Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 38: Thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 38: Thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) - Năm học 2011-2012

 1/ Về kiến thức:

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi: Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn.

+ Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện.

+ Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.

2/ Về kĩ năng:

- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn

- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế

Kể diễn cảm truyện.

 Tích hợp gd kĩ năng sống:

+ Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.

+ Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thần về gt nd, NT của truyện.

 3/ Về thái độ:

 - Có ý thức rút ra bài học là phải nhìn nhận sự vật, sự việc một cách toàn diện, đầy đủ trước khi nhận xét, đánh gía.

B/ CHUẨN BỊ:

 1/ Giáo viên: máy chiếu, máy vi tính, tranh ảnh minh hoạ

 2/ Học sinh: soạn bài, sắm vai

 C/ PHƯƠNG PHÁP:

 - Vấn đáp, thuyết trình, bình giảng, trực quan sinh động, đàm thoại, sắm vai

 - kĩ thuật động não, Kĩ thuật hỏi và trả lời

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 38: Thầy bói xem voi (Truyện ngụ ngôn) - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/10/2011 Tiết thứ: 38
 Tuần thứ: 10 
Văn bản: THẦY BÓI XEM VOI
 (Truyện ngụ ngôn)
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Về kiến thức:
 - Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện Thầy bói xem voi: Đặc điểm của nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong một tác phẩm ngụ ngôn. 
+ Ý nghĩa giáo huấn sâu sắc của truyện.
+ Cách kể chuyện ý vị, tự nhiên, độc đáo.
2/ Về kĩ năng:
- Đọc- hiểu văn bản truyện ngụ ngôn
- Liên hệ các sự việc trong truyện với những tình huống, hoàn cảnh thực tế
Kể diễn cảm truyện.
 Tích hợp gd kĩ năng sống:
+ Tự nhận thức giá trị của cách ứng xử khiêm tốn, biết học hỏi trong cuộc sống.
+ Giao tiếp: phản hồi/ lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ ý tưởng, cảm nhận của bản thần về gt nd, NT của truyện.
 3/ Về thái độ:
 - Có ý thức rút ra bài học là phải nhìn nhận sự vật, sự việc một cách toàn diện, đầy đủ trước khi nhận xét, đánh gía.
B/ CHUẨN BỊ:
 1/ Giáo viên: máy chiếu, máy vi tính, tranh ảnh minh hoạ
 2/ Học sinh: soạn bài, sắm vai 
 C/ PHƯƠNG PHÁP: 
 - Vấn đáp, thuyết trình, bình giảng, trực quan sinh động, đàm thoại, sắm vai
 - kĩ thuật động não, Kĩ thuật hỏi và trả lời
 D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1/. Ổn định tổ chức: (1p)
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
6B1
6B2
 2/ Kiểm tra bài cũ (5p) Máy tính 
? Truyện ngụ ngôn là gì?
? Qua câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng”, tác giả dân gian đã gửi gắm đến chúng ta bài học gì?
* Yêu cầu:
 + Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
 + Văn bản khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
3/ Bài mới:
 3.1/ Giới thiệu bài:1-2p
? Em hãy tìm những câu hát đồng dao hay bài hát nói về con voi?
Gợi ý: 
+ Con vỏi con voi có cái vòi đi trước. Hai chân trước đi trước. Hai chân sau đi sau, còn cái đưôi đi sau rốt....
 Gv: Hôm nay, cô và các em sẽ đến với một câu chuyện có liên quan đến con voi. Qua câu chuyện này, tác giả dân gian lại muốn gửi gắm tới chúng ta bài học thấm thía, sâu sắc. Câu chuyện đó là gì và bài học đó như thế nào, chúng ta cùng vào bài mới...
 3.2/ Các hoạt động dạy- học:
Hoạt động của thầy và trũ
Nội dung
Hoạt động 1:: 2p
? Văn bản thuộc thể loại nào trong 
kho tàng văn học dân gian Việt Nam?
Khái niệm về truyện ngụ ngôn chúng ta xem lại trong phần chú thích truyện Ếch ngồi đáy giếng.
Hoạt động 2: (23p)
Hd: Đọc chậm xen chút hài hước; chú ý phân biệt lời người dẫn truyện và đối thoại.
Giáo viên đọc mẫu 1 lần, hs đọc phân vai:
Nhận xét giọng đọc.
Phần chú thích sẽ lồng vào trong quá trình phân tích. 
? Phương thức biểu đạt chính của truyện là gì?
? Theo em văn bản có thể chia làm mấy phần?Nêu giới hạn và nội dung từng phần?
-Từ đầu...sờ đuôi: Các thầy bói xem voi: 
- Tiếp...cái chổi sể cùn: Các thầy phán về voi.
- Còn lại: Hậu quả. 
Trong giờ Tập làm văn vừa học, cô và các em đó tìm hiểu thứ tự kể trong văn tự sự. 
? Theo em, văn bản này được kể theo trình tự nào? Vì sao em khẳng định được?
? Nhân vật chính của truyện là những ai? Nhân vật này có gì khác với "Ếch ngồi đáy giếng"?
- Nhân vật: Năm ông thầy bói
 Þ Nhân vật chính của truyện là người.
Xem lại kn truyện ngụ ngôn.
? Các ông thầy bói xem voi trong hoàn cảnh nào?
- Nhân buổi ế hàng, ngồi chuyện gẫu 
- thấy voi đi qua, muốn xem 
- Mù mà muốn đi xem voi.
? Đó là hoàn cảnh như thế nào?
® không nghiêm túc
? Em có nhận xét gì về cách mở truyện trong văn bản truyện ngụ ngôn này?
- Cách mở truyện ngắn gọn, hấp dẫn.
? Cách xem voi của các thầy bói ra sao?
Cách xem: xem bằng tay (sờ vòi, tai, chân, đuôi, ngà), vì mắt của các thầy đều không nhìn thấy.
? Các thầy đã dùng tay xem voi ra sao?
- Mỗi thầy chỉ sờ được một bộ phận của con voi (vòi, ngà, tai, chân, đuôi).
? So với những người sáng mắt, đây là cách xem như thế nào?
- Cách xem: không bình thường, xem theo cách của người mù.
? Từ việc xem voi bằng cách sờ từng bộ phận, các thầy bói đã phán về voi ra sao?
 Con voi sun sun như con đỉa. 
 Con voi chần chẫn như cái đòn càn.
 Con voi bè bề như quạt thóc. 
 Con voi sừng sững như cái cột nhà. 
 Con voi tun tủn như cái chổi sể cùn.
 Yêu cầu hs theo dõi máy chiếu và chú thích SGK 
? sun sun? 
? chần chẫn, đòn càn? 
? bè bè? quạt thóc? 
? tun tủn? chổi sể?
? Em có nhận xét gì về những lời phán đó? 
- Sờ được bộ phận nào thì phán về hình thù con voi như thế.
- Phán về voi: đúng được bộ phận nhưng không đúng được bản chất và toàn thể.
? Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng để tả hình thù con voi?
 Tỏc dụng của chỳng?
- Dùng hình thức ví von và từ láy để đặc tả, làm cho câu chuyện thêm sinh động và tô đậm sai lầm của các thầy.
Bình:
Với lối viết ngắn gọn, kịch tính, tác giả dân gian đó thực sự thu hút người đọc vào tình huống truyện đầy hấp dẫn. Thầy bói mù đi xem voi, cách xem rất lạ, bất bỡnh thường, cách phán về voi đầy nghịch lí đó gây ra tiếng cười hài hước, khiến câu chuyện trở nên thú vị.
Chúng ta cựng tìm hiểu thái độ của các thầy bói khi phán về voi.
? Nhận xét về các từ sau: không phải, đâu có, ai bảo, không đúng?
Sử dụng hàng loạt các từ mang tính phủ định.
? Việc sử dụng hàng loạt các từ phủ định đó nói lên điều gì về thái độ của các thầy khi phán về voi?
- Các thầy đều phủ nhận ý kiến người khác, khăng khăng cho mình là đúng.
? Em có đánh giá gì về lời nói của các thầy bói?
? Đây có phải là cuộc trao đổi, bàn bạc thông thường không?
- Không! Biến thành một cuộc tranh cãi, khẩu chiến gay gắt, bất phân thắng bại, không ai chịu ai, vì ai cũng quả quyết chỉ có mình mới là người đúng duy nhất. 
Bình: Vì được xem tận tay, sờ tận nơi, cụ thể rõ ràng nên ai nấy đều rất tự tin, khẳng định chắc chắn vào cách nhận xét của mình, cực lực phản bác ý kiến người khác. Không phải chỉ dừng lại là cuộc bàn bạc, trao đổi thông thường nữa mà trở thành một cuộc khẩu chiến bất phân thắng bại, không ai chịu ai.
 Cuộc khẩu chiến đó dẫn tới kết cục ra sao, cô và các em cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
? Câu chuyện kết thúc như thế nào? - Xô xát, đánh nhau toác đầu chảy máu.
? Em suy nghĩ gì về hành động của các thầy bói?
- Hành động sai lầm.
? Nhận xét gì về kết cục mà các thầy bói nhận được?
- Kết cục không tốt đẹp, thật buồn cười nhưng cũng để cho ta một bài học.
Liờn hệ: ? Cáem hóy liờn hệ với kết thúc trong truyện cổ tích: thường là kết thúc như thế nào?
- thường là kết thúc có hậu
Trong truyện ngụ ngụn Ếch ngồi đáy giếng, con ếch chịu kết cục là bị giẫm bẹp do sự ngông nghênh, coi khinh người khác của mình. Kết cục này cũng thể hiện đặc trưng của từng thể loại văn học dân gian: Truyện cổ tích nói lên ước mơ của nhân dân LĐ. Truyện ngụ ngôn nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.
? Theo em, thực chất sự việc có đến mức gay gắt như thế không?
 - Tác giả dân gian đó sử dụng biện pháp phóng đại để tô đậm cái sai về lí sự và thái độ của các thầy để dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
Biện pháp này chúng ta sẽ được tìm hiểu kĩ ở lớp 8.
Gv yêu cầu học sinh thảo luận bàn trong 2 phút:
? Em có suy nghĩ gì về đánh giá sau: 
“Câu chuyện không chỉ dừng lại ở việc nói cái mù về thể chất, cái mù về mắt đơn thuần mà còn nói tới cái mù có ý nghĩa khác sâu sắc hơn, thâm thuý hơn”. 
Þ Phê phán các thầy mù kiến thức thực tế và phương pháp nhận thức một sự vật, một vấn đề.
?) Bài học rút ra từ câu chuyện là gì?
- Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vât, sự việc gì , chúng ta phải xem xét một cách toàn diện, thận trọng bằng nhiều giác quan, tổng hợp ý kiến của nhiều người. Biết bảo vệ ý kiến của mình nhưng cũng cần lẵng nghe, tham khảo người khác
* GV nhấn: Ở phương diện đánh giá từng bộ phận của voi, có thể nói, các thầy đều rất đúng, rất cụ thể. Hình dáng con voi thực sự là tổng hợp những nhận xét của cả năm thầy. Sự vật, hiện tượng rộng lớn gồm nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau. Sai lầm về phương pháp nhận thức sẽ dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Hoạt động 3: Tổng kết (3p)
BT Trắc nghiệm: Em hãy chọn một ý đúng nhất.
Truyện răn dạt ta điều gì?
A/ Không được huyênh hoang, coi thường người khác.
B/ Không nên có ý tưởng viển vông, trút công việc khó khăn cho người dưới quyền.
C/ Không được sống tách biệt với tập thể, phải gắn bó, đoàn kết với nhau để tồn tại.
D/ Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, không được chủ quan, nhìn sai lệch.
=> Đáp án: D
? Em có nhận xét gì về cách đưa ra bài học của tác giả dân gian qua cõu chuyện này nói riêng và truyện ngụ ngôn nói chung?
- Cách giaó huấn nhẹ nhàng, tự nhiên mà thâm thúy, sâu sắc.
? Tiếng cười truyện ngụ ngôn tạo nên khác tiếng cười trong truyện cười ra sao?
- Tiếng cười hài hước, kín đáo, cười rồi phải thấm thía, suy nghĩ.
- lặp lại các sự việc
- Nghệ thuật phóng đại
Yêu cầu hs đọc ghi nhớ.
? Tìm thành ngữ tương ứng với câu chuyện?
Thành ngữ "Thầy bói xem voi."
 “Thấy cây mà chẳng thấy rừng.”
Yờu cầu hs đọc ghi nhớ SGK
4/ Củng cố: 
Hoạt động 4: Luyện tập (5p)
Hs bộc lộ.
Yêu cầu hs đóng một vở kịch diễn câu chuyện?
Nhận xét cách sắm vai của các bạn?
Tuyên dương, cảm ơn các em trong đội kịch.
? Em hãy kể một trường hợp của em hoặc của các bạn khi đánh giá sự vật, hiện tượng đã sai lầm theo kiểu Thầy bói xem voi và hậu quả của những đánh giá sai lầm này?
A/ Giới thiệu chung:
* Thể loại:
 Truyện ngụ ngôn
B/ Đọc- hiểu văn bản:
1/ Đọc, chú thích: 
2/ Kết cấu - bố cục:
- phương thức biểu đạt: tự sự
3 phần
3/ Phân tích 
3.1/ Các thầy bói xem và phán về voi: 
- Cách mở truyện ngắn gọn, hấp dẫn.
- Cách xem voi: 
không bình thường,
xem theo cách của người mù
- Phán về voi: 
+ sờ được bộ phận nào thỡ phỏn về hỡnh thự con voi như thế.
 + phiến diện, chủ quan, đúng được bộ phận nhưng không đúng được bản chất và toàn thể.
+ Thái độ:
Lời nói: Phủ định ý kiến người khác,
thiếu khách quan, bảo thủ.
3.2 Hậu quả của việc xem và phán voi:
- Hành động sai lầm, gây hại về thân thể, sức khỏe.
- Kết cục không tốt đẹp, hậu quả rất đáng tiếc.
Þ Phê phán các thầy mù kiến thức thực tế và phương pháp nhận thức một sự vật, một vấn đề.
4/ Tổng kết . 
4.1. Nội dung:
(Máy chiếu)
Muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện, không được chủ quan, nhìn sai lệch.
4.2. Nghệ thuật:
4.3. Ghi nhớ:
Sgk/ 103.
C/ Luyện tập
5/ Hướng dẫn về nhà: 2p
- Đọc lại truyện, kể lại diễn cảm
- Học bài theo các đơn vị kiến thức cơ bản
? Hãy nêu điểm giống và khác nhau của hai truyện Ếch ngồi đáy giếng và Thầy bói xem voi?
(* Điểm giống: Đều nêu ra những bài học về nhận thức khi tìm hiểu đánh giá về sự vật, hiện tượng.
- Nhắc mọi người không được chủ quan.
* Điểm khác:
- “Ếch ngồi đáy giếng”: Nhắc nhở con người phải mở rộng tầm hiểu biết không đựoc kiêu ngạo, coi thường đối tượng xung quanh
- “Thầy bói xem voi”: Là bài học về phương pháp tìm hiểu sự vật, hiện tượng 
=> Hai văn bản bổ trợ cho nhau trong bài học về nhận thức.)
* Chuẩn bị: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng
 + Đọc kĩ văn bản, tóm tắt truyện.
 + Trả lời các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu
E/ RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docThay boi xem voi.doc