A. Mục tiêu
- Giúp HS có cơ hội làm quen việc phát biểu miệng trước đông người, hoàn thiện hơn kỹ năng kể chuyện.
- Giáo dục: ý thức tự giác, ý thức chuẩn bị bài ở nhà.
- Rèn kỹ năng : Nói trước đông người , kỹ năng làm văn KC.
* Trọng tâm: - Tập nói trước lớp theo đề bài đã chuẩn bị.
* Tích hợp: - Kỹ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý trong văn tự sự.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên soạn bài
2. Học sinh học bài cũ soạn bài mới ở nhà
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1/ ổn định tổ chức: 1'
2/ Kiểm tra bài cũ: 0'
3/ Bài mới:
NS : 16/10/2012 ND 18/10/2012 Tiết 32: Danh từ A. Mục tiêu - Giúp HS nắm được đặc điểm của danh từ chung, danh từ riêng, cách viết các loại danh từ chung, riêng. - Rèn kỹ năng: Viết hoa danh từ riêng, xác định danh từ riêng, chung. * Trọng tâm: - Phân loại danh từ chỉ sự vật. - Cách viết danh từ riêng. * Tích hợp: -Khái niệm danh từ, phân loại danh từ, văn bản: Thánh Gióng. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Soạn bài, bảng phụ (BT3), sơ đồ phân loại danh từ. 2/ HS: Học bài, làm bài tập. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/ ổn định tổ chức: 1' 2/ Kiểm tra bài cũ: 5' - Danh từ có đặc điểm gì? Danh từ chia thành mấy loại lớn? Đáp án: - Danh từ thường giữ chức vụ làm CN trong câu. Danh từ có thể kết hợp với những từ chỉ lượng phía trước, những từ ấy, đó, nọ, kia, này. ở phía sau để tạo thành cụm danh từ. - Danh từ chia 2 loại lớn: Danh từ chỉ đơn vị; danh từ chỉ sự vật. 3/ Bài mới: Phương pháp - Trong câu văn có số danh từ riêng và danh từ chung - Hãy nhắc lại khái niệm: Danh từ chung và danh từ riêng? - Vậy em hãy chỉ ra những danh từ chung và danh từ riêng trong câu văn? - Trong cách viết hai nhóm danh từ trên có gì khác nhau? - Những tên người, tên địa lý ở đây là từ thuần Việt hay từ mượn? - Hãy kể tên một số thành phố, tên người TQ? - Nhữn tên này được viết như thế nào? -Theo dõi phần đọc thêm: Trong tên: AliNát-XeMô-ha-mét có mấy bộ phận, nhận xét cách viết? - Vậy danh từ chỉ sự vật chia mấy loại, cách viết danh từ riêng? - BT1:Xác định danh từ chung và danh từ riêng - Căn cứ vào đâu để biết được danh từ chung và danh từ riêng? - Đọc yêu cầu BT2? - Gợi ý: Những từ này biểu thị là danh từ riêng hay danh từ chung? - Trong văn cảnh này chúng chỉ một loại sự vật hay tên từng sự vật cụ thể? - Vậy là danh từ chung hay danh từ riêng. - Yêu cầu của BT3? - Xác định những danh từ riêng có trong bài? - Hãy nhắc lại khái niệm danh từ riêng? - Vậy trong đoạn thơ này có những danh từ riêng nào? Nội dung I. Danh từ chung và danh từ riêng 1/ Ví dụ: SGK. 2/Nhận xét - Danh từ chung vua, tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện. - Danh từ riêng: PĐTV, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. => Cách viết: Danh từ chung, viết thường, danh từ riêng viết hoa chữ cái đầu. à Tên người, tên địa lý, nước ngoài phiên âm trực tiếp: Viết hoa chữ cái đầu mỗi bộ phận, giữa tiếng có gạch nối. => Tên riêng các cơ quan, t/c, các danh hiệu. thường là