Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Danh từ (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Danh từ (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp

1. Mục tiêu bài học.

a. Kiến thức:

- Giúp học sinh nắm được định nghĩa của danh từ riêng. Các tiểu loại của danh từ, danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Quy tắc viết hoa của danh từ riêng.

b. Kỹ năng:

- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh biết sử dụng danh từ, cách viết hoa danh từ riêng.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

a. Chuẩn bị của giáo viên:

- Soạn giảng.

- Sgk - Sgv - STK.

- Bảng phụ.

b. Chuẩn bị của học sinh:

- Đọc và chuẩn bị nội dung bài mới.

3. Tiến trình bài dạy.

a. Kiểm tra bài cũ (4')

 ? Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? Đặt câu với danh từ đã cho? Danh từ đó giữ chức vụ gì trong câu?

- Tìm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ trong đơn vị qui ước trong câu sau: "Chú Cuội mang cả rổ thóc ra cho đàn vịt ăn".

- Xác định những danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị trong đoạn văn sau: "Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương vẽ thêm vài nét bút, gió thổi nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi".

 

doc 5 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 41: Danh từ (Tiếp theo) - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Danh Điệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n: 26/09/2010
TiÕt: 41.
Ngµy d¹y:
Líp 6A: 30/09/2011
Líp 6B: 30/09/2011
TIẾNG VIỆT
	TUẦN 11
DANH TỪ
(Tiếp theo)
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nắm được định nghĩa của danh từ riêng. Các tiểu loại của danh từ, danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Quy tắc viết hoa của danh từ riêng.
b. Kỹ năng:
- Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng nhận biết danh từ chung và danh từ riêng. Viết hoa danh từ riêng đúng quy tắc.
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết sử dụng danh từ, cách viết hoa danh từ riêng.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
- Soạn giảng.
- Sgk - Sgv - STK.
- Bảng phụ.
b. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài mới.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ (4')
	? Thế nào là danh từ? Cho ví dụ? Đặt câu với danh từ đã cho? Danh từ đó giữ chức vụ gì trong câu?
- Tìm danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ trong đơn vị qui ước trong câu sau: "Chú Cuội mang cả rổ thóc ra cho đàn vịt ăn".
- Xác định những danh từ chỉ sự vật, danh từ chỉ đơn vị trong đoạn văn sau: "Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương vẽ thêm vài nét bút, gió thổi nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi".
Gợi ý:
- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm.
- Cho ví dụ đúng, đặt câu đúng, xác định đúng chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu.
+ Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: chú
+ Danh từ chỉ đơn vị quy ước: rổ, đàn
- Danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, thuyền buồm, Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, quan, thuyền, bút, gió, biển, sóng, khơi.
- Danh từ chỉ đơn vị: Một, chiếc, các, vài, nét, mặt...
	GV Nhận xét, đánh giá.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (1')
	Danh từ được chia thành hai loại lớn là danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị. Trong tiết học trước các em đã được tìm hiểu về danh từ đơn vị. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về danh từ chỉ sự vật chúng ta cùng tìm hiểu tiết 41: Danh từ.
* Nội dung.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Tg
- Gọi HS đọc ví dụ (Sgk).
? Hãy xác định danh từ trong ví dụ trên?
? Các danh từ trên thuộc loại danh từ nào?
? Dựa vào kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học, em hãy điền các danh từ tìm được vào chỗ trống thích hợp trong bảng sau?
? Các danh từ chung có ý nghĩa khái quát như thế nào?
- Minh hoạ cụ thể: Tráng sĩ: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ, hay làm việc lớn.
? Em hiểu thế nào là danh từ chung?
? Các danh từ riêng có ý nghĩa khái quát như thế nào?
? Em hiểu thế nào là danh từ riêng?
G Những danh từ viết thường, là tên gọi chung cho một loại người, một loại sự vật. Những danh từ viết hoa là tên gọi riêng của người, vật ta gọi là danh từ riêng.
? Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam?
? Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài?
G Ví dụ: người, đất nước Trung Quốc (phiên âm qua từ Hán Việt thì cách viết tương tự tiếng Việt). Mao Trạch Đông, Hồ Cẩm Đào, Bắc Kinh, Thượng Hải... Tuy nhiên nếu là người, địa lí châu Âu... phiên âm qua tiếng Việt: Lê-nin, Huy-gô, Vac-sa-va, Mi-xi-xi-pi...
? Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng...?
? Qua phân tích các ví dụ hãy rút ra kết luận về danh từ chung và danh từ riêng?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
- Chuyển ý:
- Gọi HS đọc bài tập 1.
? Liệt kê một số danh từ chỉ sự vật, đặt câu?
- Gọi HS đọc bài tập 2.
- Gọi HS đọc bài tập 3.
? Liệt kê các loại từ?
- Gọi HS đọc bài tập 4.
? Viết chính tả:
- Nhận xét, đánh giá.
- Đọc ví dụ (Sgk-86).
- Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội...
(Thánh Gióng) 
- Danh từ chung: Vua, công ơn, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.
- Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
- Danh từ chỉ sự vật.
- Bảng phân loại:
DT chung
DT riêng
- Dùng để gọi tên một loại sự vật.
- Nghe giảng.
- Là tên gọi của 1 loại sự vật.
- Trình bày.
- Trình bày.
- Nghe giảng.
- Tên người: viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của tên, họ, tên đệm...
+ Ví dụ:
- Tên địa lí (tương tự).
+ Ví dụ: Nha Trang, Hà Nội, Mường Lèo, Sốp Cộp...
- Trình bày.
- Viết hoa chữ cái đầu tiên của tiếng đầu tiên.
- Ví dụ: Trường PTDT bán trú THCS Mường Lèo, Đảng cộng sản Việt Nam, Liên hợp quốc, Huy chương...
- Trình bày.
- Đọc ghi nhớ (Sgk-109).
- Đọc bài tập 1 (Sgk-109).
- Danh từ chung: Ngày xưa, miền, đất, bây giờ, nước, vị, thần, nòi, rồng, con trai, tên...
- Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
- Đọc bài tập 2 (Sgk-109).
a) Là danh từ riêng và được viết hoa, vì Chi, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi đều được nhà văn nhân hoá như người, như tiên riêng của mỗi nhân vật.
b) Út tên riêng của nhân vật.
c) Cháy tên riêng của 1 làng.
- Đọc bài tập 3 (Sgk-110).
- Viết hoa lại danh từ riêng: Tiền Giang, Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Kom Tum, Tây Nguyên, Đắc Lắc, miền Trung, sông Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà
- Làm bài tập 4 (Sgk-87).
- Nghe, viết chính tả.
I. Danh từ chung và danh từ riêng.
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
* Ghi nhớ (Sgk-109).
III. Luyện tập.
Bài tập 1.
- Xác định danh từ chung, danh từ riêng.
Bài tập 2.
- Xác định danh từ.
Bài tập 3.
- Viết hoa cho đúng các danh từ riêng.
Bài tập 4.
- Ếch ngồi đáy giếng.
15'
21'
c. Củng cố và luyện tập (3')
	? Các danh từ chung gọi tên các loài hoa có khi nào được viết hoa hay không? Tại sao? Cho ví dụ về danh từ chung, người được viết hoa? Giải thích lí do?
Gợi ý:
- Khi dùng để đạt tên người thì phải viết hoa.
- Vì khi đó chúng đã được dùng như danh từ riêng.
- Ví dụ: Cô La, Bạn Cúc, thầy Hồng...
- Ví dụ: Hồ Chí Minh tên Người là cả một niềm thơ.
- Danh từ chung, người được dùng làm đại từ lâm thời để chỉ Hồ Chí Minh.
- Từ người được viết hoa thành Người để bày tỏ sự tôn kính và lòng biết ơn của chúng ta đối với Bác.
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (1')
- Học bài và làm bài tập.
- Hoàn thành các bài tập vào vở bài tập.
- Về nhà luyện viết chính tả như bài tập 4, chú ý phân biệt: tr-ch, r-g-d, v-b, l-n...
- Ôn tập, chuẩn bị tiết 42 bài: Trả bài kiểm tra văn (tiết 28).
* Nhận xét rút kinh nghiệm:
- Thời gian giảng dạy:.................................................................................................
- Nội dung, kiến thức giảng dạy:.................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy:............................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6T41 20112012.doc