Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: Trên cơ sở kiến thhức về danh từ đã học ở bậc Tiểu học, giúp HS nắm được:

- Đặc điểm của danh từ.

- Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật.

2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng phân loại các danh từ.

3. Thái độ: - Nhận biết đúng nâng cao hiệu quả giao tiếp.

II. CHUẨN BỊ.

1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án.

2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

1. Kiểm tra:

2. Bài mới: Các em đã làm quen với khái niệm danh từ ở bậc Tiểu học. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nghiên cứu kĩ hơn về danh từ, các loại danh từ.

 

doc 3 trang Người đăng vanady Lượt xem 15749Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 32: Danh từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Lớp 6B	Tiết (TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng:
 Tiết 32:
Danh từ
I. Mục tiêu. 
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Trên cơ sở kiến thhức về danh từ đã học ở bậc Tiểu học, giúp HS nắm được:
- Đặc điểm của danh từ.
- Các nhóm danh từ chỉ đơn vị và chỉ sự vật.
2. Kĩ năng: Luyện kĩ năng phân loại các danh từ.
3. Thái độ: - Nhận biết đúng nâng cao hiệu quả giao tiếp.
II. Chuẩn bị.
1. Giáo viên:
SGK, SGV, Giáo án.
2. Học sinh:
SGK, Vở soạn, Vở ghi.
III. Tiến trình dạy học.
1. Kiểm tra:
2. Bài mới:
Các em đã làm quen với khái niệm danh từ ở bậc Tiểu học. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nghiên cứu kĩ hơn về danh từ, các loại danh từ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động – Tìm hiểu Đặc điểm của Danh từ.
i. đặc điểm của danh từ.
- Yêu cầu HS đọc và tìm hiểu ví dụ (SGK, 86).
- Hãy xác định các danh từ có trong câu văn?
- Các danh từ ấy biểu thị những gì?
- Vậy, danh từ là gì?
- Quan sát cụm danh từ: “ba con trâu ấy”.
- Hãy xác định danh từ trung tâm trong cụm?
- Em thấy trước và sau danh từ trung tâm là những từ nào? ý nghĩa của những từ ấy?
- Vậy danh từ có thể kết hợp với loại từ nào để tạo thành cụm danh từ? Ví dụ?
- Em hãy đặt câu với danh từ tìm được? Phân tích ngữ pháp của câu?
- Vậy theo em, danh từ giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu?
- Yêu cầu đọc Ghi nhớ 1 (SGK, 86).
- Đọc và tìm hiểu ví dụ.
- Xác định.
- Trả lời.
- Dựa vào những điều đã tìm hiểu ở trên, trả lời.
- Quan sát cụm danh từ.
- Xác định.
- Dựa vào kết quả vừa tìm hiểu, trả lời.
- Phát biểu.
- Đặt câu với từ tìm được.
- Trả lời.
- Đọc Ghi nhớ.
1. Ví dụ: (SGK, 86).
* Nhận xét:
- Danh từ “vua”: chỉ người
- Danh từ “thúng gạo, trâu”: chỉ sự vật.
- Danh từ “làng”: chỉ khái niệm.
- Danh từ “nắng” chỉ hiện tượng.
=> Danh từ là từ chỉ người, vật, hiện tượng
2. Ghi nhớ.
a. Khái niêm.
b. Khả năng kết hợp.
c. Chức vụ ngữ pháp.
* Hoạt động 2 – Tìm hiểu Danh từ đơn vị và Danh từ chỉ sự vật.
ii. danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
- Yêu cầu HS đọc to các ví dụ (SGK, 86).
- Phân biệt về nghĩa các danh từ: con, viên, thúng, tạ với các danh từ đứng sau.
- Vậy theo em, danh từ gồm mấy loại?
- Quan sát lại các danh từ chỉ đơn vị, em thấy những từ nào dùng để tính đếm người hoặc động vật? Những từ nào dùng để tính đếm các sự vật khác?
- Danh từ đơn vị gồm mấy nhóm?
- Vì sao có thể nói: “Nhà có ba thúng gạo rất đầy” nhưng không thể nói: “Nhà có sáu tạ thóc rất nặng”?
- Vậy danh từ chỉ đơn vị quy ước gồm mấy loại?
- Yêu cầu đọc Ghi nhớ 2 (SGK, 87).
- Đọc các ví dụ.
- Suy nghĩ, phân biệt.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Quan sát, trả lời.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Trả lời.
- Đọc Ghi nhớ.
1. Ví dụ: (SGK, 87).
- Ba con trâu.
- Một viên quan.
- Ba thúng gạo.
- Sáu tạ thóc.
* Nhận xét:
- Con, viên, thúng, tạ 
=> Chỉ loại thể.
- Trâu, quan, gạo, thóc 
=> Chỉ vật, người, sự vật.
2. Ghi nhớ:
a. Danh từ gồm hai loại lớn:
- Danh từ chỉ đơn vị: Nêu tên đơn vị để tính đếm, đo lường.
- Danh từ chỉ sự vật: Nêu tên từng loại hoặc từng cá thể người, vật, hiện tượng, khái niệm...
b. Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên.
- Danh từ chỉ đơn vị qui ước.
- Danh từ chỉ đơn vị qui ước gồm hai loại:
+ Danh từ chỉ đơn vị chính xác.
+ Danh từ chỉ đơn vị ước chừng.
* Hoạt động 3 – Hướng dẫn Luyện tập.
III. Luyện tập.
- Hướng dẫn HS làm các Bài tập phần Luyện tập.
- Làm các bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
1. Bài tập 1:
Cho nhóm loại từ: ông, anh, gã, thằng, tay, viên... và danh thư kí để tạo thành các tổ hợp? Nhận xét về cách dùng các loại từ đó có tác dụng gì?
- Ông thư kí, tay thư kí, gã thư kí, anh thư kí...
- Tác dụng: thể hiện thái độ, tình cảm của người nói, người viết.
2. Bài tập 2: Liệt kê các loại từ:
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ người: ông, bà, cô, bác, chú, dì, cháu, ngài, vị, viên...
- Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: Cái, bức, tấm, chiếc, quyển, pho, bộ
3. Bài tập 3: Liệt kê các danh từ:
- Chỉ đơn vị qui ước chín xác: mét, gam, lít, héc-ta, hải lí, dặm, ki-lô-gam...
- Chỉ đơn vị qui ước, ước phỏng: nắm, mớ, đàn, thúng...
3. Củng cố:
- Giáo viên hệ thống lại bài học.
4. Dặn dò:
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện các bài tập.
Soạn: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 32.doc