cụm từ - khi viết, viết chữ cái đầu mỗi bộ phận tạo thành cụm từ. 3/ Kết luận: - Ghi nhớ (SGK - 109) II. Luyện tập 1/ BT1: a) Danh từ chung: ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, ròng, con, trai, tên. b) Danh từ riêng: Lạc Việt, BB, Long Nữ, Lạc Long Quân. 2/ BT2: - Những từ: chim, mây, nước, hoa, cháy là những danh từ riêng. Vì trong văn cảnh chúng chỉ một sự vật cá biệt. 3/ BT3: - Danh từ riêng Tiền Giang, Hậu Giang, HCM, Đồng Tháp, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum; Đắc Lắc, Hương, Hải, Tùng, Việt Nam, VNDCCH. 4/ Củng cố: Tại sao danh từ riêng phải viết hoa? 5/ Dặn dò: Hoàn thành BT. =============================================== NS : 16/10/2012 ND 18/10/2012 Tiết 33 : Luyện nói kể chuyện A. Mục tiêu - Giúp HS có cơ hội làm quen việc phát biểu miệng trước đông người, hoàn thiện hơn kỹ năng kể chuyện. - Giáo dục: ý thức tự giác, ý thức chuẩn bị bài ở nhà. - Rèn kỹ năng : Nói trước đông người , kỹ năng làm văn KC. * Trọng tâm: - Tập nói trước lớp theo đề bài đã chuẩn bị. * Tích hợp: - Kỹ năng tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý trong văn tự sự. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên soạn bài 2. Học sinh học bài cũ soạn bài mới ở nhà C. Tiến trình tổ chức các hoạt động. 1/ ổn định tổ chức: 1' 2/ Kiểm tra bài cũ: 0' 3/ Bài mới: Hoạt động - Hãy thực hiện các bước trước khi làm bài? + MB: cần giải thích nhân vật nào? + TB có mấy sự việc, trình tự các sự việc? + KB nêu sự việc gì? - Dựa vào dàn ý và việc chuẩn bị ở nhà à các nhóm hãy cử đại diện lên trình bày miệng trước lớp? Dự kiến: MB: Tổ 1. - Sự việc 1, sự việc 2, của TB: tổ 2. - Còn lại: tổ 3. - Các nhóm nhận xét phần trình bày của bạn? GV nhận xét, rút kinh nghiệm, cho điểm theo nhóm . - HS quan sát dàn bài tham khảo. - Dựa vào dàn bài đó, em hãy viết lời giới thiệu bản thân mình? - Các tổ chuẩn bị nháp, cử đại diện lên trình bày trước lớp. - Các nhóm nhận xét cho nhau, GV nhận xét, rút kinh nghiệm, cho điểm theo nhóm . Nội dung A: Đề bài: Em hãy kể lại truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên bằng lời văn của em. B.Dàn ý: (I) MB: Lời giải thích về Lạc Long Quân. - Lời giải thích về Âu Cơ. (II)TB: Trình bày theo trình tự trước sau: 1/ Âu Cơ và Lạc Long Quân đem lòng yêu nhau, kết hôn. 2/ Âu Cơ sinh con. 3/ Âu Cơ và Lạc Long Quân chia con cai quản đất nước. 4/ Các con của Âu Cơ và Lạc Long Quân lập ra nhà nước Văn Lang, thời đại các vua Hùng. (III) KB: - Từ đó nhân dân ta luôn coi mình là CRCT. C. Đề bài: - Em hãy giới thiệu về bản thân mình. D.Dàn bài: (I) MB: Lời chào, lý do giới thiệu. (II) TB: Tên, tuổi, trường, lớp. - Gia đình? - Sở thích, nguyện vọng. (III)KB: Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe. 4/ Củng cố: 1' Kể các sự việc khác về kể giải thích người như thế nào? 5/ Dặn dò: 1' Về học bài chuẩn bị Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự ======================================================= NS 16/10/2012 ND 16/10/2012 Tiết 34:hdđt:Ông lão đánh cá và con cá vàng A.Puskin A. Mục