Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 32 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 32 - Năm học 2010-2011

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS :

- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật , sự kiện , cốt truyệnở tác phẩm : Em bé thông minh

- Cấu tạo , sâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt

- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về công bằng của nhân lao động

2. Kĩ năng:

- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại

- Trình bày những suy nghĩa , tình cảm về một nhân vật thông minh

- Kể lại một câu truyện cổ tích

3. Thái độ:

- Đề cao tính thông minh của con người, khuyến khích học sinh tìm hiểu những kiến thức trong thự tế để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Bảng phụ ghi 4 lần thử thách cậu bé thông minh

- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK

III. TIẾN TRÌNH

1. Kiểm tra 15:

Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)

 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Sự mưu trí, thông minh của em bé trong truyện "Em bé thông minh" được thử thách mấy lần ?

A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần D. 4 lần

Câu 2: Chi tiết mẹ con Lí Thông mặc dù đã được Tgạch Sanh tha nhưng vẫn bị sét đánh chết và hoá thành bọ hung, nói lên điều gì ?

 A. Sự hoá kiếp của kẻ ác C. Tư tưởng nhân đạo

 B. Ước mơ về sự công bằng D. Khát vọng trả thù.

 

doc 21 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 499Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 32 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng .. Tiết 25 : Em bé thông minh
 (Truyện cổ tích)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật , sự kiện , cốt truyệnở tác phẩm : Em bé thông minh
- Cấu tạo , sâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về công bằng của nhân lao động
2. Kĩ năng: 
- Đọc – hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại 
- Trình bày những suy nghĩa , tình cảm về một nhân vật thông minh
- Kể lại một câu truyện cổ tích
3. Thái độ:
- Đề cao tính thông minh của con người.
II. Chuẩn bị :
1.Thầy: Bảng phụ ghi 4 lần thử thách cậu bé thông minh. 
2. Trò: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra(? 
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài :Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thể giới. "Em bé thông minh" là một truyện cổ tích sinh hoạt. Truyện gần như không có yếu tố thần kì, nhân vật chính trải qua nhiều thử thách và bộc lộ sự thông minh tài trí hơn người. Vậy sự thông minh của nhân vật được thể hiện như thế nào giờ học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn hs đọc văn bản và tìm hiểu chú thích 
GV hướng dẫn đọc:Giọng đọc chung: vui vẻ, hóm hỉnh, chú ý giọng của nhân vật viên quan: Hống hách, giọng em bé láu lỉnh, tinh nghịch, hồn nhiên, dí dỏm; giọng ông bố có vẻ cam chịu, sợ hãi. cần chú ý giọng người kể cho phù hợp tình huống truyện.
GV: đọc mẫu một đoạn
HS : đọc/ Nhận xét 
GV: Nhận xét 
GV lưu ý cho hs các chú thích 1,2,6,8,9,10,
11 và một số từ khó : Vô hiệu, kiến càng, đại thần.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung văn bản
GV:Nhân vật chính trong truyện là ai ?
