Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống

*Kĩ năng cần rèn: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau

*Giáo dục tư tưởng: Có ý thức rèn luyện tính tự giác, đoàn kết trong cuộc sống

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: tìm hiểu chi tiết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo

*Học sinh: Đọc và xem trước câu hỏi ở nhà

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4)

- Kể lại các truyện: ếch ngồi đáy giếng, Hs kể tóm tắt, Gv nhận xét bổ

 Thầy bói xem voi? sung đánh giá

- Nêu những bài học cuộc đời được rút ra ?

B/Bài mới (36)

1.Vào bài (1)- Đây là truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hóa. Mỗi một bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể; Nhưng trong truyện này các nhân vật đã không hiểu được điều đó nên đã chịu hậu quả đáng buồn, may mà còn kịp thời cứu được. Truyện mượn chuyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 496Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2 tháng 11 năm 2009
Ngày dạy: tháng 11 năm 2009
Tuần 12 
 Tiết : 45 Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống
*Kĩ năng cần rèn: Rèn luyện kĩ năng kể chuyện bằng các ngôi kể khác nhau
*Giáo dục tư tưởng: Có ý thức rèn luyện tính tự giác, đoàn kết trong cuộc sống
II.Trọng tâm của bài: tìm hiểu chi tiết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Đọc và xem trước câu hỏi ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
- Kể lại các truyện : ‘ếch ngồi đáy giếng’, Hs kể tóm tắt, Gv nhận xét bổ 
 ‘Thầy bói xem voi’ ? sung đánh giá
- Nêu những bài học cuộc đời được rút ra ?
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’)- Đây là truyện ngụ ngôn mà trong đó nhân vật là những bộ phận của cơ thể con người đã được nhân hóa. Mỗi một bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể ; Nhưng trong truyện này các nhân vật đã không hiểu được điều đó nên đã chịu hậu quả đáng buồn, may mà còn kịp thời cứu được. Truyện mượn chuyện các bộ phận cơ thể người để nói chuyện con người.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
5’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
Gv yêu cầu hs nhắc lại khái niệm truyện Ngụ ngôn
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv đọc mẫu, hs đọc tiếp
Gv và hs khác nhận xét cách đọc
Yêu cầu hs đọc chú thích sgk
? Ngoài ra còn từ nào em chưa hiểu ?
? Theo em đại ý của truyện là gì ?
? Truyện có bố cục như thế nào ?
Hs trả lời theo sự định hướng của Gv
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Truyện có bao nhiêu nhân vật ?
? Cách đặt tên như vậy gợi cho em suy nghĩ gì ?
? Tại sao lại gọi là cô Mắt, cậu Chân, Tay, bác Tai, lão Miệng ?
(Hs tìm hiểu, thống kê, phát biểu)
? Đang sống hòa thuận, giữa mọi người với lão Miệng bỗng xảy ra truyện gì ?
? Ai là người phát hiện ra vấn đề ? Có hợp lí không ? Vì sao ?
 (Hs thảo luận, phát biểu ý kiến
 Gv nhận xét định hướng)
Học sinh giải thích từ ‘hăm hở’, ‘nói thẳng’
? Tại sao cả nhóm không để cho lão Miệng được thanh minh ?
? Lời buộc tội với lão Miệng có thực sự công bằng ? Vì sao ? Sự đồng tâm, nhất trí của cả nhóm nói lên điều gì ?
? Kết quả của việc làm vội vã nói trên ?
? Em có nhận xét gì về cách tả từng bộ phận (nhân vật) ?
? Bác Tai đã có hành động gì ? Nhận xét về hành động đó.
? Tại sao cả bọn lại đồng tình với ý kiến của bác Tai ?
? Hãy đánh giá câu nói : ‘Lão Miệng không ăn, chúng ta cũng bị tê liệt’.
? Truyện được kết thúc như thế nào ?
? Bài học rút ra qua câu truyện là gì ?
 (Hs thảo luận, phát biểu ý kiến
 Gv nhận xét định hướng)
Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1.Khái niệm chuyện Ngụ ngôn:
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1.Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc: Chú ý đọc phân biệt và thể hiện được thái độ của các nhân vật.
*Từ khó:
2. Đại ý : Khuyên con người phải biết đoàn kết, đề cao tinh thần tập thể. 
3. Bố cục: (3 phần)
 - Nguyên nhân và tình huống truyện
 - Hành động và kết quả.
 - Bài học rút ra.
4.Tìm hiểu chi tiết:
* Truyện có 5 nhân vật. Nhân vật Miệng là đầu mối của truyện à Lấy tên các bộ phận của cơ thể người để đặt tên cho từng nhân vật.
à Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ à dụng ý :
- Cô Mắt : Duyên dáng.
- Câu Chân, Tay : Làm việc à Khoẻ
- Bác Tai : Chuyên nghe.
- Miệng : Vốn bị ghét nên gọi là Lão.
* Cô Mắt phát hiện ra sự bất hợp lí trong cách phân chia công việc.
à hợp lí vì mắt vốn để nhìn, quan sát.
- Cậu Chân, Tay, bác Tai ủng hộ.
* Hăm hở : thái độ hăng hái, quyết làm cho bằng được.
* Nói thẳng : nói trực tiếp, không quanh cho, giấu diếm những điều muốn nói.
- Lão Miệng bị bất ngờ à không kịp thanh minh vì cả bọn nói xong hả hê ra về.
- Lão Miệng bị bỏ đói vì cả bọn không ai chịu làm việc
* Kết quả :
- Chân, Tay không hoạt động nổi.
- Mắt lờ đờ, muốn ngủ mà không ngủ được.
- Tai ù, Miệng nhợt nhạt, ...
à Cách tả lí thú cụ thể từng biểu hiện thiếu ăn của từng bộ phận cơ thể, mặt khác cho thấy sự thống nhất cao độ của các bộ phận, tạo nên sự sống cho cơ thể, suy rộng ra là sự thống nhất của cả xã hội, cộng đồng.
- Bác Tai nhận ra sai lầm à đã trao đổi với cả bọn à đồng tình vì đã thấm thía, ngấm đòn do chính mình tạo ra.
* Câu nói : Hiểu đúng mối quan hệ tự nhiên giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể. 
- Câu nói ‘Lão Miệng có ăn....khỏe được’ à khẳng định sự thống nhất chặt chẽ, sự gắn bó không thể tách rời giữa các bộ phận khác nhau trong cơ thể con người. Suy rộng ra là trong cộng đồng xã hội.
* Bài học :
Trong một tập thể, cộng đồng, xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt, mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau, với nhau để cùng tồn tại và phát triển.
- Hợp tác, tôn trọng lẫn nhau là con đường sống và phát triển của xã hội, thời đại chúng ta hiện nay. So bì, tị nạnh, kèn cựa, nhỏ nhen là những tính xấu cần tránh, cần phê phán.
III- Tổng kết 
1.Nghệ thuật: 
- Nhân hoá
- Kể chuyện tưởng tượng độc đáo
2.Nội dung: 
Ghi nhớ 
C.Luyện tập(3’)
- Những bài học cuộc sống được rút ra từ các Là những bài học quý giá cho mọi 
truyện ngụ ngôn đã học có điểm gì chung ? người.
Sự hấp dẫn của truyện ngụ ngôn là nhờ các Sự hấp dẫn là cách kể truyện ngắn 
yếu tố nào ? gọn, súc tích, độc đáo
D.Củng cố(1’)
- Nhấn mạnh ý nghĩa của truyện và khái niệm truyện Ngụ ngôn
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Học bài và tập kể lại câu truyện.
- Nắm vững khái niệm truyện ngụ ngôn
- Kể tóm tắt truyện , Đọc và tìm hiểu những truyện ngụ ngôn khác
- Chuẩn bị bài Treo biển và Lợn cưới áo mới 

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 - Tiet 45.doc