Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng (Hướng dẫn đọc thêm) - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng (Hướng dẫn đọc thêm) - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

 Giúp học sinh:

- Hiểu đợc nội dung, ý nghĩa của truyện: Chân, tay, tai, mắt, miệng.

2.Kĩ năng.

- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.

3.Thái độ.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên:

+ Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.

-Học sinh:

+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hớng dẫn của giáo viên.

C.Tổ chức các hoạt động.

*Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ.

? Nêu bài học rút ra từ truyện ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo.

* Hoạt động 2: KHỞI ĐỘNG

Chân, tay, tai, mắt, miệng là 1 số bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung 1 mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Không hiểu điều sơ đẳng này các nhân vật trên đã bất bình với lão Miệng, đã đình công và đã chịu hậu quả, may mà còn kịp thời cứu chữa.

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 662Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 45: Chân, tay, tai, mắt, miệng (Hướng dẫn đọc thêm) - Năm học 2008-2009 - Khoàng Thị Chính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:9/11/08 Văn bản: 
Ngày dạy:6A1:11/11 Chân, tay, tai, mắt, miệng 
 6A2:11/11 Tiết 45: ( Hướng dẫn đọc thờm)
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
 Giúp học sinh:
- Hiểu đợc nội dung, ý nghĩa của truyện: Chân, tay, tai, mắt, miệng.
2.Kĩ năng.
- Biết ứng dụng nội dung truyện vào thực tế cuộc sống.
3.Thái độ.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: 
+ Nghiên cứu tài liệu- soạn bài.
-Học sinh:
+ Soạn theo câu hỏỉ sách giáo khoa và hớng dẫn của giáo viên.
C.Tổ chức các hoạt động.
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
? Nêu bài học rút ra từ truyện ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo.
* Hoạt động 2: Khởi động
Chân, tay, tai, mắt, miệng là 1 số bộ phận khác nhau của cơ thể con người. Mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung 1 mục đích đảm bảo sự sống cho cơ thể. Không hiểu điều sơ đẳng này các nhân vật trên đã bất bình với lão Miệng, đã đình công và đã chịu hậu quả, may mà còn kịp thời cứu chữa.
* Hoạt động 3: Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV: Nêu yêu cầu đọc.
- Giọng cô Mắt ấm ức, cậu Chân, cậu Tay bực bội, đồng tình, bác Tai ba phải. Giọng hối hận của 4 người sau khi nhận ra sai lầm.
- GV đọc mẫu, gọi học sinh đọc.
- Học sinh nhận xét.
- Gọi học sinh kể tóm tắt.
- Xác định bố cục của truyện.
- Nguyên nhân và tình huống truyện.
- Hoạt động và kết quả.
- Bài học rút ra.
? Truyện có mấy nhân vật? Nhân vật nào đáng chú ý hơn cả.
? Cách đặt tên nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì? Tại sao gọi là cô Mắt, cậu Chân, Tay, bác Tai, lão Miệng.
? Đang sống hòa thuận giữa 4 người với lão Miệng bỗng xảy ra truyện gì? Ai là người phát hiện ra vấn đề? Như vậy có hợp lý không? Vì sao?
? Trong sự phát hiện của cô Mắt về sự bất công giữa 4 người và lão Miệng em thấy có điểm nào có thể chấp nhận được và điểm nào không thể chấp nhận được?
? Sau khi 4 người đã có sự đồng tâm nhất trí cao về sự bất công họ đã có hành động gì?
? Giải thích: Hăm hở, nói thẳng?
? Sau lời buộc tội thái độ của lão Miệng và cả nhóm 4 người như thế nào?
? Em có nhận xét gì về những việc làm của cả nhóm? Kết quả của việc làm vội vã trên như thế nào?
- Gọi học sinh đọc: Từ hôm đó...trong.
? Cách tả từng bộ phận cơ thể, từng nhân vật có gì lý thú?
? Cách tả trên có ý nghĩa như thế nào?
? Ai là người nhận ra sai lầm nóng vội của 4 người này?
? Đến đây xuất hiện vai trò chủ động của bác Tai. Lời nói của bác với cô Mắt, cậu Chân, Tay có ý nghĩa gì.
- Chú ý đến những câu nói của bác Tai (Lão Miệng không ăn chúng ta cũng bị tê liệt, Lão Miệng có ăn chúng ta mới khỏe được).
? Những câu nói này cho ta hiểu điều gì.
? Thái độ của cả nhóm trước câu nói của bác Tai?
- Truyện được kết thúc như thế nào?
- Gọi học sinh đọc: Cô Mắt... hết.
? Truyện được kết thúc như thế nào.
- Mọi việc, mọi người từ đây trở lại quỹ đạo xưa. Ai làm việc nấy không còn suy lòi, tị nạnh, kèn cựa nhỏ nhen. Tất cả sống trong niềm vui lao động cần cù.
? Bài học được rút ra từ câu truyện này là gì?
- Truyện khuyên nhủ, răn dạy con người điều gì?
? Qua 4 truyện ngụ ngôn đã học hãy trình bày nhận xét của em về:
- Khái niệm truyện ngụ ngôn.
- Nhân vật trong truyện ngụ ngôn có gì đặc biệt.
- Những bài học được rút ra từ các truyện ngu ngôn là gì?
- Nghe
- Học sinh đọc.
- Học sinh kể.
I. Đọc- Tiếp xúc văn bản.
*Đọc - Kể