(Em bé)
GV: Nhân vật em bé được kể qua những phương diện nào ? thể loại ?
HS: Sự thông minh qua những lần giải đố
GV: Văn bản trên đề cao vấn đề gì ?
HS: đề cao trí khôn dân gian ,trí khôn kinh nghiệm, tạo được tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên , chất phác mà không kém phần thâm thuý của nhân dân trong đời sống hàn ngày
GV: Hình thức đố thử tài nhân vật có phổ biến trong truyện cổ tích không?
HS: Khá phổ biến trong truyện cổ tích VD: Truyện Trạng Quỳnh, Lấy vợ cóc
GV:Theo em, hình thức này có tác dụng gì?
HS: Để nhân vật bộc lộ tài năng phẩm chất của mình. Tạo tình huống cho cốt truyện phát triển. Gây hứng thú hồi hộp cho người nghe
GV: Em bé phải trải qua những lần thử thách nào?
GV treo bảng phụ ghi 4 lần thử thách .4 lần 
HS: đọc câu đố 1 và lời giải.
GV:Ai là người ra câu đố? câu đố này có khó không ? Vì sao ?
HS: Khó, vì đố là một điều vớ vẩn, không ai để ý tới.
GV: Em bé có trả lời được không ?
HS:không trả lời vào câu hỏi mà ra ngay một câu hỏi khác cũng theo lối hỏi của viên quan 
theo kiểu gậy ông đập lưng ông.
GV:Thành phần tham gia cùng giải đố với cậu bé là ai ?
HS: cha của cậu- số lượng ít
GV:Qua việc hỏi lại viên quan, em thấy em bé là người như thế nào? 
HS: đọc câu đố 2 và lời giải.
GV:Ai là người ra câu đố ? câu đố lần hai có khó hơn câu đố lần một không ?
HS: trả lời
GV:Cậu bé giải đố bằng cách nào ?
HS: trả lời
GV: nhận xét
GV:Em nhận xét như thế nào về thành phần tham gia giải đố lần này ?
(Cả dân làng- đông hơn lần một)
GV: Cả dân làng lo lắng không hiểu sao và cho đó là tai vạ. So sánh cậu bé với cả dân làng như vậy tác giả muốn khẳng định điều gì ? 
HS:Thấy được sự tài trí hơn người của cậu bé
GV:Nhận xét của em về em bé qua lần giải đố này ?
GV: cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ (theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Khác với phần lớn các truyện cổ tích quen thuộc là có yếu tố thần kì, vậy qua hai lần thử thách em thấy tác giả dân gian dùng phương tiện nào để bênh vực người nghèo, thực hiện khát vọng công lí, chính nghĩa ?
HS: Đại diện nhóm trả lời/ nhận xét
GV: kết luận (Dùng phẩm chất trí tuệ con người để thực hiện khát vọng công lí) 
GV: Bằng phương tiện dùng phẩm chất, trí tuệ của con người, để bênh vự những nhân vật người nghèo thực hiện khát vọng công lí, là đặc điểm riêng của thể lọai truyện cổ tích về nhân vật thông minh. 
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản
* Tìm hiểu chung:
- Thể loại : truyện cổ tích
- Hình thức thử tài nhân vật khá phổ biến trong truyện cổ tích.
1.Những thử thách đối với em bé:
* Thử thách: qua 4 lần
+ Lần 1: Đáp lại câu đố của viên quan.
đ Một em bé cứng cỏi, bản lĩnh, nhanh nhạy.
+ Lần 2: Tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình. 
đ Em bé tỏ ra đĩnh đạc, khôn khéo để vua tự lí giải điều vô lí mà mình đưa ra.
3. Củng cố: 
- Thử thách đối với em bé ở lần 1, 2 như thế nào ?
4. Hướng dẫn 
- Học bài
- Kể diễn cảm 2 lần thử thách em bé đã vượt qua ?
- Chuẩn bị : cỏc cõu hỏi cũn lại của văn bản : Em bộ thụng minh
....
Ngày giảng..............
 Tiết 26 : Em bé thông minh
(Truyện cổ tích)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp HS :
- Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật , sự kiện , cốt truyệnở tác phẩm : Em bé thông minh
- Cấu tạo , sâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt
- Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về công bằng của nhân lao động
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại 
- Trình bày những suy nghĩa , tình cảm về một nhân vật thông minh
- Kể lại một câu truyện cổ tích
3. Thái độ:
- Đề cao tính thông minh của con người, khuyến khích học sinh tìm hiểu những kiến thức trong thự tế để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình.
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng phụ ghi 4 lần thử thách cậu bé thông minh 
- HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra 15’:
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
 Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Sự mưu trí, thông minh của em bé trong truyện "Em bé thông minh" được thử thách mấy lần ?
A. 1 lần B. 2 lần C. 3 lần 	D. 4 lần
Câu 2: Chi tiết mẹ con Lí Thông mặc dù đã được Tgạch Sanh tha nhưng vẫn bị sét đánh chết và hoá thành bọ hung, nói lên điều gì ?
 A. Sự hoá kiếp của kẻ ác C. Tư tưởng nhân đạo
	B. Ước mơ về sự công bằng D. Khát vọng trả thù.
Câu 3: Nhân vật chính trong truyện "Em bé thông minh" thuộc kiểu nhân vật nào ?
	A. Nhân vật dũng sỹ C. Nhân vật bất hạnh
	B. Nhân vật thông minh D. Nhân vật ngốc nghếch
Câu 4: Dòng nào không nói lên sự giải đố thông minh của em bé?
	A. Đẩy thế bí về người ra câu đố 
	B. Lời giải đố dựa vào kiến thức thực tiễn
C. Lời giải đố dựa vào kiến thức sách vở
	D. Làm cho người ra câu đố cảm thấy phi lí của điều họ nói ra.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận (8điểm)
Câu 1(4 điểm)
 - Hãy kể lại lần thử thách thứ nhất của em bé trong văn bản "Em bé thông minh" bằng lời văn của em.
Câu 2(4 điểm): Vượt qua lần thử thách thứ nhất, em bé trong truyện "Em bé thông minh" là người như thế nào ? 
Đáp án- Biểu điểm:
 Phần I: Trắc nghiệm khách quan
Câu
1
2
3
4
Đáp án
D
A
B
C
 Mỗi câu đúng được 0,5 điểm.
Phần II: Trắc nghiệm tự luận.
Câu 1(4 điểm)
- HS kể đúng lần thử thách thứ nhất (2điểm)
- Kể bằng chính lời văn của em (có thể đóng vai em bé để kể) - (2điểm)
Câu 2(4 điểm)
 * HS trả lời được những ý sau:
 Em bé có bản lĩnh cứng cỏi, nhanh nhạy không hề run sợ trước người lớn, quyền lực.
 * Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, diễn đạt lưu loát thì được tròn số điểm, nếu bài làm viết sai chính tả, diễn đạt lủng củng, trình bày chưa đạt yêu cầu thì tuỳ mức độ trừ điểm trong tổng số điểm đó. 
2. Bài mới:
 * Giới thiệu bài : Sự tài trí của em bé không chỉ được bộc lộ qua hai lần thử thách mà còn được bộc lộ qua hai lần thử thách tiếp theo khó khăn hơn. Giờ học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu để thấy được điều đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ1: HS nhắc lại kiến thức giờ học trước
HĐ2: Tiếp tục hướng dẫn HS tìm hiểu những thử thách đối với em bé
GV: Hãy nhắc lại sự thông minh, mưu trí của em bé được thử thách qua mấy lần ?
HS: trả lời
GV: Kết luận 
HS đọc câu đố 3 và lời giải
GV: Ai là người đưa ra câu đố thứ ba ?
HS: phát biểu
GV: So với hai lần trước, câu đố 3 và cả lời giải có gì khác ? 
HS: Câu đố phải trả lời ngay, lời giải cũng được đưa ra ngay và thách đố lại nhà vua tức thì
GV:Thành phần tham gia giải đố lần này như thế nào ? 
HS: Một mình em bé, vua thử lại một lần nữa trí thông minh của em bé
GV:Qua hai câu hỏi thêm đó nhà vua muốn nhằm mục đích gì ?
HS: suy nghĩ /trả lời
GV: nhận xét /khẳng định
HS: đọc câu đố 4 và lời giải.
GV:So với các câu đố trước, câu đố lần này như thế nào ?
HS: oái oăm
GV: Ai là người nêu câu đố ?
HS: Người đố là sứ thần- mang ý nghiã chinh trị, ngoại giao, nếu giải thích được là niềm tự hào, không giải thích được là điều nhục nhã, xấu hổ, sĩ diện của quốc gia bị tổn thương.
GV: Cách giải thích của em bé có gì đặc biệt ? 
HS: đọc một bài đồng dao
GV: cho HS thảo luận nhóm(theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Tại sao em bé lại giải đố bằng bài đồng dao ?
HS: thảo luận /đại diện trả lời/ nhận xét
GV: nhận xét, kết luận: Với em giải câu đố này thật quá dễ, giống như một trò chơi của trẻ con mà em vẫn chơi.
GV:Dựa vào kiến thức nào để em bé trả lời như vậy ?
GV: Qua câu hỏi thứ tư càng khẳng định thêm điều gì ở em bé ?
HS: trả lời
GV: Em bé đại diện cho tầng lớp nào trong xã hội ? 
HS : đại diện cho nhân dân lao động 
HĐ3: Hướng dẫn HS tìm hiểu ý nghĩa của truyện ?
GV: Nêu ý nghĩa của truyện, truyện phản ánh điều gì trong thực tế ? 
HS: khái quát /trả lời
GV:Tính hài hước , mua vui của truyện thể hiện ở chỗ nào ? 
HS:Từ câu đố của quan ,vua sứ thần nước ngoài đến lời đáp của em bé đều tạo ra tình huống bất ngờ 
HS đọc ghi nhớ sgk 
HĐ4 : Hướng dẫn HS luyện tập: 
GV: Kể lại câu chuyện một cách diễn cảm ? 
HS : Kể /nhận xét/ bổ sung 
GV: Nhận xét/ uốn nắn
GV:Kể về 1 em bé thông minh mà em biết? 
HS: tìm / kể
I/ Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích
II. Tìm hiểu văn bản
1. Những thử thách đối với em bé: 
- Lần 1: Đố lại viên quan
- Lần 2: Để vua tự nói ra sự vô lí của điều vua đã đố
- Lần 3: Đố lại vua
đ Nhà vua muốn khẳng định trí thông minh của em bé, củng cố niềm tin của mình.
- Lần 4: Câu đố của sứ thần nước ngoài.
đ Dùng kinh nghiệm đời sống dân gian để giải đố.
ị Tài năng của em bé càng được đề cao. Em bé là người mưa trí hơn người.
2. ý nghĩa của truyện
- Đề cao trí thông minh
- Hài hước, mua vui
* Ghi nhớ: (SGK-T.74)
III. Luyện tập
* Kể lại diễn cảm truyện.
3. Củng cố: 
- Nội dung, ý nghĩa của truyện ?
- Truyện ca ngợ ... tâm.
3. Củng cố: 
- Mã Lương có tài năng gì? 
- Mã lương sử dụng tài năng ấy như thế nào ? Em học tập ở Mẫ Lương được điều gì ?
4. Hướng dẫn : 
- Tìm hiểu tiếp truyện: Mã Lương dùng bút thần chống lại địa chủ như thế nào? Một số chi tiết nhệ thuật tiêu biểu; ý nghĩa của truyện.
Ngày giảng.
 Tiết 31: Cây bút thần (tiếp)
 (Truyện cổ tích Trung Quốc) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết , sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tich thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi
- Nhận ra và phân tích được các giá trị nghệ thuật kì ảo trong truyện
- Kể lại câu truyện
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu cái thiện, ghét cái ác.
II. Chuẩn bị :
1.GV:Tranh Mã Lương vẽ thuyền trừng trị nhà vua. 
2. HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra : 
