Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 31: Cây bút thần (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 31: Cây bút thần (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

I.MỤC TIÊU BÀI HỌC

* Kiến thức cần đạt:Giúp học sinh:

Nắm vững cốt truyện

- Mã Lương, chú bé nghèo, ham vẽ, say mê tự học, thành tài, được thưởng bút thần

- Mã Lương đem tài phục vụ nhân dân, trừng trị kẻ ác

* Kỹ năng cần rèn:

Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm

* Giáo dục tư tưởng:

- Giáo dục cho học sinh lòng say mê hội hoạ, yêu người lao động, biết lên án cái ác, rèn luyện lòng can đảm.

II.TRỌNG TÂM: Tìm hiểu chi tiết câuchuyện

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: : Đọc các tài liệu có liên quan, tranh minh hoạ

*Học sinh: Đọc trước câu chuyện ở nhà và soạn bài chu đáo

IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

A.Kiểm tra bài cũ: (4)

 Hãy nêu cảm nhận ban đầu của Một cậu bé tài năng, tốt bụng, say mê

em về nhân vật Mã Lương? vẽ tranh

B.Bài mới (36 )

1.Vào bài (1)

Giờ học này chúng ta tiếp tục hành trình đi tìm cái thiện dẹp cái ác cái xấu với cậu bé Mã Lương.

2.Nội dung bài dạy(35)

 