tiêu - Giúp Hs làm quen với tác giả A.Puskin và tác phẩm "ông lão đánh cá và con " . - Qua phần đọc, tìm hiểu chú thích, kể và tìm hiểu văn bản. - Giáo dục: ý thức trân trọng nền văn học của các nước trên thế giới. - Rèn kỹ năng: Tìm hiểu nhân vật, sự việc trong truyện cổ tích. * Trọng tâm:- Đọc, kể, tìm hiểu chú thích. * Tích hợp: - Giải nghĩa từ, từ mượn, khái niệm về truyện cổ tích, yếu tố sự việc, nhân vật trong văn tự sự. B. Chuẩn bị: 1/ GV: Soạn bài: 2/ HS: Học bài, tập kể văn bản. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động: 1/ ổn định tổ chức: 2/ Kiểm tra bài cũ: 3/ Bài mới: Hoạt động - Truyện cổ tích mà em đã được học có tác giả là ai? - Tại sao ở đây lại là : truyện cổ tích của A.Puskin? - Cho biết thứ tự kể của truyện - Em hãy liệt kê sự việc chính? - Sự việc nào được lặp lại? -Mụ vợ xin cá vàng cái gì ? -Em có nhận xét gì về những đòi hỏi của mẹ vợ - Em thấy mụ vợ còn có tính xấu gì? -Đối với cá vàng, vị ân nhân mà lẽ ra mụ vợ phải tôn thờ, kính trọng mụ đối xử như thế nào? - Qua nhân vật này, người xưa muốn cảnh báo chúng ta điều gì? - Trước những đòi hỏi của mụ vợ ông lão đã có những phản ứng như thế nào? - Em đồng ý với tính cách nào của ông lão? -Cá vàng đã đền ơn ông lão như thế nào? - Qua những việc làm bày em nhận thấy cá vàng có phẩm chất gì đáng quý? - Vậy tại sao điều cầu xin cuối cùng của ông lão lại không được cá vàng chấp nhận? - Trong 5 lần ra biển gọi cá vàng, biển thay đổi, em hãy kể lại sự thay đổi đó? - Em có nhận xét gì về thái độ của biển? - Theo em thái độ của biển tượng trưng cho thái độ của ai? Đó là thái độ gì? - Cá vàng trừng phạt mụ vì tội gì? -Trong truyện đã sử dụng NT gì , đã tập trung thể hiện chủ đề gì? Nội dung I. Đọc, hiểu văn bản . 1/ Đọc: 2/ Chú thích: 3. Bố cục văn bản: - Hai vợ chồng ông lão đánh cá nghèo. - ông lão bắt đc cá vàng ,thả cáà cá hứa đền ơn. - Mụ vợ bắt ông lão xin cá vàng - Khi mụ vợ đòi trở về cuộc sống khổ. II. Đọc, hiểu văn bản: 1) Nhân vật mụ vợ: - Mụ quả là người có lòng tham vô đáy, thực dụng, ích kỷ. - Mụ đối xử với chồng tàn nhẫn -Mụ là người bất nhân, bất nghĩa, bội bạc. 2) Nhân vật ông lão đánh cá: - ông lão: Thả cá vàng, cầu phúc cho cá vàng k đòi gì cả. => ông lão là người tốt bụng, không tham lam. => ông lão là người hiền lành, thật thà nhưng nhu nhược, không dám đấu tranh với cái xấu, cái ác. 3) Nhân vật cá vàng: => Cá vàng có lòng tốt,biết ơn, trả ơn với ân nhân 4) Nhân vật biển cả: => Phản ứng của biển gay gắt, dữ dội tăng theo đòi hỏi của mụ vợ. => Thái độ của biển tượng trưng cho thái độ của nhân dân trước lòng tham, sự bội bạc. 5/ Kết thúc: - Mụ vợ trở về túp lều nát ngày xưa - Đây là sự trừng phạt thích đáng những người tham lam, bội bạc. -Thể hiện mong ước của người dân: cái ác, cái xấu sẽ bị trừng trị đích đáng. III. Tổng kết: 1/ Nghệ thuật 2/ Nội dung: *ghi nhớ SGK (96) IV. Luyện tập: Gợi ý: đầu đề: ca ngợi, đề cao cái thiện. 4/ Củng cố: 1' - Truyện có thể kể theo thứ tự ngược không? vì sao? 5/ Dặn dò: Hãy liệt kê biểu hiện của các nhân vật. .
Tài liệu đính kèm: