Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:

-Khái niệm từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ

- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.

*Kĩ năng cần rèn: : nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.

*.Giáo dục tư tưởng: Vận dụng khi nói và viết.

II.TRỌNG TÂM CỦA BÀI: Phần lý thuyết

III.CHUẨN BỊ

*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo.

*Học sinh:

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

A/Kiểm tra bài cũ (4) Thế nào là nghĩa của từ ? Giải thích nghĩa của một từ bằng

B/Bài mới (36) những cách nào ?

1.Vào bài (1) Khi mới xuất hiện, từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng do nhu cầu giao tiếp của xã hội từ ngày càng phát triển và vì thế từ cũng có thêm nhiều nghĩa mới. Vậy để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu.

 

doc 4 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 573Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 19: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Năm học 2009-2010 - Nguyễn Phương Bắc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng năm 2009
Ngày dạy: tháng năm 2009
Tuần 5
Tiết : 19 Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh:
-Khái niệm từ nhiều nghĩa. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
- Nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
*Kĩ năng cần rèn: : nhận biết từ nhiều nghĩa, phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm, giải thích hiện tượng chuyển nghĩa.
*.Giáo dục tư tưởng: Vận dụng khi nói và viết.
II.Trọng tâm của bài: Phần lý thuyết
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, bảng phụ, ví dụ, tài liệu tham khảo.
*Học sinh:
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’) Thế nào là nghĩa của từ ? Giải thích nghĩa của một từ bằng 
B/Bài mới (36’) những cách nào ?
1.Vào bài (1’) Khi mới xuất hiện, từ thường được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng do nhu cầu giao tiếp của xã hội từ ngày càng phát triển và vì thế từ cũng có thêm nhiều nghĩa mới. Vậy để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa, và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, bài học hôm nay cô trò ta cùng tìm hiểu.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
15’
10’
10’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: 
Hướng dẫn tìm hiểu văn bản mẫu
GV treo bảng phụ : 
Học sinh đọc bài thơ ‘Những cái chân’ của Vũ Quần Phương
? Từ nào trong văn bản được nhắc tới nhiều lần
? Em hãy cho biết có mấy sự vật có chân được nhắc tới trong văn bản ?
? Những cái chân ấy có thể sờ thấy, nhìn thấy được không.
? Có mấy sự vật không có chân được nhắc tới trong văn bản ?
? Tại sao sự vật ấy vẫn được đưa vào văn bản ?
? Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ ‘chân’ trong văn bản có gì giống và khác nhau.
? Các em đã tra từ điển về từ ‘chân’. Em nào hãy nêu các nghĩa của từ chân ?
? Qua việc tìm hiểu nghĩa của từ chân em thấy từ ‘chân’ là từ có một nghĩa hay nhiều nghĩa ?
? Em hãy tìm nghĩa một số từ sau
? Em có nhận xét gì về nghĩa của các từ này ? (Nó có một nghĩa hay nhiều nghĩa)
? Sau khi tìm hiểu nghĩa của các từ : chân, xe đạp, compa, hoa nhài em có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
Học sinh trả lời à Giáo viên nhận xét và kết luận 
Học sinh đọc ghi nhớ 1
? Em hãy lấy cho cô ví dụ về từ nhiều nghĩa.
? Tìm một số từ chỉ có một nghĩa 
Hoạt động 2
Tìm hiểu hoạt động chuyển nghĩa của từ.
Học sinh thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi muc 2SGK
? Em hãy xem lại các nghĩa của từ chân và cho biết.
? 1. Nghĩa đầu tiên của từ ‘chân’ là nghĩa nào ? 
? 2. Tại sao lại có sự xuất hiện các nghĩa khác của từ chân ?
? 3. Nhận xét mối quan hệ giữa các nghĩa của từ ‘chân’ với nhau.
Giáo viên gọi đại diện các nhóm lên phát biểu và kết luận ý kiến đúng
Giáo viên : hiện tượng nhiều nghĩa trong từ hay hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, chính là kết quả của hiện tượng chuyển nghĩa.
? Vậy em hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Giáo viên : Trong từ nhiều nghĩa có các lớp nghĩa.
- Nghĩa đầu tiên, nghĩa xuất hiện từ đầu làm cơ sở hình thành các nghĩa khác, người ta gọi là nghĩa gốc hay là nghĩa đen, nghĩa chính.
- Các nghĩa sau được hình thành trên cơ sở của nghĩa gốc à nghĩa chuyển (nghĩa bóng, nghĩa nhánh).
? Vậy trong từ nhiều nghĩa em thấy có những lớp nghĩa nào ?
? Vậy em hiểu thế nào là nghĩa gốc ?
? Thế nào là nghĩa chuyển :
Học sinh đọc ghi nhớ SGK
Hoạt động 3 : Luyện tập
HS đọc đầu bài thảo luận trả lời
GV kết luận bổ sung, nhận xét
HS hoạt động các nhân trả lời
GV nhận xét, bổ sung, đánh giá
HS đọc đầu bài thảo luận trả lời
GV kết luận bổ sung, nhận xét
HS hoạt động các nhân trả lời
GV nhận xét, bổ sung, đánh giá
Nội dung kiến thức
I. Tìm hiểu văn bản sau
* Văn bản " Những cái chân"
1. Từ ‘chân’
* Sự vật có chân : gậy, compa, kiềng, cái bàn.
à Có
àCái võng
àCa ngợi anh bộ đội hành quân
* Nghĩa của từ chân
- Giống nhau : chân là nơi tiếp xúc với đất.
- Khác nhau
	+ Chân của cái gậy à đỡ bà
	+ Chân – compa à quay
	+ Chân – kiềng àđỡ thân kiềng, xong, nồi.
	+ Chân – bàn à đỡ thân bàn, mặt bàn. 
2. Nghĩa của từ ‘chân’ theo từ điển
- Bộ phận dưới cùng của người, hay động vật, dùng để đi lại.
VD : Chân bước đi, đau chân.
- Phần dưới cùng của một sô vât, dùng để đỡ hặc bám chắc trêm mặt bàn
VD : Chân bàn, chân kiềng, chân núi.
- Chân con người, biểu trưng cho cương vị, tư thế trong tập thể, tổ chức.
VD : Có chân trong đội bóng
à Từ chân là một từ nhiều nghĩa.
* Xe đạp : Chỉ một loại xe phải đạp mới đi được.
* Compa : Chỉ một loại đồ dùng học tập
* Hoa nhài : chỉ một loại hoa cụ thể
à Có một ý nghĩa.
II. Bài học
1. Từ có thể có một nghĩa hay nghiều nghĩa.
Ví dụ : Mũi
- Chỉ bộ phận cơ thể người, động vật, có đỉnh nhọn.
- Chỉ bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ.
- Bộ phận nhọn sắc cảu vũ khí.
Bộ phận của lãnh thổ.
Ví dụ : kiềng, cá pháo
 2. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ
Ví dụ :
- Nghĩa đầu tiên của từ ‘chân’ là : ‘Bộ phận dưới cùng... đi lại’
- Do hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
- Nghĩa đầu tiên là cơ sở để suy ra các nghĩa sau. Các nghĩa sau làm phong phú cho nghĩa đầu tiên.
* Chuyển nghĩa : Là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra những từ nhiều nghĩa.
à Hai lớp nghĩa
- Nghĩa gốc (nghĩa đen)
- Nghĩa chuyển (nghĩa bóng)
Ghi nhớ : SGK
III. Luyện tập
 Bài tập 1 :
a. Đầu : Đau đầu, đầu bảng, đầu đàn, đầu đảng, đầu têu
b. Tay : Nắm tay, tay ghế, tay súng, tay cày.
c. Cổ : cổ cò, cổ trai, cổ lọ, so vai rụt cổ.
Bài tập 2 : Dùng bộ phận cây cối để chỉ bộ phận của cơ thể người.l
- Lá: Lá phổi, lá gan, lá lách, lá mỡ.
- Quả : Quả tim, quả thận
- Búp : Búp ngón tay.
- Hoa : Hoa cái (đầu lâu).
- Lá liễu, lá răm : mắt lá răm
Bài tập 3 : 
a. Mẫu sự vật, hoạt động
- Cái cưa – cưa gỗ ; cái hái – hái rau, cái bào – bào gỗ
b. Mây hoạt động đơn vị.
- Gánh củi đi, đang bó lúa – gánh ba bó lúa cuộn bức tranh, 3 cuộn tranh.
Bài tập 4 : 
a. Tác giả đã nêu lên hai nghĩa của từ bụng (1), (2).
Còn thiếu một nghĩa nữa là (3) phần phình to ở giữa của một số vật)
Giáo viên : như vậy từ bụng có 3 nghĩa à Tìm nghĩa gốc ? Nghĩa chuyển ?
a. ăn cho ấm bụng (1)
b. Anh ấy tốt bụng (2)
c. Chạy nhiều, bụng chân rất săn chắc (3)
C.Luyện tập(3’) Bài tập 5 :Luyện viết chính tả, lưu ý sửa lỗi phát âm đầu : d, r, gi.
D.Củng cố(1’) Thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ ?
E.Hướng dẫn về nhà(1’)
- Làm các bài tập còn lại trong sách BT
- Chuẩn bị bài mới : Chữa lỗi dùng từ

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 19 - Tu nhieu nghia va hien tuong chuyen nghia.doc