Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30: Tập làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự (Kể chuyện đời thường) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Hường

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30: Tập làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự (Kể chuyện đời thường) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Hường

I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :

 1)Kiến thức:

 - Ôn lại khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung của đoạn văn.

- Qua tiết thực hành giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học viết được đoạn văn tự sự

 2)Kĩ năng:

 - Viết đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.

 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự sinh động, giàu cảm xúc.

3)Thái độ:

 - Giáo dục niềm say mê, thích thú khi học, làm văn tự sự.

 - Giáo dục các em ý thức xây dựng đoạn văn trong quá trình viết văn.

* Tích hợp : giáo dục bảo vệ môi trường( thông qua bài tập 3)

II/ Chuẩn bị :

 - GV: + Nghiên cứu bài dạy + soạn bài, tham khảo một số đoạn văn tự sự tiêu biểu

- HS : Chuẩn bị viết một số đoạn văn theo đề bài viết số 2 sgk .

III/ Tiến trình lên lớp:

 1) Ổn định tổ chức:

 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.

 3) Bài mới:

 Giới thiệu bài: tiết trước chúng ta đã học về luyện nói văn tự sự. Hôm nay cô cùng các em sẽ từ dàn văn nói chuyển sang viết thành từng đoạn văn tự sự và bổ sung thêm một số đoạn văn khác.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1336Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30: Tập làm văn Luyện tập viết đoạn văn tự sự (Kể chuyện đời thường) - Năm học 2012-2013 - Nguyễn Thị Hường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8 Ngày soạn: 10/ 10/ 2012 
Tiết 30 Ngày dạy: 15/ 10/2012
TËp lµm v¨n : LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ 
 ( Kể chuyện đời thường)
I/ Mục tiêu : Giúp học sinh :
 1)Kiến thức: 
 - Ôn lại khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung của đoạn văn.
- Qua tiết thực hành giúp học sinh biết cách vận dụng kiến thức đã học viết được đoạn văn tự sự
 2)Kĩ năng:
 - Viết đoạn văn mạch lạc đủ sức làm sáng tỏ một nội dung nhất định.
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn tự sự sinh động, giàu cảm xúc.
3)Thái độ: 
 - Giáo dục niềm say mê, thích thú khi học, làm văn tự sự.
 - Giáo dục các em ý thức xây dựng đoạn văn trong quá trình viết văn.
* Tích hợp : giáo dục bảo vệ môi trường( thông qua bài tập 3)
II/ Chuẩn bị :
 - GV: + Nghiên cứu bài dạy + soạn bài, tham khảo một số đoạn văn tự sự tiêu biểu
- HS : Chuẩn bị viết một số đoạn văn theo đề bài viết số 2 sgk . 
III/ Tiến trình lên lớp:
 1) Ổn định tổ chức:
 2) Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn của học sinh.
 3) Bài mới:
 Giới thiệu bài: tiết trước chúng ta đã học về luyện nói văn tự sự....... Hôm nay cô cùng các em sẽ từ dàn văn nói chuyển sang viết thành từng đoạn văn tự sự và bổ sung thêm một số đoạn văn khác...
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
ÚHoạt động 1: HDHS ôn lại khái niệm đoạn văn.
H. Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn trên?(Dựa vào chỗ viết hoa ..
H. Hãy khái quát các đặc điểm cơ bản của đoạn văn và cho biết đoạn văn là gì?
 Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản
 H/ thức:viết hoa lùi đầu dòng khoảng 1cm
 ND:Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh
*ÚHoạt động2: HDHS tìm hiểu từ và câu trong đoạn văn; cách trình bày nội dung đoạn văn.
H. Thế nào là từ ngữ chủ đề?
H. Câu biểu thị ý khái quát nhất của cả đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Em có nhận xét gì về vị trí và cấu tạo của câu chủ đề?
GV chốt:TN chủ đề là từ được dùng làm đề mục hoặc được lặp lại nhiều lần( đại từ, các từ ĐN) nhằm duy trì đối tượng; Câu chủ đề thường có vai trò định hướng về n/dung cho cả đoạn, vì vậy khi một v/bản có nhiều đoạn 
H. Theo em, quan hệ ý nghĩa giữa hai câu trên có gì khác với quan hệ ý nghĩa giữa chúng với câu chủ đề của đoạn văn?
H. Nội dung của đoạn văn được trình bày theo cách nào?
- GV: Ngoài ra còn có: đoạn móc xích, tam đoạn luận. Giáo viên đưa ví dụ.
* Trong văn tự sự, các em có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm không? Tác dụng của nó? Ví dụ cụ thể?
ÚHoạt động 3: HDHS làm bài tập 
- GV giao việc bài tập 1,2:
+ Tổ 1, 2 đề 1
+ Tổ 3 +4 đề 2
- HS viết độc lập 
-> Trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn bị một số đoạn văn cho học sinh tham khảo.
* Bài tập 3- Vận dụng kĩ thuật viết tích cực
- Học sinh lập dàn bài cho đề trên trước
- Phát giấy rô ki cho các tổ
* GV gợi ý: 
+ Dựa vào khẩu hiệu ở đề bài thì đó là một việc làm tốt của em. Đề tài môi trường rất phong phú ở khu dân cư.thường có các phong trào thu hút dân cư cùng tham gia( thu gom rác thải, tổng vệ sinh đường đi, trồng vào bảo vệ cây ven đường) chọn các hoạt động ở trên viết.
+ Một việc em thực sự đã làm, dù là việc nhỏ nhưng vẫn có ý nghĩa nhất định, vì bảo vệ môi trường ngoài những hành động lớn lao có giá trị nhân sinh, giá trị kinh tế và khoa học lớn, còn rất cần nhiều hoạt động bình thường của mọi người.
- Yêu cầu chọc một trong các đoạn đó để viết
- HS viết xong đảo cho tổ khác sửa
- Hoàn thiện xong đưa lên bảng trình bày.
I/ Ôn lí thuyết:
1/ Thế nào là đoạn văn?
 Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, bắt đầu từ viết hoa lùi đầu dòng, kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng , mỗi đoạn văn thường gồm nhiều câu và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh.
2/ Từ ngữ và câu trong đoạn văn:
a.Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề .
- Từ ngữ chủ đề: Dùng làm đề mục, lặp lại nhiều lần nhằm duy trì đối tượng.
- Câu chủ đề: Nội dung khái quát, lời lẽ ngắn gọn, đủ hai thành phần chínhC- V, đứng ở đầu đoạn( diễn dịch) - cuối đoạn( qui nạp).
b. Quan hệ giữa các câu trong đoạn văn:
- Các câu có quan hệ ý nghĩa chặt chẽ với nhau. Bổ sung ý nghĩa cho nhau; liên kết , phối hợp về nghĩa.
3. Cách trình bày nội dung đoạn văn:
- Các câu trong đoạn văn có nhiệm vụ triển khai và làm sáng tỏ chủ đề của đoạn bằng phép diễn dịch, qui nạp, song hành
- Vd: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải tăng gia sản xuất. Muốn tăng gia sản thì phải có kĩ thuật cải tiến. Muốn sử dụng tốt kĩ thuật cải tiến thì phải có văn hoá. Vậy, việc bổ túc văn hoá là cực kì cần thiết( HCM).( đoạn văn trình bày theo kiểu móc xích).
4. Kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự( Dành cho lớp chọn 6A)
 Miêu tả + biểu cảm -> truyện thêm thấm thía, sâu sắc. Giúp tác giả -> thái độ trân trọng + tình cảm yêu mến với nhân vật + sự việc.
II/ Luyện tập:
*Số 1:Viết đoạn kết bài của đề : Kể về một lần em mắc lỗi.
 Em chỉ biết cúi gằm mặt lặng yên mà chẳng nói được gì. Nghe bố giảng giải , em càng nhận ra lỗi lầm của mình.Em hứa với bố không bao giờ tái phạm nữa. Em cũng tự hứa với mình không bao giờ tùy tiện như thế nữa. Những gì em trải qua hôm đó thật là một bài học không bao giờ quên.
*Số2:Viết đoạn của đề : Kể về một người em rất yêu quí trong gia đình.
 Em gái em xinh lắm nhé, một vẻ xinh xắn rất dễ mến. bé Bống mới gần bốn tuổi thôi. Khuân mặt bé tròn trĩnh, hai má úc núc, khi nào cũng đỏ hây hây. Đôi mắt Bống lúc nào cũng như đang cười. hang mi đen lay láy và cong vút, lại thêm cặp mắt to tròn . Mỗi khi cười eo ơi trông bé thật ngộ nghĩnh bởi vì răng của bé cái chăng cái chớ bởi vì mấy bác sâu . Bống thích nhất là mặc váy đỏ, mỗi lần được đi chơi, lắc lư trong cái váy xúng xính ai nhìn cũng trầm trồ dễ thương. 
* Số 3: Một việc làm của em “ Vì môi trường xanh, sạch, đẹp” 
a) Lập dàn bài:
1) MB: 
- Giới thiệu đôi nét về nơi em ở.
- Nêu sự việc khởi đầu: tình trạng chưa tốt về môi trường mà em gặp.
2) TB:
- Tình trạng môi trường hiện nay liên quan đến việc làm của em.
- Việc em tham gia vào làm thay đổi tình trạng trên.
- Hiệu quả của việc làm hoặc hiệu quả bước đầu.
- Tác dụng đến thái độ của mọi người.
3) KB: 
- Suy nghĩ của em về môi trường sống của mọi người.
- Suy nghĩ của em về trách nhiệm của mỗi người dân đối với môi trường( có thể nêu một cách kín đáo ý nghĩ của em qua lời của một ai đó)
b) Viết đoạn:
 4) Củng cố: 
 - Thế nào là đoạn văn?
 - Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn?
 - Cách trình bày nội dung đoạn văn?
 5) Dặn dò:
 a) Học bài cũ:
 - Tập viết bài văn đề số 3.
 - Học bài em bé thông minh theo sự dặn dò tiết trước của giáo viên.
b) Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị bài: Hướng dẫn đọc thêm: “ Cây bút thần”
 + Đọc văn bản và tìm bố cục.
 + Tìm hiểu thêm về các tuyện cổ tích nước ngoài.
 + Trả lời các câu hỏi đọc - hiểu văn bản. 
á Rút kinh nghiệm : 
************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8 tiet 31 viet doan.doc