II. Đọc- Hiểu văn bản.
- Truyện có 5 nhân vật, không có nhân vật chính. Nhân vật Miệng đáng chú ý hơn cả vì là đầu mối truyện.
- Đặt tên nhân vật rất giản dị có dụng ý - Dùng cách nhân hóa để đặt tên: Cô Mắt thì duyên dáng, cậu Chân, Tay quen làm việc lên phải là trai. Bác Tai chuyên nghe nên ba phải, Miệng bị ghét - Lão.
1. Nguyên nhân và tình huống truyện.
- Cô Mắt phát hiện ra sự bất hợp lí trong cách phân chia công việc và hưởng thụ giữa 4 người và lão Miệng. Sự phát hiện của cô Mắt là hợp lí vì Mắt vốn chuyên để nhìn quan sát.
- Nhìn bề ngoài công việc của từng bộ phận thì thấy 4 nhân vật kia đều phải làm (Nhìn, nghe, đi, làm) riêng lão Miệng được ăn no.
- Theo cách nhìn đó thì 4 nhân vật phải phục vụ cho lão Miệng còn Miệng được hưởng thụ tất cả.
- Bốn nhân vật so bì với lão Miệng mới chỉ nhìn thấy vẻ bề ngoài mà chưa nhìn ra sự thống nhất bên trong nhờ miệng ăn mà cơ thể được nuôi dưỡng khỏe mạnh.
2. Hành động và kết quả.
- Cả 4 người hăm hở đến nhà lão Miệng nói thẳng sự ấm ức bấy lâu.
- Lão Miệng: Hoàn taòn bị bất ngờ, bị áp đặt, không được thanh minh giảy bày, đành cam chịu.
- Bốn người hả hê ra về vì thắng lợi (có vẻ như công lý đã được thực hiện).
- Lão Miệng bị bỏ đói, cả 4 người đồng tâm không chịu làm việc.
- Hậu quả: Tất cả mệt mỏi, chán chường, uể oải.
- Cảm giác các bộ phận cơ thể do thiếu ăn được miêu tả phù hợp.
- Chân, Tay không muốn, không thể hoạt động.
- Mắt lờ đờ muốn ngủ mà không ngủ được.
- Tai lúc nào cũng ù ù như xay lúa.
- Biểu hiện thiếu ăn của từng bộ phận.
- Sự tưởng nhưng cao độ giữa các bộ phận cơ thể tạo nên sự sống cho cơ thể trung.
-> Suy rộng ta là sự thống nhất cho xã hội và cộng đồng.
- Bác Tai là người nhận ra sai lầm.
- Sự ăn năn, hối lỗi, thành thật.
- Mối quan hệ gắn bó thống nhất giữa các bộ phận trong cơ thể.
- Đồng tình vì cả 4 đã thấm thía, ngấm đòn do chính mình tạo ra.
3. Bài học rút ra.
- Bốn người chăm sóc, chăm chút cho lão Miệng 1 cách chân tình, thật lòng -> Sự giác ngộ của họ.
- Sau khi ăn lão Miệng khoan khoái, cả bọn cũng dễ chịu.
- Trong tập thể, xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc tách biệt mà cần đoàn kết, gắn bó, nương tựa vào nhau để sống, tồn tại và phát triển.
III. Tổng kết.
* Ghi nhớ.
IV. Luyện tập.
- Mở rộng tầm hiểu biết không chủ quan, kiêu ngạo.
- Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét 1 cách toàn diện.
- Phải cân nhắc những điều kiện và khả năng thực hiện khi dự định làm 1 việc nào đó.
- Mỗi thành viên cần gắn bó, nương tựa vào nhau.
*Hoạt động 4: Hoạt động nối tiếp:
- Giáo viên khái quát lại nội dung tiết học.
- Ôn tậo các truyện ngụ ngôn. Tiết sau kiểm tra Tiếng Việt.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 - Tiet 45.doc