Câu 1. Đọc kĩ đoạn văn và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu em cho là đúng nhất.
“ Sơn Tinh không hề nao núng. Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt, thần Nước đành rút quân”
( Ngữ văn 6 – Tập 1)
1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản :
A. Con Rồng, cháu Tiên B. Sự tích Hồ Gươm
C. Thạch Sanh D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh
2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính :
A. Tự sự B. Thuyết minh
C. Miêu tả D. Biểu cảm
3. Nội dung chính của đoạn văn trên là :
A. Giới thiệu về chiến thằng của Thuỷ Tinh.
B. Thể hiện sưc mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ.
C. Xây dựng những hình tượng nghệ thuật kì vĩ.
D. Giải thích nguyên nhân hiện tượng bão lũ hằng năm.
Ngày soạn : 27-09-2010 Ngày giảng: 6B 29-09-2010 6A 06-10-2010 Ngữ văn bài 7 Tiết 28 Kiểm tra văn I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức Tự Kiểm tra đánh giá kết quả học tập qua phần học về truyền thuyết, cổ tích . Biết vận dụng KT đã học vào làm Bt 2, Kĩ năng: làm bài kiểm tra trắc nghiệm phân tích, so sánh đánh giá . 3. Thái độ: Có ý thức làm bài nghiêm túc. II. Chuẩn bị : 1.Ma trận Mức độ Kiến thức Nhận Biết Thông hiểu Vận dụng Tổng số TN TL TN TL TN TL Thạch Sanh 1(0,25) 1(5) 2(5,25) Sự tích Hồ Gươm 1(0,25) 1(0,25) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 6 (1,5) 2(0,5) 8(2) Em BéThông Minh 1(0,25) 1(0,25) Con Rồng, cháu Tiên 1(0,25) 1(2) 2(2,25) Cộng 10(2,5) 1(2) 2(0,5) 1(5) 14(10) 2 Đề bài: I. Phần trắc nghiệm: (3 điểm) mỗi câu đúng 0,25 điểm. Câu 1. Đọc kĩ đoạn văn và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu em cho là đúng nhất. “ Sơn Tinh không hề nao núng. Thần bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt, thần Nước đành rút quân” ( Ngữ văn 6 – Tập 1) 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản : A. Con Rồng, cháu Tiên B. Sự tích Hồ Gươm C. Thạch Sanh D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 2. Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt chính : A. Tự sự B. Thuyết minh C. Miêu tả D. Biểu cảm 3. Nội dung chính của đoạn văn trên là : A. Giới thiệu về chiến thằng của Thuỷ Tinh. B. Thể hiện sưc mạnh và ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ. C. Xây dựng những hình tượng nghệ thuật kì vĩ. D. Giải thích nguyên nhân hiện tượng bão lũ hằng năm. 4. Thần Sơn Tinh còn có tên gọi khác là: A. Thần Núi B. Thần Nước C. Ân thần D. Công thần 5. Nguyên nhân chính dẫn đến cuộc đánh nhau giữa Thuỷ Tinh và Sơn Tinh là: A. Hùng Vương kén rể. B. Vua Hùng không công bằng trong việc đặt ra sính lễ C. Sơn Tinh tài giỏi hơn Thuỷ Tinh. D. Thuỷ Tinh không lấy được Mị Nương làm vợ. 6. Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh , Thủy Tinh là : A. Sơn Tinh và vua Hùng B. Sơn Tinh và Mị Nương C. Thuỷ Tinh và Sơn Tinh D. Thuỷ Tinh và Mị Nương 7 Trong các từ sau từ nào là từ mượn: A. Nao núng. B. Quả đồi C . Sơn Tinh. D. Dãy núi. Câu 2. Nối cột Âvới cột B cho đúng. Tên truyện (A) Nối Nhân vật (B) 1 Sự tích Hồ Gươm 1.......... a Thánh Gióng 2. Thạch Sanh 2............ b Lê Lợi 3. Thánh Gióng 3............. c Thạch Sanh 4. Em Bé Thông Minh 4............. d Âu Cơ 5. Con Rồng Cháu Tiên 5............. e Nhà Vua Phần II : Tự luận ( 7 điểm) Câu 1: ( 2 điểm) Truyện truyền thuyết là gì? Câu 2 ( 5 điểm) Viết một đoạn văn ( khoảng 10 -> 15 câu) kể truyện Thạch Sanh bằng lời văn của em 3. Đáp án- biểu điểm Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi ý đúng được 0,25 điểm Câu1 1 2 3 4 5 6 7 Đáp án D A B A D C C Câu 2. 1àb ; 2àc; 3àa; 4àe; 5àd. Phần II: Tự luận (7 điểm) Câu 1: ( 2điểm) - Là loại truyện dân gian tryền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ. - Thường có yếu tố tưởng tượng ,kỳ ảo. - Thể hiện thái độ và tính cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử. Câu 2: ( 5 điểm) Học sinh trình bày được những nội dung cơ bản sau về nhân vật Thạch Sanh . - Nguồn gốc xuất thân - Những thử thách: + Bị mẹ con Lí Thông lừa ; xuống hang diệt đại bàng cứu công chúa ,bị Lí Thông lấp cửa hang; bị hồn chăn tinh,đại bàng báo thù -> Thạch Sanh vượt qua tất cả nhờ tài năng, phẩm chất và sự giúp đỡ của phương tiện thần kì - Những chiến công thần kì + Chém chăn tinh trừ hại cho dân + Diệt đại bàng cứu công chúa + Diệt hồ tinh cứu thái tử + Đuổi quân xâm lược 18 nước chư hầu bằng cây đàn thần -> Thạch Sanh là người thật thà chất phác, có lòng nhân đạo và yêu hoà bình. * Yêu cầu: - Hình thức trình bày sạch sẽ đẹp không sai về lỗi ngữ pháp, chính tả, diễn đạt lưu loát. * Biểu điểm: - Điểm 5 Nội dung đảm bảo, trình bày đủ các phần của bài văn kể chuyện. Văn viết mạch lạc, lời lẽ tự nhiên .Không quá 3 lỗi chính tả. Phát âm chuẩn, dùng từ đặt câu chính xác. - Điểm 4 : Nội dung đảm bảo, bài viết trình bày đầy đủ các phần của bài văn kể chuyện. Diễn đạt mạch lạc, lời văn trong sáng, gây sức hấp dẫn. Mắc khoảng 4-7 lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả. - Điểm 2-3: Bố cục bài văn đảm bảo 3 phần, nội dung tương đối đảm bảo theo yêu cầu hoặc thiếu một vài ý nhỏ. Lời lẽ còn đơn điệu chưa thật sự sáng tạo, ít gây hấp dẫn. Còn mắc một số lỗi về chính tả, đặt câu, phát âm, dùng từ,.. - Điểm 1: Đã biết cách trình bày bố cục của bài văn tự sự song lời viết văn chưa mạch lạc, một vài sự việc sắp xếp còn lộn xộn, dùng từ, đặt câu chưa chính xác, nội dung còn sơ sài. - Điểm 0: Làm lạc đề. III. Tiến trình tổ chức giờ học 1. ổn định tổ chức . KTss 2. Kiểm tra: 3 Tiến trình lên lớp. 1. GV phát đề . 2. HS làm bài- GV đôn đốc. 3. Thu bài. 4. Tổng kết Giáo viên nhận xét giờ làm bài của học sinh trong giờ kiểm tra. Yêu cầu về nhà xem lại đề bài. Bài mới: Chuẩn bị dàn ý cho bài luyện nói kể chuyện.
Tài liệu đính kèm: