Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 52: Số từ và lượng từ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 52: Số từ và lượng từ

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Khái niệm Số từ và Lượng từ.

- Ý nghĩa và công dụng của Số từ và Lượng từ

2. Kĩ năng: - Nhận diện được số từ và lượng từ.

3. Thái độ: - Vận dụng Số từ và Lượng từ trong khi nói và viết.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.

- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng phụ.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 13027Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 52: Số từ và lượng từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........
Lớp 6B	Tiết (TKB):	 	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 52:
Số từ và lượng từ
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm Số từ và Lượng từ.
- ý nghĩa và công dụng của Số từ và Lượng từ
2. Kĩ năng: - Nhận diện được số từ và lượng từ.
3. Thái độ: - Vận dụng Số từ và Lượng từ trong khi nói và viết.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, Bảng phụ.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra:
- Thế nào cụm danh từ? Cho ví dụ?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 – Số từ.
I. Số từ.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu Ví dụ trong SGK.
- Các từ in đậm bổ sung ý nghĩa cho những từ nào?
- Các từ được bổ sung thuộc từ loại nào?
- Chúng bổ sung ý nghĩa gì cho danh từ?
- Nhận xét về vị trí của nó so với từ mà nó bổ nghĩa?
* Những từ in đậm trong ví dụ a và b mà chúng ta vừa tìm hiểu chính là số từ. Vậy, em hiểu thế nào là số từ?
- Từ “đôi” trong “một đôi” có phải là số từ không? Vì sao?
- Em hãy tìm các từ có ý nghĩa khái quát và công dụng như từ “đôi”?
- Lấy VD về số từ?
- Cho HS đọc to Ghi nhớ 1?
- Tìm hiểu Ví dụ.
- Theo dõi, trả lời.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Theo dõi, nhận xét.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Tìm.
- Lấy ví dụ.
- Đọc Ghi nhớ 1.
1. Ví dụ: (SGK, 128).
* Nhận xét:
- hai: bổ sung cho “chàng”
- một trăm ván, nệp
- chín: ngà, cựa, hồng mao
- một: đôi
- sáu Hùng Vương
a. Bổ sung ý nghĩa về số lượng.
b. Bổ sung ý nghĩa về thứ tự.
a. Đứng trước danh từ.
b. Đứng sau danh từ.
2. Ghi nhớ: (SGK, 128).
* Hoạt động 2 – Lượng từ.
II. Lượng từ.
- Cho HS đọc và tìm hiểu Ví dụ trong SGK.
- Các từ các, cả, mấy có ý nghĩa gì? Nó có gì giống và khác so với số từ?
- Em hiểu thế nào là lượng từ?
- Vẽ mô hình cụm DT.
- Xếp các từ in đậm trên vào mô hình cụm danh từ?
- Tìm hiểu Ví dụ.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Theo dõi mô hình.
- Sắp xếp.
1. Ví dụ: (SGK, 129)
* Nhận xét:
- Các, cả, những, mấy chỉ luợng ít hay nhiều của sự vật.
- Chúng đứng trước DT
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
T1
T2
TT1
TT2
S1
S2
các
hoàng tử
cả
những
mấy vạn
kẻ
tướng sĩ
thua trận
- Dựa vào vị trí của lượng từ trong cụm danh từ, có thể chia lượng từ làm mấy loại?
- Cho ví dụ?
- Yêu cầu HS đọc to phần Ghi nhớ 2?
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Cho ví dụ.
- Đọc Ghi nhớ.
2. Ghi nhớ: (SGK, 129).
- Khái niệm
- Phân loại:
- Lượng từ chỉ ý nghĩa toàn thể: cả, tất cả, tất thảy
- Lượng từ chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối: những, các mọi, từng.
* Hoạt động 3 – Luyện tập.
III. Luyện tập.
1. Bài tập 1: Các số từ trong bài thơ “Không ngủ được”
a. Một, hai, ba, năm: Chỉ số lượng đứng trước danh từ.
b. Bốn, năm: chỉ số thứ tự đứng sau DT.
2. Bài tập 2: các từ: Trăm, ngàn, muôn: được dùng để chỉ số lượng nhiều, rất nhiều của sự vật.
3. Bài tập3: Điểm giống và khác nhau của các từ: từng, mỗi.
- Giống nhau: tách ra từng cá thể, từng sự vật.
- Khác nhau:
+ Từng mang ý nghĩa lần lượt theo trình tự.
+ Mỗi mang ý nghĩa nhấn mạnh, tách riêng từng cá thể.
3. Củng cố.
- Bài học hôm nay chúng ta cần nắm những nội dung gì?
4. Dặn dò.
- Học bài, thuộc Ghi nhớ.
- Hoàn thiện Bài tập.
- Soạn: Kể chuyện tưởng tượng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 52.doc