Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Treo biển. Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới áo mới

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Treo biển. Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới áo mới

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức:

- Khái niệm truyện cười.

- Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong truyện “Treo biển” và truyện “Lợn cưới áo mới”.

2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu các văn bản truyện cười và phân tích ngụ ý của các truyện.

3. Thái độ: Tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC.

III. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.

- Phương tiện: SGK, Giáo án, Tranh ảnh minh hoạ.

- Phương pháp, kĩ thuật dạy học:

2. Học sinh: SG K, Vở soạn, Vở ghi.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 16048Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 51: Treo biển. Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới áo mới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:........
Lớp 6B	Tiết (TKB):	 	Ngày dạy:	Sĩ số: 	Vắng:
Tiết 51:
Văn bản
Treo biển 
Hướng dẫn đọc thêm: Lợn cưới áo mới
(Truyện cười)
I. Mục tiêu.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: 
- Khái niệm truyện cười.
- Nội dung, ý nghĩa, nghệ thuật gây cười trong truyện “Treo biển” và truyện “Lợn cưới áo mới”.
2. Kĩ năng: - Đọc - hiểu các văn bản truyện cười và phân tích ngụ ý của các truyện.
3. Thái độ: Tự rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân.
II. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên.
- Tài liệu tham khảo: SGV, Thiết kế bài giảng.
- Phương tiện: SGK, Giáo án, Tranh ảnh minh hoạ.
- Phương pháp, kĩ thuật dạy học: 
2. Học sinh: SG K, Vở soạn, Vở ghi.
IV. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra:
- Thế nào là truyện ngụ ngôn? Gọi tên các truyện ngụ ngôn mà em thích?
- Nêu bài học rút ra từ một câu chuyện ngụ ngôn mà em thích?
2. Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
- Hướng dẫn HS đọc các văn bản.
- Cho HS tìm hiểu Chú thích.
- Em hiểu như thế nào về truyện cười?
- Cho HS giải thích từ.
- Đọc theo hướng dẫn.
- Tìm hiểu Chú thích.
- Theo dõi, trả lời.
- Giải thích từ.
I. Đọc và tìm hiểu Chú thích.
1. Đọc.
2. Tìm hiểu Chú thích.
a. Khái niệm truyện cười.
- Kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Tạo ra tiếng cười mua vui hay phê phán những thói hư tật xấu trong XH.
b.Giải thích từ.
* Hoạt động 2 – Đọc hiểu văn bản.
- Câu chuyện được bắt đầu bằng sự việc nào?
- Nội dung tấm biển có mấy yếu tố? Vai trò của từng yếu tố?
+ ở đây: Thông báo địa điểm của cửa hàng.
+ có bán: Thông báo hoạt động.
+ cá: Thông báo mặt hàng bán.
+ tươi: Thông báo chất lượng hàng.
- Theo em, biển ghi như vậy hợp lý chưa? Vì sao?
- Cái đáng cười nảy sinh khi nào?
- Có mấy người góp ý? Góp ý như thế nào?
- Nhà hàng tiếp thu ra sao?
- Đọc truyện này những chi tiết nào làm em cười?
- Khi nào cái cười bộc lộ rõ nhất? Vì sao?
- ý nghĩa cái cười trong truyện?
- Từ truyện này em có thể rút ra bài học gì?
- Nếu nhà hàng bán cá trong truyện nhờ em làm lại cái biển, em sẽ làm như thế nào?
- Qua câu truyện, em rút ra bài học gì về cách dùng từ?
- Theo dõi văn bản, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Phát biểu.
-Suy nghĩ, phát biểu.
II. Đọc hiểu văn bản.
A. “Treo biển”.
1. Treo biển quảng cáo. 
- “ở đây có bán cá tươi”.
- Biển có bốn yếu tố, thông báo bốn nội dung
- Biển ghi hợp lí, các thông tin đầy đủ, chính xác, không cần thêm bớt chữ nào.
2. Những góp ý về cái biển.
- Có bốn người góp ý về cái biển.
3. Sự tiếp thu của nhà hàng.
- Mỗi lần nghe góp ý nhà hàng làm theo ngay không cần suy nghĩ.
- Cái biển được cất đi.
=> Cái ngược đời phi lí, trái tự nhiên làm tiếng cười bật ra.
* Ghi nhớ: SGK.
- Anh thứ nhất có gì để khoe?
- Theo em, một cái áo mới may có đáng để khoe thiên hạ không?
- Anh thứ hai có gì để khoe?
- Có đáng khoe thiên hạ một con lợn làm cỗ cưới không?
- Hai anh kia đã đem những cái rất bình thường để khoe mình có của. Điều đó có đáng cười không? Vì sao?
- Qua sự việc này, nhân dân muốn cười diễu tính xấu gì của người đời?
- Anh có lợn khoe trong tình trạng nào?
- Em hiểu như thế nào là “tất tưởi”?
- Đó có phải là hoàn cảnh để khoe lợn không? Vì sao?
- Cái cách khoe lợn của anh ta như thế nào?
- Lẽ ra anh phải hỏi người ta ra sao?
- Như thế, trong câu hỏi của anh có lợn bị thừa ra những chữ nào?
- Vì sao anh có lợn lại cố tình hỏi thừa ra như thế?
- Anh áo mới thích khoa của đến mức độ nào?
- Cái cách đợi để khoe áo ấy đáng cười ở chỗ nào?
- Điều bất ngờ gì xảy ra đối với anh áo mới?
- Nhận xét về điệu bộ và câu trả lời của anh ta?
- Tác giả dân gian đã sử dụng nghệ thuật gây cười ở chỗ nào?
* GV: đó là sự gặp gỡ của 2 “kì phùng địch thủ” trong cách khoe của. 
=> tiếng cười bật ra.
- Hãy nêu ý nghĩa của truyện? 
- Theo dõi văn bản, trả lời.
- Trả lời.
- Theo dõi, trả lời.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi, trả lời.
- Suy nghĩ.
- Trả lời.
B. “Lợn cưới áo mới”.
1. Những của được đem khoe.
- Một cái áo mới may.
- Một con lợn để cưới.
=> những cái rất bình thường
=> Đáng cười, lố bịch, 
=> Chế giễu tính khoe khoang, nhất là khoe của.
2. Cách khoe của:
* Anh lợn cưới:
- Đang tất tưởi chạy tìm lợn sổng.
- Hỏi to: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?
- Mục đích: Khoe lợn, khoe của.
* Anh áo mới:
- Đứng hóng ở cửa để đợi người ta khen.
- Kiên trì đứng đợi từ sáng đến chiều.
- Giơ vạt áo, bảo: “Từ lúc tôi...”. 
=> Điệu bộ lố bịch, tức cười; thừa hẳn một vế.
* Ghi nhớ: SGK
* Hoạt động 3 – Luyện tập.
- Hướng dẫn HS Luyện tập.
- Làm các Bài tập.
III. Luyện tập.
	3. Củng cố.
	- Qua các văn bản trên, chúng ta rút ra được những bài học gì?
	4. Dặn dò.
- Học bài, thuộc Ghi nhớ.
- Xem lại các thể loại văn học dân gian đã học.
- Soạn bài: Số từ và lượng từ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 51.doc