- Những điều gì khiến Mã Lương vẽ giỏi? Mã Lương đã giúp đỡ người nghèo như thế nào ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Chiếc bút thần đã đến với Mã Lương trong một giấc mơ, bút thần đã giúp Mã Lương và những người nghèo có phương tiện lao động sinh sống. Sự thần kì của chiếc bút còn được thể hiện như thế nào giờ học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1: HS kể tóm tắt lại truyện
GV:Em hãy kể tóm tắt lại văn bản "cây bút thần".
HĐ2 : Hệ thống lại kiến thức đã tìm hiểu giờ học trước
GV:Giờ học trước các em đã tìm hiểu những nội dung nào ? 
HS: khái quát
HĐ3:Hướng dẫn học sinh tìm hiếu tiếp văn bản
GV:Bút thần đã giúp người dân nghèo có những dụng cụ lao động, bút thần còn giúp gì cho Mã Lương ? 
HS: Trừng trị những kẻ tham lam độc ác
GV: Việc Mã Lương vẽ cho người nghèo khiến ai cũng biết và tin đó lọt đến tai một tên địa chủ giàu có trong làng. Tên đó là ai ?
GV giải thích từ địa chủ: Là tên của một tầng lớp thống trị trong xã hội phong kến (chủ đất giàu có dựa trên sự bóc lột sức lao động của người làm công)
GV:Tên địa chủ yêu cầu Mã Lương vẽ gì?
HS: trả lời
GV:Em hình dung tên địa chủ sẽ bắt Mã Lương vẽ những gì cho hắn ?
HS: hình dung
GV:Mã Lương đã có thái độ như thế nào ? 
HS: trả lời
GV:Tên địa chủ đã có thái độ và hành động như thế nào ?
(dụ dỗ, doạ nạt, nhốt vào chuồng ngựa) 
GV: Mã Lương đã đối phó như thế nào ?
(Dùng bút vẽ bánh và lò sưởi) 
GV:Em hãy kể lại đoạn Mã Lương trốn khỏi nhà tên địa chủ ?
HS: kể
GV:Mã Lương đã trừng trị tên địa chủ như thế nào ? 
HS: phát biểu
GV:Em nghĩ gì về tài năng của con người qua sự việc Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ ?
HS:Tài năng không phục vụ cái ác mà dùng để chống lại cái ác
GV: Ngoài tên địa chủ còn ai cũng mong muốn Mã Lương vẽ phục vụ mình ? 
GV:Vua bắt Mã Lương vẽ gì ? Mã Lương thực hiện lệnh vua như thế nào ?
HS: phát biểu
GV:Tại sao em lại vẽ như thế ?
(Ghét tên vua gian ác)
GV:Tại sao vẫn chiếc bút thần ấy mà vua không vẽ theo ý mình được ?
HS: Bút thần chỉ phục vụ chính nghĩa
GV:Vì sao Mã Lương lại đồng ý vẽ thuyền và biển cho vua ?
HS : Có ý định trừng trị tên vua
HS : quan sát tranh
GV:Bức tranh có nội dung gì ? Em hãy đặt tiêu đề cho bức tranh ? 
HS: bút thần nổi giận
GV: Quan sát tranh em thấy Mã Lương trừng trị tên vua như thế nào ?
HS: trả lời
GV: Chi tiết Mã Lương cố tình vẽ những nét bút thật đậm mặc dù nghe thấy lệnh của vua là ngừng vẽ đã nói lên thái độ gì của em đối với bọn thống trị ?
HS: phát biểu
GV: khẳng định
GV: Có thể coi mỗi lần kẻ tham lam yêu cầu Mã Lương vẽ là một thử thách không?
HS: suy nghí /trả lời
GV:Em có nhận xét gì về mức độ các lần thử thách đó?
HS: Lần sau khó hơn lần trước -> phẩm chất nhân vật càng bộc lộ rõ hơn. Không vẽ gì cho địa chủ đến vẽ ngược ý vua. Từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chủ động tiêu diệt kẻ ác lớn nhất trừ họa cho mọi người
GV:Qua đó em hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương?
GV:Truyện có những chi tiết nào là tưởng tượng kì ảo ?
HS: Cây bút thần
GV: Cây bút có khả năng kì diệu như thế nào 
HS: Chỉ ở trong tay Mã Lương cây bút mới có tác dụng, trong tay những kẻ độc ác bút sẽ phản tác dụng
GV: Chi tiết các sự vật thần kì em đã được học trong những văn bản nào ?
(Tiếng đàn Thạch Sanh, niêu cơm thần)
GV cho học sinh thảo luận nhóm (theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Tác giả dân gian xây dựng các chi tiết thần kì trong truyện nhằm mục đích gì ?
HS: Các nhóm thảo luận 2'/ trả lời/ Nhóm khác nhận xét
GV : nhận xét, kết luận: Xây dựng chi tiết thần kì nhằm giúp đỡ những người lương thiện thực hiện ước mơ công lí xã hội- Đây là mô tuýp của thể loại cổ tích
GV:Truyện thể hiện sâu sắc quan niệm và mơ ước của nhân dân về tài năng của con người, theo em đó là quan niệm và ước mơ nào ?
HS: trả lời 
GV: khái quát
HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
GV: Đọc truyện , kể diễn cảm câu truyện
HS kể diễn cảm truyện.
GV nhận xét.
I/ Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Hình tượng Mã Lương với cây bút thần:
* Mã Lương vẽ cho người nghèo:
* Mã Lương vẽ trừng trị kẻ ác:
+ Trừng trị tên địa chủ
- Tên địa chủ bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn.
- Mã Lương không vẽ bất cứ một thứ gì.
- Mã Lương vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ.
-> Tài năng không phục vụ cái ác.
 + Trừng trị tên vua:
- Vẽ trái ngược ý vua.
- Bút thần trong tay nhà vua-> phản tác dụng.
- Vẽ biển: biển động dữ dội -> tiêu diệt kẻ ác
-> Không khoan nhượng, không dung tha cho cái ác.
=> Tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí.
- Truyện xây dựng chi tiết thần kì nhằm giúp đỡ những người lương thiện thực hiện ước mơ công lí.
2. ý nghĩa của truyện
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng phải phục vụ chính nghĩa. 
- Thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Kể diễn cảm truyện
3. Củng cố: 
- Mã Lương trừng trị tên địa chủ và nhà vua như thế nào ?
- Nhân dân ta gửi gắm quan niệm gì về tài năng qua sự việc Mã Lương trừng trị kẻ ác ?
4. Hướng dẫn 
- Học nắm nội dung, ý nghĩa truyện
- Đọc lại văn bản kể diễn cảm câu truyện theo đúng trình tự các sự việc
- Vẽ một bức tranh minh hoạ cho một chi tiết của truyện.
- Chuẩn bị bài: Danh từ.
..
Ngày giảng. Tiết 32 : Danh từ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- KháI niện danh từ :
+ Nghĩa khái quát của danh từ
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp , chức vụ ngữ pháp).
- Các loại danh từ
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết danh từ trong văn bản
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Sử dụng danh từ để đặt câu
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng danh từ trong văn nói, viết cho đúng.
II. Chuẩn bị :
1. GV: bảng phụ ghi ví dụ phần I và II SGK.
2. HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra :
- Mã Lương trừng trị tên địa chủ và nhà vua như thế nào ? Nhân dân ta gửi gắm quan niệm gì về tài năng qua sự việc Mã Lương trừng trị kẻ ác ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : ở tiểu học các em đã được tìm hiểu về danh từ, tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố thêm kiến thức về từ loại này và tìm hiểu thêm danh từ có những đặc điểm gì, các nhóm của danh từ.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
HĐ: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm của danh từ 
GV: treo bảng phụ ghi ví dụ 1 SGK