doc 3 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 31: Cây bút thần (Tiếp theo) - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 10 tháng 10 năm 2009
Ngày dạy: tháng 10 năm 2009
Tuần 8
Tiết 31 Cây bút thần (tiếp theo)
 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
I.Mục tiêu bài học
* Kiến thức cần đạt :Giúp học sinh :
Nắm vững cốt truyện
- Mã Lương, chú bé nghèo, ham vẽ, say mê tự học, thành tài, được thưởng bút thần
- Mã Lương đem tài phục vụ nhân dân, trừng trị kẻ ác
* Kỹ năng cần rèn :
Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm
* Giáo dục tư tưởng :
- Giáo dục cho học sinh lòng say mê hội hoạ, yêu người lao động, biết lên án cái ác, rèn luyện lòng can đảm.
II.Trọng tâm : Tìm hiểu chi tiết câuchuyện
III.Chuẩn bị
*Giáo viên : : Đọc các tài liệu có liên quan, tranh minh hoạ
*Học sinh : Đọc trước câu chuyện ở nhà và soạn bài chu đáo
IV.Tiến trình bài dạy
A.Kiểm tra bài cũ : (4’)
 Hãy nêu cảm nhận ban đầu của Một cậu bé tài năng, tốt bụng, say mê 
em về nhân vật Mã Lương ? vẽ tranh
B.Bài mới (36’ ) 
1.Vào bài (1’)
Giờ học này chúng ta tiếp tục hành trình đi tìm cái thiện dẹp cái ác cái xấu với cậu bé Mã Lương.
2.Nội dung bài dạy(35’)
Tg
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức
35’
12’
20’
03’
Hoạt động 3 :Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chi tiết
? Sau khi được bút thần Mã Lương đã dùng để vẽ những gì ? Vẽ cho ai ?
? Mã Lương đã làm gì để giúp cho người nghèo trong làng ?
? Tại sao Mã Lương lại vẽ cho họ những thứ đó ?
? Vì sao Mã Lương không vẽ cho riêng mình ? 
? Điều đó có ý nghĩa gì ?
? Vì sao Mã Lương lại dùng bút thần để chống tên địa chủ và tên vua?
(Hs thảo luận trình bày
Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá)
? Khi bị tên địa chủ bắt giam vào chuồng ngựa, Mã Lương đã làm gì để chống lại tên địa chủ?
? Cùng với tên vua tham lam, độc ác thì Mã Lương làm gì?
? Nhận xét gì về các thử thách Mã Lương phải trải qua để chống lại tên địa chủ, tên vua?
? Theo sau những thử thách ấy là những phẩm chất gì của Mã Lương?
? Để tiêu diệt những kẻ ác, Mã Lương chỉ dùng cây bút thần thôi đã đủ chưa? Ngoài cây bút thần ra, Mã Lương còn cần phải có những điều gì nữa?
? Qua đó, em thấy Mã Lương là người như thế nào?
? Theo em, chi tiết nào trong truyện lý thú, gợi cảm, đặc sắc nhất ? Vì sao?
? Tại sao nói cây bút thần trong truyện là chi tiết lý thú và gợi cảm?
? Hãy nhận xét phần kết chuyện ?
Theo em Mã Lương còn có thể đi đâu nữa ?
Hoạt động 4 :Tổng kết
? Khái quát giá trị nghệ thuật của truyện 
?Theo em truyện có ý nghĩa gì ?
Học sinh đọc phần ghi nhớ 
II.Đọc hiểu văn bản
4.Tìm hiểu chi tiết
b. Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân
- Giúp những người nghèo khổ
- Vẽ cày, cuốc, đèn... à phục vụ dân nghèo 
- Vật dụng lao động, những công cụ cần thiết cho cuộc sống sản xuất.
-> Không vẽ những sản phẩm có sẵn để người dân hưởng thụ mà tạo ra những phương tiện ấy để người dân tự sản xuất ra thóc gạo (Của cải con người hưởng thụ do con người tạo ra) -> Biết lao động.
+ Của cải mà con người hưởng thụ phải do con người làm ra
+ Đó là những công cụ hữu ích cho mọi nhà.
c. Mã Lương dùng bút thần chống lại tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác
- Đó là những kẻ tham lam, độc ác.
- Mã Lương vẽ bánh, lửa, thang, tuấn mã, vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ.
- Vẽ ngược lại ý vua để làm nhục y, dùng chính sách gậy ông đập lưng ông -> Vua chết.
-> Thử thách ngày càng khó khăn, phức tạp hơn.
- Mã Lương đã vượt qua những thử thách ấy để tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lý xã hội.
-> Mã Lương cần có mưu trí, thông minh, để tiêu diệt kẻ ác.
=> Là người nghệ sĩ chân chính, một tài năng nghệ thuật là họa sĩ của người dân lao động 
d. Hình tượng cây bút thần
- Cây bút thần:
+ Là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương. Có những khả năng kỳ diệu.
+ Chỉ tạo ra những vật như mong muốn trong tay Mã Lương, còn trong tay kẻ khác thì không.
+ Cây bút thần giúp Mã Lương thực hiện công lý xã hội: giúp người nghèo, trừng trị kẻ độc ác.
- Hình ảnh Mã Lương và cây bút thần còn lưu truyền mãi trong nhân dân lao động.
5. Tổng kết.
a. Nghệ thuật
- Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo của nhân dân – Có nhiều chi tiết lí thú gợi cảm.
- Cây bút thần là chi tiết tưởng tượng, thần kì, đặc sắc.
b. ý nghĩa
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích tài năng nghệ thuật.
- Thể hiện ước mơ về những kỹ năng kì diệu của con người.
- Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống kẻ ác.
c. Nội dung :
* Ghi nhớ : SGK
C.Luyện tập(3’)
 - So sánh nhân vật : Em bé thông minh và Hs trình bày, Gv nhận xét bổ 
nhân vật Mã Lương để thấy rõ sự giống nhau đánh giá
và khác về phẩm chất, tính cách giữa 2 nhân vật.
D.Củng cố(1’)
 - Nhắc lại nội dung, nghệ thuật của bài
E.Hướng dẫn học sinh về nhà(1’)
 - Học bài, tập kể tóm tắt câu chuyện
 - Làm bài tập và chuẩn bị bài Ông lão đánh cá và con cá vàng

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 31 - Cay but than(tiep).doc