự nhận xét bài làm của mình
- học sinh tự sửa lỗi sai sót
I - Đề bài: Em hãy kể chuyện về mẹ của em
II - Nội dung tiến hành:
1 – Phát bài, HS đọc lại bài:
2 – Yêu cầu của đề:
- Phương thức: Tự sự
- Sự việc: Chuyện về mẹ của em
3 - nhận xét chung:
a) Ưu điểm:
- Hầu hết, học sinh đều xác định đúng phương thức, nhân vật, trình bày đủ các phần của bài văn
- 1 số bài có sự việc thú vị, xây dựng được hình tượng nhân vật, gây được cảm xúc, diễn đạt tương đối
b) Tồn tại:
- 1 số bài, xây dựng hình tượng nhân vật còn sơ sài, diien đạt còn lủng củng, lỗi chính tả còn nhiều
 - 1 hay bài viết kể câu chuyện ý nghĩa chưa nổi bật
4 - Chữa lỗi sai sót:
a) Lỗi chính tả:
- dạy sớm -> dậy sớm
- song việc -> xong việc
- đêm cơm -> đem cơm
b) Lỗi diễn đạt:
5 – Rút kinh nghiệm:
- Cần đọc kỹ đề, không sa vào việc tả nhân vật 
- Trình bày phải rõ ràng, 
4) Củng cố: Gọi học sinh đọc lại yêu cầu khi viết bài kể chuyện?
5) Dặn dò: 
Học bài, đọc lại bài để rút kinh nghiệm
Chuẩn bị “Thi tổng hợp HKI”
------------------------------------- 
Tiết: 65
THẦY THUỐC GIỎI 
CỐT NHẤT Ở TẤM LÒNG
 S : 10.12.2011
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính chẳng những đã giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn là có tấm lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ lúc đau ốm lên trên tất cả. mặc khác, cũng hiểu thêm cách viết truyện gần với cách viết ký, viết sử ở thời trung đại
B - Trọng tâm: bài học giáo huấn từ truyện
C - Phương pháp: Tích hợp, hỏi đáp, thảo luận nhóm
D - Chuẩn bị: 
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: bài học dạy con được rút ra từ truyện “ mẹ hiền dạy con “?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc văn bản 
Nêu ý chính về tác giả
Hoàn cảnh sáng tác văn bản?
Chủ đề của truyện là gì?
Tìm bố cục và nội dung của từng đoạn?
Thái y lệnh đã có những hành động, việc làm gì?
Trong các hành động của ông, hành động nào làm em xúc động nhất?
Em có nhận xét gì về khối lượng lời văn dành cho việc kể hành động?
Điều đó thể hiện ý đồ gì của tác giả khi viết truyện?
Qua đó, em có nhận xét gì về Thái y lệnh?
Trong tình huống khi sứ giả đến gọi đi chữa bệnh cho quý nhân đã đặt Thái y lệnh vào việc khó khăn gì?
Lời đáp của Thái y lệnh cho biết gì về ông
Thái độ của vua Trần Anh Vương?
- Đọc diễn cảm
- Con trai Hồ Quý Ly, làm quan
- Viết lúc ở Trung Quốc
- Nêu cao gương sáng của 1 bậc lương y chân chính
- 3 đoạn
- Tích trữ gạo, mua nhiều thuốc để chữa bệnh cho người nghèo khổ; cứu sống nhiều người
- Rất nhiều
- Làm rõ phẩm chất đạo đức, bản lĩnh của Thái y lệnh
- Phẩm chất cao quý, có tài, đức
- phải lựa chọn việc cứu người
+ giữa phận làm tôi với việc cứu dân thường
+ giữa tính mệnh của người dân với tính mệnh của mình
- lúc đầu: Tức giận
- Về sau: ca ngợi Thái y lệnh
I - Đọc, chú thích:
1 – Tác giả:
- HN Trừng (1374-1446), con trai trưởng Hồ Quý Ly, làm quan- bị giặc Minh bắt về Trung Quốc và cũng làm quan trong nhà Minh
2 – Tác phẩm: Viết khi ông ở TQ
II – Tìm hiểu văn bản:
1 - Chủ đề: 
 Nêu cao gương sáng
2 – Phân tích:
a) Vị Thái y lệnh: Đầy nhân cách và bản lĩnh
+ Quyền uy không thắng nổi y đức
+ Tính mệnh của mình đặt dưới tính mệnh của người dân
+ Trí tuệ trong phép ứng sử
--> 1 con người có phẩm chất cao quý không chỉ có tài chữa bệnh mà còn có lòng thương yêu và quan tâm cứu sống người bệnh
b) Vua Trần Anh Vương:
- Lúc đầu: tức giận
- Về sau: không những hết tức giận mà còn ca ngợi Thái y lệnh
--> 1 vị vua có lòng nhân đức, sáng suốt
III - Luyện tập:
1 - Một lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải:
- Giỏi về nghề nghiệp
- Có lòng nhân đức
2 - Sự khác nhau g 2 cách dịch:
- “ Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” Nói có tấm lòng là đủ
- “ Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” là chuẩn xác hơn người thầy thuốc phải có 2 phẩm chất: Giỏi năng lực, phải có đạo đức; trong đó lấy tấm lòng làm gốc
4) Củng cố: Gọi học sinh đọc ghi nhớ?
5) Dặn dò: Học bài, rút ra bài học cho những người làm nghề y hôm nay và sau này?
------------------------------ 
Tiết: 66
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Củng cố, hệ thống lại nội dung những kiến thức về Tiếng Việt đã học trong HKI
Vận dụng kiến thức lý thuyết đã học vào giải các bài tập
B - Trọng tâm: nội dung của các từ loại Tiếng Việt
C - Phương pháp: Hỏi - đáp
D - Chuẩn bị: Xem lại nội dung kiến thức đã học
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Ta đã học được các từ loại Tiếng Việt nào?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Từ có cấu tạo như thế nào?
Cho ví dụ về từ đơn, từ phức?
Một từ có thể có mấy nghĩa?
Cho ví dụ?
Phân loại từ theo nguồn gốc thì từ phân thành mấy loại?
Cho ví dụ 
Dùng từ sai do những lỗi nào?
Kể các từ loại Tiếng Việt đã học?
Cho ví dụ mỗi loại?
Các cụm từ đã học?
Cho ví dụ 
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm 1 số bài tập 
- Từ đơn - Từ phức
- một hoặc nhiều nghĩa
- 2 loại: Thuần Việt, từ mượn
- Lặp, lẫn lộn từ gần âm, dùng từ không đúng nghĩa
- danh từ, động từ, tính từ, số từ, lượng từ và chỉ từ
1 - Cấu tạo của từ:
- Từ đơn
- Từ phức: Từ ghép, từ láy
ví dụ: Mẹ, học sinh 
2 – Nghĩa của từ:
- Nghĩa gốc
- Nghĩa chuyển
ví dụ: Cái lưỡi - lưỡi cày
3 – Phân loại từ theo nguồn gốc
- Từ thuần Việt
- Từ mượn:
+ Từ mượn hán: Từ gốc Hán, Từ hán Việt
+ Từ mượn ngôn ngữ khác
ví dụ: Biển, phu nhân
4 - lỗi dùng từ:
Lặp từ, lẫn lộn các từ phần, dùng từ không đúng nghĩa
5 - Từ loại và cụm từ:
a) danh từ: C. nhân, Huệ, Hoa...
- Cụm danh từ: những cánh hao
b) động từ: chạy
- Cụm động từ: Chạy xồng xộc
c) tính từ: xanh biếc
- Cụm tính từ: xanh thăm thẳm
d) Số từ: hai
e) lượng từ: Mấy, các
g) Chỉ từ: Này, kia
4) Củng cố: Cho biết sự khác nhau giữa số từ và lượng từ?
5) Dặn dò: Học bài, Chuẩn bị “Kiểm tra HKI”
--------------------------------- 
Tiết: 69
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN :
THI KỂ CHUYỆN
S : 27.12.2011
A - Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh
Lôi cuốn học sinh tham gia các hoạt động về ngữ văn
Rèn cho học sinh thói quen yêu văn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn, kể chuyện...
B - Trọng tâm: Kể lại 1 câu chuyện
C - Phương pháp: 
D - Chuẩn bị: Mỗi học sinh chuẩn bị 1 truyện mà mình thích nhất
E - Các bước lên lớp: 
1) Ổn định lớp: 
2) Kiểm tra bài cũ: Thử giới thiệu 1 số trò chơi dân gian ở địa phương em?
3) Bài mới: Giáo viên giới thiệu vào bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Yêu cầu khi kể chuyện ta phải kể như thế nào?
học sinh tự chọn 1 truyện mà mình tâm đắc, bất cứ thể loại nào?
Số học sinh còn lại dưới lớp ghi vào giấy truyện mà mình định kể
Giáo viên nhận xét bài kể chuyện của học sinh – ghi điểm
Giáo viên nhận xét đánh giá giờ kể chuyện
- Rõ ràng, diễn cảm, có ngữ điệu
- Phát âm đúng
- Tự tin
- học sinh kể chuyện
- Số học sinh còn lại dưới lớp ghi sẵn truyện kể ra giấy
I – Yêu cầu khi thi kể chuyện:u
- Kể chứng không đọc. Lời kể phải rõ ràng, mạch lạc, diễn cảm, có ngữ điệu
- phát âm đúng
- đàng hoàng, tự tin, nhìn vào người nghe
- Biết mở đầu, biết cảm ơn người nghe
II - Tiến hành:
1 - học sinh kể lại 1 truyện mà mình tâm đắc, bất kỳ thể loại nào
- Câu chuyện phải có nội dung ý nghĩa 
2 - nhận xét về tiết kể chuyện:
- Hầu hết học sinh rất hứng thú, chú ý, theo dõi quá trình kể chuyện của bạn
- Biết nhận xét 
- Một số em kể đạt yêu cầu
- Một số em còn rụt rè, chưa mạnh dạn nên bài kể còn hạn chế
4) Củng cố: 
 Qua giờ thi kẻ chuyện, em có nhận xét gì về tiết học này?
Tác dụng của giờ học thi kể chuyện là gì?
5) Dặn dò: Học bài, Chuẩn bị “ Ôn tập lại nội dung kiến thức đã học “

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 Tiet 61 den 69.doc