GV; Dựa vào kiến thức đã học ở tiểu học, hãy chỉ ra danh từ trong cụm danh từ in đậm ? 
HS: tìm /chỉ 
GV: kết luận 
GV:Xung quanh danh từ trong cụm danh từ đó có những từ nào?
HS: Từ chỉ số lượng: ba (đứng trước)
 Chỉ từ: ấy (đứng sau)
GV: Vậy từ " con trâu " là từ chỉ gì ?
HS: Chỉ loài vật
GV: Vậy danh từ có khả năng kết hợp thế nào?
HS: suy nghĩ /trả lời
GV: chốt
GV: Hãy tìm thêm một số danh từ khác trong câu?
HS: Vua, làng, thúng, gạo, nếp
GV; Danh từ biểu thị những gì?
HS: trả lời
GV: khẳng định
GV: Đặt câu với những danh từ tìm được?
HS : Vua Hùng chọn người nối ngôi.
GV: Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là gì ?
HS: làm CN, VN trong câu
GV khái quát đặc điểm của danh từ
HS đọc ghi nhớ - SGK
HĐ2: HD tìm hiểu mục II
GV : treo bảng phụ ghi ví dụ SGK- II
 HS : đọc ví dụ
GV:Nghĩa của các danh từ in đậm có gì khác các danh từ đứng sau?
HS: trả lời 
GV: nhận xét
GV: Vậy danh từ có mấy loại ?
GV:Thử thay thế các từ in đậm bằng những từ khác rồi rút ra nhận xét ?
HS: Thay bằng từ : chú, ông, rá, cân
GV: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường thay đổi?
HS: Thay đổi: rá, cân
GV: Trường hợp nào đơn vị tính đếm, đo lường không thay đổi? Vì sao?
HS: không thay đổi : chú, ông
GV; Vì sao có thể nói “nhà có ba thúng gạo rất đầy” nhưng không thể nói “nhà có sáu tạ thóc rất nặng”?
HS: giải thích
GV: nhận xét /giải thích thêm 
GV: Danh từ chỉ đơn vị đo lường có mấy loại? là những loại nào?
HS: phát biểu
HS đọc ghi nhớ
HĐ3 :Hướng dẫn luyện tập
HS : đọc yêu cầu bài tập 1
GV: cho học sinh hoạt động cá nhân tự làm bài theo yêu cầu
HS: làm bài
GV gọi một số HS trình bày trước lớp.
HS khác nhận xét
GV kết luận.
HS đọc yêu cầu bài tập 2
GV : giao nhiệm vụ - Nhóm 1+3: làm ý a
 - Nhóm 2+4: làm ý b
HS: Đại diện trình bày/ Nhóm khác nhận xét
GV nhận xét, kết luận .
GV: đọc cho HS viết chính tả bài: Cây bút thần. Từ đầu đến”dày đặc các hình vẽ ”
HS: viết chính tả
I. Đặc điểm của danh từ
1.Ví dụ: SGK (T.68)
2. nhận xét
- Danh từ: con trâu
- Khả năng kết hợp
+ Từ chỉ số lượng (đứng trước)
+ Các từ: này, ấy, đó (đứng sau)
- Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
* Ghi nhớ: SGK (Tr 86)
II. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
* Ví dụ:
- Danh từ in đậm: (con, viên, thúng, tạ) -> chỉ đơn vị tính đếm người, vật
- Danh từ đứng sau: (trâu, quan, gạo, thóc) -> chỉ sự vật.
-> Danh từ có 2 loại: Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.
-> Danh từ chỉ đơn vị có hai loại: danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
1. Bài tập 1 (T. 87)
- Danh từ chỉ sự vật: Bàn, ghế, nhà, cửa, sách..
- Đặt câu: Chiếc bàn học của em làm bằng gỗ.
2. Bài tập 2 (T.87)
a. ngài, viên, vị, ông, cô, thầy, bác, chú
b. quyển, quả, tờ, chiếc
4 .Bài tập 4
 Viết chính tả
3. Củng cố: 
- Danh từ là gì ? Các loại danh từ ? 
4. Hướng dẫn : 
- Học bài , Đặt câu và xác định chức năng ngữ pháp của danh từ trong câu
- Luyện viết chính tả một đoạn truyện đã học , thống kê các danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong bài chính tả , 
- Làm các bài tập còn lại
- Chuẩn bị bài: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự.
..

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc