Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2011-2012 - Vũ Trung Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2011-2012 - Vũ Trung Thu

*.Mục tiêu: Giúp HS

 1.Kiến thức: Nhận biết lỗi do dùng từ không đúng nghĩa

 2.Kĩ năng:

 - Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.

 -Dùng từ chính xác , tránh lỗi về nghĩa của từ

3.Thái độ:

Giáo dục học sinh dùng từ đúng nghĩa

Kĩ năng sống :

- Ra quyết định :Nhận ra và lựa chọn cách sửa các lỗi dùng từ thường gặp.

- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng việt.

* .Tiến trình bài dạy:

A.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số

 B .Kiểm tra bài cũ: Khi nói viết chúng ta thường mắc những lỗi gì về dùng từ ? Cho ví dụ ? Nêu nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục

 C .Bài mới: tiết học trước ta đã tìm hiểu về lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Tiết học này ta sẽ tìm hiểu lỗi nghĩa của từ ?

 

doc 8 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 558Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2011-2012 - Vũ Trung Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 7	
TIẾT 25,26 
Ngày soạn: 02/10/2011
Ngày dạy : /10/2011 
 EM BÉ THÔNG MINH
 (Truyện cổ tích)
* Mục tiêu cần đạt: Giúp HS
 1. Kiến thức: 
- Hiểu và cảm nhận được những nét đặc sắc về nghệ thuật và giá trị nội dung của truyện cổ tích Em bé thông minh.
+ Đặc điểm của truyện cổ tích qua nhân vật, sự kiện, cốt truyện ở tác phẩm Em bé thông minh.
 + Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
 +Tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng :
 - Bước đầu biết cách đọc- hiểu văn bản truyện cổ tích theo đặc trưng thể loại.
 - Trình bày suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
 - Kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ:
 - Yêu các em nhỏ, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ.
Kĩ năng sống :
 - Tự nhận thức giá trị của lòng nhân ái, sự công bằng trong cuộc sống.
 - Suy nghĩ sáng tạo và trình bày suy nghĩ về ý nghĩa và cách ứng xử thể hiện tinh thần nhân ái sự công bằng
 - Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ ý, tưởng, cảm nhận của bản thân về ý nghĩa của các tình tiết trong tác phẩm.
*. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. ổn định : 
B. Kiểm tra: ? Kể tóm tắt truyện “ Thạch Sanh “ ? Nêu ý nghĩa của truyện ? 
 ? Thạch Sanh có những phẩm chất gì đáng quý ? 
C. Bài mới : Giới thiệu bài : Nhân vật thông minh cũng là kiểu nhận vật rất phổ biến trong truyện cổ tích . “ Em bé thông minh “ là một truyện gồm nhiều mẩu chuyện. Nhân vật chính trải qua một chuỗi thử thách từ đó bộc lộ sự thông minh tài trí hơn người. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu về điều đó . 
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
 NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về thể loại truyện cổ tích.
 GV : Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm thể loại truyện cổ tích.
HS : Suy nghĩ, trả lời.
* Hướng dẫn HS đọc và tiếp xúc văn bản
 GV: Hướng dẫn cách đọc
 - Giọng đọc –kể vui hóm hỉnh. 
- GV đọc đoạn 1 , 3 HS đọc 3 đoạn sau . 
HS : Tìm hiểu nghĩa của từ khó ở mục chú thích 
? Xác định kiểu nhân vật ?
 ? Nêu đại ý của truyện ?
? Xác định bố cục bài văn (mở truyện như thế nào,thân truyện ntn?kết truyện ra sao?)
 HS : Thảo luận trả lời 
 + Mở truyện: Vua sai quan đi kiếm người hiền tài giúp nước.
 + Thân Truyện : 
 - Em bé giải câu đố của viên quan.
 - Em bé giải câu đố của vua lần 1 và lần 2
 - Em bé giải câu đố của sứ giả nước ngoài.
 + Kết Truyện : Em bé trở thành trạng nguyên.
GV Ngoài ra chúng ta có thể chia bố cục theo các đoạn như sau:
 Đoạn 1 : Từ đầu . “ tâu vua “ 
 Đoạn 2 : tiếp .. “ ăn mừng với nhau rồi “ 
 Đoạn 3 : tiếp  “ rất hậu “ 
 Đoạn 4 : Còn lại . 
 ? Căn cứ vào Bố cục hãy tóm tắt ?
* Hướng dẫn HS Tìm hiểu văn bản
- HS đọc lại đoạn 1 
? Viên quan đi tìm người tài đã gặp em bé trong hoàn cảnh nào ? 
? Câu hỏi của viên quan có phải là một câu đố không ? Vì sao ?
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
- Hoàn cảnh : Hai cha con đang làm ruộng . 
 - Viên quan : hỏi => bất ngờ khó trả lời
? Câu nói của em bé vặn lại viên quan là một câu trả lời bình thường hay là một câu đố ? câu đố
? ở đây trí thông minh của em bé đã được bộc lộ như thế nào ? 
 HS : Em bé giải đố bằng cách đố lại khiến cho viên quan phải sửng sốt, bất ngờ . Điều đó chứng tỏ em bé rất thông minh , nhanh trí .
 * HS đọc đoạn 2 : 
? Vì sao vua có ý định thử tài em bé ? 
 - Vua thử tài em bé để kiểm tra sự thông minh
? Lệnh vua ban có phải là một câu đố không ? Vì sao ? 
- Lệnh vua ban là một câu đố vì oái oăm, khó trả lời
? Em bé đã thỉnh cầu nhà vua điều gì ? 
 Yêu câu cha đẻ em bé khi mẹ mất
? Lời thỉnh cầu của em bé là câu đố hay lời giải đố ? Vì sao ? GV : Gợi dẫn HS
- Em bé thỉnh cầu nhà vua vừa là câu đố, vừa là giải đố vì : vạch ra được cái vô lý trong lệnh của nhà vua
? ở đây trí thông minh hơn người của em bé được thể hiện như thế nào ?
HS Trả lời : Lệnh vua là một câu đố vì nó khó. 
GV : Trí thông minh hơn người của em bé ở chỗ em bé biết dùng câu đố để giải câu đố . Câu trả lời của em khiến vua và đình thần phải thừa nhận em là người thông minh.
- Học sinh đọc đoạn 3 : 
? Lần thứ hai để tin chắc em bé có tài thật, vua lại thử bằng cách nào ?
 Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ. 
? Lệnh vua có phải là một câu đố không ? Vì sao
- Lệnh của nhà vua là một câu đố khó, như một bài toán khó. 
? Tính thông minh của em bé được thể hiện như thế nào ? vì sao ?
 - Em bé thỉnh cầu nhà vua rèn dao bằng cái kim khâu. Lời thỉnh cầu của em bé là một câu đố vì khó không thể thực hiện được
GV: vạch ra được sự vô lý trong yêu cầu của nhà vua . Điều đó chứng tỏ em bé rất thông minh. 
? Câu đố của sứ thần nước ngoài oái oăm ở chỗ nào ? – Sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc . 
? Các đại thần đã làm gì ? họ có thực hiện được không?
 - Các đại thần đều lắc đầu
 GV : Gợi dẫn.
 HS : Lần lượt trả lời qua sự gợi dẫn của GV
? câu trả lời của em bé có gì khác thường . 
 Em bé rất thông minh biết dựa vào kinh nghiệm dân gian để giải đố. Em vừa thông minh vừa hồn nhiên đúng cách một đứa trẻ.
 * Học sinh thảo luận nhóm :
? Em có nhận xét gì về mức độ của các câu đố ? các câu đố đó thú vị ở chỗ nào ?
Đại diện nhóm trả lời – nhận xét 
 GV chốt: Mức độ khó dần . Thú vị ở 3 câu đầu là đưa người đố vào thế bí buộc họ nhận ra sự vô lí . Câu 4 là kinh nghiệm sống của dân gian.
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần Tổng kết
 Hãy nêu nét đặc sắc NT của truyện ? 
Ý nghĩa của truyện ? 
 HS : Trình bày – Nhận xét – GV bổ sung
 HS : Đọc mục ghi nhớ . 
 ? Em rút ra bài học gì khi hoc văn bản này?
 GV : Giáo dục học sinh: Yêu các em nhỏ, sống có đạo đức, có niềm tin, ước mơ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
 * Thể loại: Truyện cổ tích.
 - Định nghĩa / sgk , 53
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 
 1. Đọ-, tìm hiểu từ khó :SGK
 2. Kiểu nhân vật: Nhân vật thông minh
3. Đại ý.
 - Em bé thông minh là truyện cổ tích về nhân vật thông minh, đề cao trí khôn dân gian
4. Bố cục.
 + Mở truyện: 
 + Thân Truyện : 
 + Kết Truyện :
5 .Tóm tắt 
II/ Tìm hiểu chi tiết.
1 . Thử thách thứ nhất và cách giải đố của em 
 Viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường ?
. 
 - Em bé hỏi lại viên quan => sự bất ngờ, sửng sốt . 
=> Em bé đã đố lại viên quan đẩy viên quan vào thế bí chứng tỏ em bé rất thông minh.
2. Em bé giải câu đố lần thứ nhất của nhà vua 
 Nhà vua: Nuôi làm sao để trâu đực đẻ được con
. 
- Em bé khóc trước mặt vua vì cha không đẻ em bé khi mẹ mất 
 => Em bé rất thông minh dùng câu đố để giải đố. Vua tự nhận ra cái vô lý trong lệnh của mình . 
3. Em bé giải câu đố lần thứ hai của nhà vua 
 Nhà vua: Làm ba cỗ thức ăn bằng một con chim sẻ. 
 - Em bé rèn dao bằng cái kim khâu. 
=>Đố lại nhà vua Vua phải phục. => Em bé khéo léo tạo những tình huống chỉ ra sự phi lí trong câu đố bằng lòng can đảm, tính hồn nhiên, thông minh . 
 4 . Em bé giải câu đố của viên sứ thần nước ngoài . 
 - Sứ thần: Sợi chỉ xuyên qua đường ruột ốc .
 - Các đại thần đều lắc đầu . 
 - Em bé hát bài đồng dao “” 
 => Em bé rất thông minh, hồn nhiên, dựa vào kinh nghiệm trong dân gian đơn giản, hiệu nghiệm làm sứ giả phải khâm phục.
III. Tổng kết 
 1. Ngheä thuaät :
- Dùng câu đố thử tài, tạo tình huống thử thách nhân vật để bộc lộ tài năng, phẩm chất.
- Cách dẫn dắt sự việc cùng mức độ tăng dần của những câu đố, và cách giải đố tạo tiếng cười hài hước.
2. YÙ nghóa vaên baûn:
- Truyện đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Tạo tiếng cười.
D. Củng cố: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của câu chuyện
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - Đọc lại và tóm tắt văn bản.
 - Nắm nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
 - Kể lại bốn thử thách mà em bé đã vượt qua.
 - Liên hệ với một vài câu chuyện về các nhân vật thông minh. 
 - Soạn bài : Chữa lỗi từ (tt)
 ********************************************
Ngày soạn:22/09/2011 
 Ngày dạy: /09/2011 
Tiết 27
Tiếng Việt: CHỮA LỖI DÙNG TỪ (tt) 
*.Mục tiêu: Giúp HS
 1.Kiến thức: Nhận biết lỗi do dùng từ không đúng nghĩa
 2.Kĩ năng: 
	- Cách chữa lỗi do dùng từ không đúng nghĩa.
	-Dùng từ chính xác , tránh lỗi về nghĩa của từ
3.Thái độ: 
Giáo dục học sinh dùng từ đúng nghĩa 
Kĩ năng sống :
- Ra quyết định :Nhận ra và lựa chọn cách sửa các lỗi dùng từ thường gặp.
- Giao tiếp : Trình bày suy nghĩ, ý tưởng , thảo luận và chia sẻ những cảm nhận cá nhân về cách sử dụng từ trong tiếng việt.
* .Tiến trình bài dạy:
A.Ổn định lớp: Kiểm diện sỉ số
 B .Kiểm tra bài cũ: Khi nói viết chúng ta thường mắc những lỗi gì về dùng từ ? Cho ví dụ ? Nêu nguyên nhân mắc lỗi và hướng khắc phục 
 C .Bài mới: tiết học trước ta đã tìm hiểu về lỗi lặp từ và lỗi lẫn lộn các từ gần âm. Tiết học này ta sẽ tìm hiểu lỗi nghĩa của từ ?
Hoạt động của GV - HS
Nội dung kiến thức
.HDHS tìm hiểu : Dùng từ không đúng nghĩa
GV hệ thống lại 2 loại lỗi dùng từ ở tiết trước để học sinh dễ tiếp thu tiết học mới về sai nghĩa khi dùng từ 
Lỗi lặp từ và Lộn xộn các từ gần âm
* Gọi HS đọc ví dụ a/SGK / 75
- Hãy giải nghĩa từ “yếu điểm” với nghĩa này từ yếu điểm có thích hợp với câu trên không ? 
- Em thay bằng từ nào cho phù hợp ? Nghĩa của từ ấy là gì ? Em hãy đọc lên và nêu nhận xét ý nghĩa của cả câu ? 
* HS đọc lại ví dụ b/SGK . đề bạt nghĩa là gì ? Với nghĩa này từ “Đề bạt “ có phù hợp với nội dung ý nghĩa câu trên không ? Em thay bằng từ nào ? Từ đó nghỉa là gì ? 
HS đọc lại ví dụ b và nhận xét ý nghĩa của cả câu sau khi đã sửa ? 
* Đọc lại ví dụ c/ SGK cho biết nghĩa của từ chúng thực ? Với nghĩa này từ chứng thực dùng trong câu có phù hợp không ? Em nên thay bằng từ gì ? Nghĩa từ ấy là gì ? 
+ Đọc lại cả câu c và nhận xét ? 
+ Qua ba ví dụ trên theo em nguyên nhân mắc lỗi dùng từ không đúng nghĩa là gì ? 
+ Từ những nguyên nhân trên em khắc phục bằng cách nào ? 
Lưu ý : Cần tránh dùng từ không đúng nghĩa khi viết tập làm văn ? 
HDHS Luyện tập
- Học sinh đọc bài tập 1 
Học sinh thảo luận nhóm 
Làm bảng phụ – GV nhận xét . 
Bài 2,3 : Học sinh về nhà làm 
- Giáo viên đọc đọan – học sinh viết chính tả . 
2 em trao đổi bài cho nhau – sửa lỗi .
 I.Dùng từ không đúng nghĩa 
1. Ví dụ : SGK 
* Từ dùng chưa đúng 
 - Yếu điểm => Điểm quan trọng. 
- Nhược điểm => Hạn chế ,yếu kém.
- Đề bạt => Cử giữ chức vụ cao. 
- Bầu => Bỏ phiếu hoặc biểu quyết.
- Chứng thực => Xác nhận là đúng
- Chứng kiến => Nhìn thấy
2.Nguyên nhân mắc lỗi : 
Không biết nghĩa của từ . 
Hiểu sai nghĩa của từ 
3. Hướng khắc phục : 
- Nếu không hiểu nghĩa của từ thì chưa nên dùng . 
- Tra từ điển
II. Luyện tập 
 Bài 1 : Chọn các kết hợp từ đúng 
- Bản (tuyên ngôn) ;(tương lai) xán lạn ; bôn ba (hải ngoại) (bức tranh) thuỷ mạc , (nói năng) tuỳ tiện 
Bài 2: Điền từ 
a. Khinh khỉnh b. Khẩn trương c. Băn khoăn 
Bài 3 : Sửa lại bằmg dùng đúng nghĩa 
a. Tống = tung 
b. Thực thà = thành khẩn, bao biện = ngụy biện 
c. Tinh tú – tinh túy 
Bài 4: Viết chính tả
 D.Củng cố: Học toàn bộ nội dung 2 tiết học 
 E .Hướng dẫn tự học : Lập bảng phân biệt các từ dùng sai , dùng đúng.
 Học phần bài học trong vở ghi 
 Đọc bài đọc thêm SGK / 76 
 Học kĩ phần văn học tiết sau kiểm tra . Soạn : Luyện nói theo y/cầu sgk 
	***********************************************************
TIẾT 28 
Ngày soạn: 02/ 10 /2011
Ngày dạy : /10 /2011
 KIỂM TRA VĂN
 ( Kiểm tra tập trung đề của chuyên môn)
 *. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh .
 - Làm được một bài kiểm tra hoàn chỉnh.
 - Nắm được kiến thức về truyền thuyết và truyện cổ tích.
1. Kiến thức:
 - Kiểm tra kiến thức của học sinh về truyền thuyết và cổ tích . 
 2. Kĩ năng :
 - Làm đề trắc nghiệm , tổng hợp kiến thức
 3. Thái độ:
 - Rèn luyện học sinh tính độc lập, suy nghĩ và sáng tạo . 
*. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A . ổn định : Kiểm tra sĩ số - Nhắc nhở học sinh khi làm bài
B. Kiểm tra: không 
C. Bài mới : 
- Giáo viên phát đề 
- Giáo viên giải quyết thắc mắc về đề của học sinh ( nếu có)
- Học sinh làm bài trực tiếp vào giấy kiểm tra 
 -Giáo viên theo dõi- đôn đốc - nhắc nhở học sinh làm bài
- Giáo viên thu bài
 D. Dặn dò : Về xem lại nội dung đã học. chuẩn bị bài : Luyện nói theo y/cầu sgk

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van 6 tuan 7.doc