Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30-31: Cây bút thần

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30-31: Cây bút thần

I. MỤC TIÊU.

Giúp học sinh:

1. Kiến thức: -Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc .

2. Kĩ năng: -Kể diễn cảm truyện

3. Thái độ: - Có tinh thần học hỏi bạn bè , có ước mơ.

II. CHUẨN BỊ.

 1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, tranh ảnh minh hoạ.

 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 1. Kiểm tra:

- Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh”?

- Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện “Em bé thông minh”.

2. Bài mới.

 * Giới thiệu bài: Chúng ta biết rằng dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của riêng mình. “Cây bút thần” là truyện cổ tích Trung Quốc - một nước láng giềng có quan hệ giao lưu và có nhiều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Sức hấp dẫn của truyện không chỉ ở nội dung ý nghĩa mà còn ở nhiều chi tiết thần kì độc đáo. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó.

 

doc 4 trang Người đăng vanady Lượt xem 10736Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 30-31: Cây bút thần", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Lớp 6B	Tiết(TKB):	Ngày dạy:	Sĩ số:	Vắng: 
Tiết 30, 31: Văn bản.
CÂY BÚT THẦN
(Truyện cổ tích Trung Quốc)
I. MỤC TIÊU.
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: -Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đặc sắc .
2. Kĩ năng: -Kể diễn cảm truyện
3. Thái độ: - Có tinh thần học hỏi bạn bè , có ước mơ. 
II. CHUẨN BỊ. 
 1. Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, tranh ảnh minh hoạ.
 2. Học sinh: SGK, Vở soạn, Vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
 	1. Kiểm tra: 
- Kể tóm tắt truyện “Em bé thông minh”?
- Hãy nêu cảm nghĩ của em sau khi học xong truyện “Em bé thông minh”. 
2. Bài mới.
 * Giới thiệu bài: Chúng ta biết rằng dân tộc nào cũng có kho tàng truyện cổ tích của riêng mình. “Cây bút thần” là truyện cổ tích Trung Quốc - một nước láng giềng có quan hệ giao lưu và có nhiều nét tương đồng về văn hoá với nước ta. Sức hấp dẫn của truyện không chỉ ở nội dung ý nghĩa mà còn ở nhiều chi tiết thần kì độc đáo. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó. 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
* Hoạt động 1 - Đọc và tìm hiểu Chú thích.
I. Đọc và tìm hiểu Chú thích.
- Hướng dẫn HS cách đọc.
- Đọc văn bản.
1. Đọc văn bản: 
- Yêu cầu HS tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục Chú thích. 
- Tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu chú thích 
? Xác định bố cục văn bản?
? Nêu nội dung từng phần?
- Xác định bố cục.
3. Bố cục:
 * Mở truyện: Người ta kể lại rằng
 * Thân truyện:
 - Mã lương dốc lòng học vẽ và được thần cho bút
 - Mã lương đem tài năng phục vụ nhân dân
 - Mã lương dùng bút thần trừng trị bọn ác ôn.
 * Kết truyện: Mã Lương lại về sống giữa lòng dân.
* Hoạt động 2 - Đọc hiểu văn bản.
? Nêu các nhân vật trong truyện? Nhân vật chính?
? Em hiểu gì về hoàn cảnh của Mã Lương ? 
? Mã Lương có tài năng gì? Những điều gì đã giúp Mã Lương vẽ giỏi như vậy ? 
 ? Mã Lương được ai cho cây bút thần?
? Vì sao Mã lương lại được thần cho bút?
? Vì sao thần cho Mã Lương cây bút ? Vì sao thần không cho Mã Lương cây bút vẽ từ trước. 
- Điều kỳ diệu nào đã xảy ra dưới ngọn bút thần của Mã Lương? Qua đó thể hiện điều gì? 
- GV: Mã Lương có được tài vẽ phi thường đó là nhờ vào sự rèn luyện, cần cù, lòng quyết tâm học vẽ . Qua đó nhân dân muốn thể hiện quan niệm về khả năng kỳ diệu của con người. Con người có thể vươn tới khả năng kì diệu bằng tài năng và công phu rèn luyện. 
- Nêu các nhân vật.
- Trả lời.
- Theo dõi văn bản, tìm ý trả lời.
- Trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Tìm ý, phát biểu.
II. Đọc - hiểu văn bản.
1. Nhân vật Mã Lương.
- Hoàn cảnh: Mồ côi, nhà nghèo. 
 - Tài năng: Có tài vẽ, ham học vẽ, say mê, cần cù, chăm chỉ. 
 - Mã Lương được thần cho cây bút => Tài năng do công sức rèn luyện mà có. Mã Lương có tài được giúp đỡ sẽ tài hơn.
? Mã lương đã dùng bút thần để làm gì?
? Với những người nghèo khổ Mã Lương đó vẽ cho họ những gì?
? Vì sao Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có? 
? Qua đó nhân dân muốn ta nghĩ gì về mục đích của tài năng? 
? Tên địa chủ bắt Mã Lương vẽ những gì? Qua đó em thấy tên địa chủ là người như thế nào ? 
? Nhưng trong thực tế Mã Lương đã vẽ gì? 
? Em nghĩ gì về tài năng của con người qua sự việc đó. 
* Mã Lương kiên quyết không vẽ những gì mà tên địa chủ yêu cầu. Qua sự việc đó nhân dân muốn ta khẳng định tài năng không phục vụ cho cái ác. 
? Nhà Vua bắt mã Lương vẽ những gì? 
? Mã Lương có thực hiện lệnh Vua không?
? Tại sao Mã Lương dám vẽ ngược như thế? 
? Vì sao Mã Lương lại đồng ý vẽ biển? 
? Khi lệnh vua ngừng vẽ nhưng Mã Lương cứ vẽ. Em nghĩ gì về thái độ của Mã Lương? 
? Theo em, nhân dân muốn thể hiện quan niệm nào qua sự việc này? 
 => Mã Lương đã thực hiện ý định diệt trừ bọn vua quan một cách quyết liệt. Qua đó nhân dân muốn thể hiển quan niệm: Tài năng được dùng để diệt trừ cái ác. 
? Hình ảnh cây bút thần có ý nghĩa gì?
? Mã lương đại diện cho ai, tên địa chủ và tên vua đại diện cho ai?
- Phát biểu.
- Theo dõi văn bản, tìm ý, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Theo dõi văn bản, tìm ý, trả lời.
- Theo dõi văn bản, tìm ý, trả lời.
- Phát biểu suy nghĩ.
- Tìm ý, trả lời.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
- Phát biểu.
- Suy nghĩ, phát biểu.
- Suy nghĩ, trả lời.
2. Mã Lương sử dụng cây bút thần.
* Vẽ cho người nghèo. 
 - Vẽ : cày, cuốc, thùng 
=> những dụng cụ lao động cần thiết hữu ích. 
-> Niềm tin ở lao động, tài năng phải phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân, phục vụ lao động . 
* Mã Lương vẽ để trừng trị tên điạ chủ. 
 - Tên địa chủ: Độc ác, tham lam. 
 - Mã Lương: kiên quyết, khảng khái, trừng trị tên địa chủ. 
=> tài năng không phục vụ cho cái ác mà để trừng trị cái ác. 
* Mã Lương vẽ để trừng trị tên vua độc ác, tham lam. 
 - Vua: cậy quyền lực và ham muốn của cải . 
 - Mã Lương vẽ trái ngược ý nhà vua => ghét tên vua độc ác, tham lam. 
 - Vẽ biển: Có ý định trừng trị tên vua cậy quyền, tham của. 
 - Mã Lương đấu tranh không khoan nhượng, quyết tâm diệt trừ cái ác. 
=> Tài năng không thể phục vụ bọn người có quyền thế độc ác.
3. Hình ảnh cây bút thần. 
 - Có khả năng kỳ diệu. 
 - Thực hiện công lý của nhân dân. 
 - Ước mơ về những khả năng kỳ diệu của con người. 
* Hoạt động 3 - Tổng kết và Luyện tập.
- Hướng dẫn HS Tổng kết.
- Đọc Ghi nhớ.
III. Tổng kết.
 * Ghi nhớ. (SGK).
- Hướng dẫn HS Luyện tập.
- Làm theo hướng dẫn.
IV. Luyện tập : 
Nhắc lại định nghĩa về truyện cổ tích, kể tên các truyện đã học. 
 	3. Củng cố
- Giáo viên hệ thống lại bài học.
 	4. Dặn dò:
	- Học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài mới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 30, 31.doc