Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ

I. Mục tiêu bài học

 1. Kiến thức:

 Biết được từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của tiếng Việt; Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.

 2. Kĩ năng:

Nhận diện được từ nhiều nghĩa

Biết giải nghĩa từ, dùng từ đặt câu chính xác có hiệu quả .

 3. Thái độ:

 Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt .

II. Chuẩn bị

 1. GV: Bảng phụ, tư liệu tham khảo.

2. HS: Đọc trước bài tìm hiểu đề văn

III. Phương pháp:

 Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình

IV. Tiến trình tổ chức dạy học

1 ổn định tổ chức

2 Kiểm tra:

 H: Thế nào là nghĩa của từ? Hãy giải nghĩa một từ theo một trong các cách giải thích nghĩa của từ đã học?

3 Tiến trình lên lớp.

Khởi động: Bài học trước chúng ta đã nắm được sự phân loại về hình thức: từ gồm có từ đơn, từ phức.Về nghĩa của từ :nội dung mà cái từ biểu thị chính là nghĩa của từ. Bài học hôm nay sẽ đi tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hình thức chuyển nghĩa của từ.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 504Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 17: từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Ngữ văn Bài 4 
Tiết 17 : Từ nhiều nghĩa
và hiện tượng chuyển nghĩa của từ
I. Mục tiêu bài học 
 1. Kiến thức: 
 Biết được từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của tiếng Việt; Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
 2. Kĩ năng:
Nhận diện được từ nhiều nghĩa 
Biết giải nghĩa từ, dùng từ đặt câu chính xác có hiệu quả .
 3. Thái độ:
 Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt .
II. Chuẩn bị 
 1. GV: Bảng phụ, tư liệu tham khảo.
2. HS: Đọc trước bài tìm hiểu đề văn
III. Phương pháp: 
 Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình 
IV. Tiến trình tổ chức dạy học 
ổn định tổ chức 
Kiểm tra: 
 H: Thế nào là nghĩa của từ? Hãy giải nghĩa một từ theo một trong các cách giải thích nghĩa của từ đã học?
Tiến trình lên lớp.
Khởi động: Bài học trước chúng ta đã nắm được sự phân loại về hình thức: từ gồm có từ đơn, từ phức.Về nghĩa của từ :nội dung mà cái từ biểu thị chính là nghĩa của từ. Bài học hôm nay sẽ đi tìm hiểu về từ nhiều nghĩa và hình thức chuyển nghĩa của từ.
Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Hoạt động1: Tìm hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa 
Mục tiêu : Biết được từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của tiếng Việt; Phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng âm.
HS : Đọc bài thơ ‘Những cái chân’ của Vũ Quần Phương
H : Có mấy sự vật có chân được nhắc tới trong văn bản ?
- Sự vật có chân : gậy, compa, kiềng, cái bàn.
H : Những cái chân ấy có thể sờ thấy, nhìn thấy được không.
à Có
H : Có mấy sự vật không có chân được nhắc tới trong văn bản ?
Cái võng 
H : Tại sao sự vật ấy vẫn được đa vào văn bản ?
-> Ca ngợi anh bộ đội hành quân
H : Trong 4 sự vật có chân, nghĩa của từ ‘chân’ trong văn bản có gì giống và khác nhau.
HS : Thảo luận bàn ( tg : 2’)
HS : Cử đại diện trả lời và nhận xét cho nhau
H : Các em đã tra từ điển về từ ‘chân’. Em nào hãy nêu các nghĩa của từ chân ?
 Nghĩa của từ ‘chân’ theo từ điển
- Bộ phận dưới cùng của người, hay động vật, dùng để đi lại.
VD : Chân bước đi, đau chân.
- Phần dưới cùng của một sô vât, dùng để đỡ hoặc bám chắc trên mặt bàn
VD : Chân bàn, chân kiềng, chân núi.
- Chân con người, biểu trưng cho cương vị, tư thế trong tập thể, tổ chức.
VD : Có chân trong đội bóng
H : Có nhận xét gì về số lượng nghĩa của từ chân ?
H : Hãy lấy ví dụ về từ nhiều nghĩa ?
Mũi
- Chỉ bộ phận cơ thể người, động vật, có đỉnh nhọn : mũi người, mũi tẹt, mũi trâu
- Chỉ bộ phận phía trước của phương tiện giao thông đường thuỷ : Mũi thuyền
- Bộ phận nhọn sắc của vũ khí : mũi gươm.
H : Hãy tìm nghĩa một số từ sau ?
H : Có nhận xét gì về nghĩa của các từ này ? (Nó có một nghĩa hay nhiều nghĩa)
H : Tìm một số từ chỉ có một nghĩa.
- xe đạp, hoa hồng, bút,... 
H : Sau khi tìm hiểu nghĩa của các từ : chân, compa, hoa nhài có nhận xét gì về nghĩa của từ ?
GV kết luận rút ra ghi nhớ 
Hoạt động 2 : Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
Mục tiêu : HS nắm được các hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
HS : Thảo luận theo nhóm trả lời câu hỏi muc 2 SGK ( tg : 3’)
H : Hãy xem lại các nghĩa của từ chân và cho biết : 
1. Nghĩa đầu tiên của từ ‘chân’ là nghĩa nào ? 
 2. Nhận xét mối quan hệ giữa các nghĩa của từ ‘chân’ với nhau.
HS : Đại diện các nhóm lên phát biểu và nhận xét cho nhau.
GV : KL ý kiến đúng
- Các từ chân có chung 1 nét nghĩa: là bộ phận cuối cùng của đồ vật.
H. Trong 1câu cụ thể từ được dùng với mấy nét nghĩa?
- 1nét nghĩa.
H. Trong bài thơ Những cái chân từ chân được dùng với nét nghĩa nào?
 - Nét nghĩa thứ 2=> nghĩa chuyển.
. - Do hiện tượng có nhiều nghĩa trong từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.
Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nào?
- Nghĩa gốc
H : Vậy trong từ nhiều nghĩa có những lớp nghĩa nào ?
H : Hiểu thế nào là hiện tượng chuyển nghĩa của từ, thế nào là nghĩa gốc ? thế nào là nghĩa chuyển ?
HS : Đọc ghi nhớ SGK
GV : Khắc sâu
* Lu ý : 
- Trong từ điển bao giờ nghĩa gốc cũng được xếp ở vị trí số 1, nghĩa chuyển tiếp xếp sau nghĩa gốc.
H : Từ ‘Xuân’ trong câu thơ sau đây có mấy nghĩa ? Đó là những nghĩa nào ?
 ‘Mùa xuân(1) là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân(2)’
Xuân 1 : Chỉ mùa xuân à 1 nghĩa
Xuân 2 : Chỉ mùa xuân, chỉ sự tươi đẹp trẻ trung à nhiều nghĩa.
Trong câu từ có thể được dùng với một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.
- Cần phân biệt từ nhiều nghĩa với từ đồng nghĩa.
+ Giữa các nghĩa ở từ nhiều nghĩa bao giờ cũng có cơ sở ngữ nghĩa chung.
+ Còn ở từ đồng âm (phát âm giống nhau, nhưng nghĩa lại khác xa nhau nghĩa là giữa các nghĩa không tìm ra cơ sở chung nào cả)
Hoạt động 3 luyện tập 
Mục tiêu: HS làm bài tập củng cố lý thuyết 
HS đọc bài tập 1 -> nêu yêu cầu BT
H: Tìm các từ nhiều nghĩa chỉ bộ phân cơ thể người?
HS: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc bài tập và nêu yêu bài tập
H: Tìm từ chỉ bộ phận của cây chuyển thành từ chỉ bộ phận cơ thể .
HS: Lên bảng làm
GV: Đọc 
 HS: Viết đúng chính tả ( văn bản Sọ Dừa từ “ một hôm cô út cho chàng”
GV: thu 1 số vở – KT bài viết của HS 
- Đánh giá ,rút kinh 
12p
13p
15ph
I.Từ nhiều nghĩa:
1.Bài tập
a. Bài tập1 : Văn bản " Những cái chân"
Nghĩa của từ chân
- Giống nhau : chân là nơi tiếp xúc với đất.
- Khác nhau
	+ Chân của cái gậy à đỡ bà
	+ Chân – compa à quay
	+ Chân – kiềng àđỡ thân kiềng, xoong, nồi.
	+ Chân – bàn à đỡ thân bàn, mặt bàn. 
à Từ chân : Có nhiều nghĩa.
b. Bài tập 2.
* Compa : Chỉ một loại đồ dùng học tập
* Hoa nhài : chỉ một loại hoa cụ thể
à Có một nghĩa.
2. Nhận xét
 - Tứ có thể có 1 hoặc nhiều nghĩa.
3.Ghi nhớ: (SGK T56)
II. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ 
1. Bài tập: 
- Nghĩa đầu tiên của từ ‘chân’ là : ‘Bộ phận dưới cùng... đi lại’
- Nghĩa chuyển của từ chân là: dùng để đỡ rhân kiềng, thân bàn.
2. Nhận xét:
 - Từ có hai lớp nghĩa
+ Nghĩa gốc 
+ Nghĩa chuyển 
3. Ghi nhớ: (SGK T56 )
III. Luyện tập:
1. Bài tập 1:
Các từ nhiều nghĩa chỉ bộ phận cơ thể người.
a. Đầu : Đau đầu, đầu bảng, đầu đàn, đầu đảng, đầu têu
b. Tay : Nắm tay, tay ghế, tay súng, tay cày.
c. Cổ : cổ cò, cổ trai, cổ lọ, so vai rụt cổ.
2. Bài tập 2:
Từ chỉ bộ phận của cây chuyển thành từ chỉ bộ phận cơ thể .
- Lá cây -> lá phổi lá lách.
- Quả -> quả tim.
4. Bài tập 5:
Nghe viết:
Củng cố và hướng dẫn học bài
 H: Nêu hiện tợng chuyển nghĩa của từ? Lấy ví dụ chứng minh?
 GV: Khái quát nội dung bài học.
	 Bài cũ: Hiểu đợc nghĩa của từ, làm bài tập 3,4 SGK
	 Bài mới: Chuẩn bị bài: Lời văn đoạn văn t sự 

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T17.doc