I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
* Kiến thức cần đạt:Giúp học sinh:Nắm vững được cốt truyện
- Mã Lương, chú bé nghèo, ham vẽ, say mê tự học, thành tài, được thưởng bút thần
- Mã Lương đem tài phục vụ nhân dân, trừng trị kẻ ác
* Kỹ năng cần rèn:Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm
* Giáo dục tư tưởng:Giáo dục cho học sinh lòng say mê hội hoạ, yêu người lao động, biết lên án cái ác, rèn luyện lòng can đảm.
II.TRỌNG TÂM: Tiết 30: đọc-tóm tắt Tiết 31:Tìm hiểu chi tiết câu chuyện
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: : Đọc các tài liệu có liên quan, tranh minh hoạ
*Học sinh: Đọc trước câu chuyện ở nhà và soạn bài chu đáo
IV.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
A.Kiểm tra bài cũ: (4)
Cảm nhận của em về bé thông minh trong chuyện Em bé thông minh?
Trí thông minh, sáng láng hơn người của em bé được thể hiện qua 4 lần giải Tất cả đều đã bị vượt qua bởi trí tuệ sắc sảo, tư duy nhạy bén, mẫn tiệp của cậu bé.
B.Bài mới (36 )
1.Vào bài (1)
Là một trong những truyện cổ tích thần kỳ, thuộc tiểu loại truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi, Cây bút thần đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối với cả trăm triệu người dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câu truyện khá li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé nghèo khổ trở thành một họa sỹ lừng danh với cây bút thần kỳ diệu, giúp dân diệt ác.
Ngày soạn : 10 tháng 10 năm 2009 Ngày dạy: tháng 10 năm 2009 Tuần 8 Tiết 30 Cây bút thần (Truyện cổ tích Trung Quốc) I.Mục tiêu bài học * Kiến thức cần đạt :Giúp học sinh :Nắm vững được cốt truyện - Mã Lương, chú bé nghèo, ham vẽ, say mê tự học, thành tài, được thưởng bút thần - Mã Lương đem tài phục vụ nhân dân, trừng trị kẻ ác * Kỹ năng cần rèn :Rèn kỹ năng kể chuyện diễn cảm * Giáo dục tư tưởng :Giáo dục cho học sinh lòng say mê hội hoạ, yêu người lao động, biết lên án cái ác, rèn luyện lòng can đảm. II.Trọng tâm : Tiết 30 : đọc-tóm tắt Tiết 31 :Tìm hiểu chi tiết câu chuyện III.Chuẩn bị *Giáo viên : : Đọc các tài liệu có liên quan, tranh minh hoạ *Học sinh : Đọc trước câu chuyện ở nhà và soạn bài chu đáo IV.Tiến trình bài dạy A.Kiểm tra bài cũ : (4’) Cảm nhận của em về bé thông minh trong chuyện Em bé thông minh ? Trí thông minh, sáng láng hơn người của em bé được thể hiện qua 4 lần giải Tất cả đều đã bị vượt qua bởi trí tuệ sắc sảo, tư duy nhạy bén, mẫn tiệp của cậu bé. B.Bài mới (36’ ) 1.Vào bài (1’) Là một trong những truyện cổ tích thần kỳ, thuộc tiểu loại truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi, Cây bút thần đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối với cả trăm triệu người dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câu truyện khá li kì, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một em bé nghèo khổ trở thành một họa sỹ lừng danh với cây bút thần kỳ diệu, giúp dân diệt ác. 2.Nội dung bài dạy(35’) Tg Hoạt động của Thầy và Trò Nội dung kiến thức 05’ 10’ 05’ 15’ Tiết 30 Hoạt động 1 :Hướng dẫn tìm hiểu chung Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm chuyện cổ tích Hoạt động 2 :Hướng dẫn tìm hiểu văn bản Gv đọc mẫu, gọi Hs đọc và nhận xét Rút ra cách đọc Học sinh đọc, giải thích các chú thích ? Theo em truyện có đại ý như thế nào ? ? Theo em truyện có bố cục như thế nào ? ? Sự việc chính của truyện là gì ? (Hs thảo luận nhóm trình bày, Gv kết luận) ? Mã Lương thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? Yêu cầu HS kể tóm tắt ND chuyện HS kể, gv nhận xét bổ sung Hoạt động 3 Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết truyện Yêu cầu học sinh quan sát tranh và trả lời câu hỏi ? Điều gì giúp Mã Lương vẽ giỏi ? Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ Mã Lương say mê, cần cù, chăm chỉ học vẽ. ? Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào ? ? Những nguyên nhân trên có mối quan hệ như thế nào ? ? Việc cụ già tóc bạc thưởng bút thần cho Mã Lương là có ý nghĩa gì ? ( HS thảo luận và phát biểu suy nghĩ của mình ) Gv diễn biến câu chuyện như thế nào chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu ở tiết sau I. Đọc tìm hiểu chung 1.Truyện cổ tích :(khái niệm sgk) II. Đọc tìm hiểu chi tiết 1.Đọc tìm hiểu từ khó *Đọc : Giọng đọc chậm rãi, bình tĩnh, chú ý phân biệt lời kể, lời 1 số nhân vật trong truyện * Từ khó : 1, 3, 4, 7, 8 2.Đại ý: Ca ngợi tài năng và lòng say mê học vẽ của Mã Lương, phê phán những kẻ tham lam độc ác. 3. Bố cục(3 đoạn) a) Mở truyện : Từ đầu -> Lấy làm lại: Mã Lương học vẽ, có được cây bút thần. b) Thân truyện Tiếp -> em vẽ cho thùng: Mã Lương vẽ cho những người nghèo khổ. Tiếp -> phóng như bay: Mã Lương chống lại tên địa chủ. Tiếp -> lớp sóng hung dữ: Mã Lương chống tên vua độc ác và tham lam. c) Kết truyện Còn lại: Những truyền tụng về Mã Lương và cây bút thần. * Kiểu nhân vật trong truyện cổ tích Cây bút thần.Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Kể tóm tắt theo dàn ý a) Mở truyện : Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật Mã Lương b) Thân truyện - Mã Lương dốc lòng học vẽ, được thần thưởng bút thần - Mã Lương đem tài năng phục vụ nhân dân - Mã Lương dùng bút thần trừng trị địa chủ và ma ác c) Kết truyện - Mã Lương lại về sống, vẽ giữa lòng dân 4.Tìm hiểu chi tiết a. Hoàn cảnh Mã Lương được cây bút thần *Những điều giúp Mã Lương vẽ giỏi - Nguyên nhân thực tế: - Lòng yêu thích học vẽ. Khiếu vẽ có sẵn. - Sự thông minh, có chí hướng. - Sự say mê, cần cù, chăm chỉ. - Khi kiếm củi trên núi thì lấy que củi vẽ xuống đất. Khi cắt cỏ thì nhúng tay xuống nước vẻ lên vách đá... * Nguyên nhân thần kì: - Được thần cho cây bút có phép lạ -> Tô đậm, thần kì hoá tài vẽ của Mã Lương. => Mã Lương chăm chỉ học vẽ, thần mới cho bút -> Phần thưởng xứng đáng. * ý nghĩa của việc được bút thần + Hình ảnh biểu trưng kết quả khổ học thành tài của Mã Lương + Đó là phần thưởng xứng đáng cho chú bé thông minh, cần cù, nghị lực + Sự kết hợp giữa tài năng, phương tiện tốt sẽ mang lại tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh. + Chứng minh chân lý : Có công mài sắt có ngày nên kim C.Luyện tập(3’) - Em hãy kể một câu chuyện cổ tích viết về Hs trình bày nhân vật thông minh mà em đã được đọc ? Gv nhận xét, bổ sung, đánh giá D.Củng cố(1’) - Nhấn mạnh nội dung của bài E.Hướng dẫn học sinh về nhà(1’) - Học bài, tập kể tóm tắt câu chuyện, chuẩn bị tiếp bài. - Làm bài tập và chuẩn bị bài Ông lão đánh cá và con cá vàng
Tài liệu đính kèm: