I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh
- Nhận ra những ưu, nhược điểm khi làm bài
*Kĩ năng cần rèn:
- Kỹ năng viết bài văn kể chuyện, vận dụng kiến thức đã học vào bài làm.
*.Giáo dục tư tưởng
- Ý thức tập trung tự giác khi làm bài, sửa lỗi khi mắc phảI để làm bài tốt hơn lần sau, trong các kì thi
II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Trả bài và chữa lỗi thường mắc
III.CHUẨN BỊ
*Giáo viên: Đề bài đáp án, sổ điểm
*Học sinh: Bài làm đã trả, chữa bài
Ngày soạn: 25 tháng 9 năm 2009 Ngày dạy: tháng 10 năm 2009 Tuần 6 Tiết : 24 Trả bài viết số 1 I. Mục tiêu bài học: * Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh - Nhận ra những ưu, nhược điểm khi làm bài *Kĩ năng cần rèn: - Kỹ năng viết bài văn kể chuyện, vận dụng kiến thức đã học vào bài làm. *.Giáo dục tư tưởng - ý thức tập trung tự giác khi làm bài, sửa lỗi khi mắc phảI để làm bài tốt hơn lần sau, trong các kì thi II.Trọng tâm của bài: Trả bài và chữa lỗi thường mắc III.Chuẩn bị *Giáo viên: Đề bài đáp án, sổ điểm *Học sinh: Bài làm đã trả, chữa bài IV. Tiến trình bài dạy: Đề bài. Kể lại một truyền thuyết đã học bằng lời văn của em ? * Hoạt động 1 : (05’) - Giáo viên trả bài cho học sinh - Học sinh tự đọc kĩ bài của bản thân, tự chữa lỗi theo sự hướng dẫn của giáo viên đã ghi trong bài làm. - Giáo viên kiểm tra việc chữa bài của học sinh. * Hoạt động 2 : (10’) Giáo viên chữa bài trên lớp(yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài) Giáo viên nêu đáp án Bài viết có đủ bố cục 3 phần, trình bày sạch sẽ, logic, mạch lạc, ý nghĩa.Không sai chính tả, không mắc lỗi dùng từ đã học. Kể chuyện theo đúng ngôi kể thứ nhất, trình tự hợp lý (thời gian, nguyên nhân kết quả...) Kể đúng trọng tâm không lan man, có nhân vật sự việc rõ ràng. Dàn bài chung : * Mở bài : - Giới thiệu chung về câu chuyện định kể * Thân bài - Kể theo trình tự sự việc( thời gian, trước sau) *Kết bài - Kết thúc câu chuyện và ý nghĩa của câu chuyện khiến em nhớ mãi. * Hoạt động 3: (15’) Nhận xét chung về các mặt ưu điểm, nhược điểm. 1. Nội dung các truyện kể. - Việc chọn đề tài, chủ đề : Đại đa số các em đã biết chọn truyện để kể (1 trong 4 truyền thuyết đã học) - Những bài có nội dung tốt: 6A: Thắm, Khuyên, Uyên.... 6B: Thắng, Huyền, Lan...6C: Mai, Huyền, Trang, Thu.... - Những bài có nội dung chưa đạt : 6A: Tính, Hảo, Đông 6B: Dung, ánh, Quốc, Long ; 6C: Xuân, Đạt...... 2. Nghệ thuật kể chuyện, viết truyện, trình bày bài làm. - Có cốt truyện, nhân vật. - Hệ thống sự việc (có nguyên nhân, diễn biến, kết quả, có móc nối xâu chuỗi mạch lạc, hợp lí) - Bố cục đủ 3 phần. - Lời kể chuyện : Lời tác giả dân gian, người kể chuyện, lời nói của các nhân vật. 3 : Hướng dẫn chữa các lỗi tiêu biểu về các mặt trên. - Học sinh tự chữa lỗi vào bài của mình. - Giáo viên theo dõi, hướng dẫn, bổ sung. - Học sinh trao đổi bài cho nhau, đọc nhanh. 4 . Xây dựng dàn ý khái quát. - Giáo viên nêu yêu cầu của đề. - Hướng dẫn học sinh hoàn thành dàn ý khái quát 3 phần. 5. Đọc bình một bài hay, đoạn hay. - Học sinh đọc à Nêu lời bình, nhận xét của mình. *Hoạt động 4 : (05’) Hướng dẫn làm bài tập ở nhà. - Học sinh tự sửa lỗi còn lại cho bài hoàn thiện. - Xây dựng dàn bài cho đề dự bị đã ra ở bài 6 trước. - Ôn lại kiến thức, tự chữa lại bài kiểm tra. - Ôn tập chuẩn bị Kiểm tra văn
Tài liệu đính kèm: