Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

 Biết được những cấu trúc , yêu cầu của đề văn tự sự(qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).

 Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý , lập dàn ý khi làm bài văn tự sự .

 Những căn cứ để lập dàn ý.

2 Kĩ năng

- Có kĩ năng tìm hiểu đề : đọc kĩ đề ,nhận ra nhữnh yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.

- Bước đầu biết dùng lời văn cuả mình để viết bài văn tự sự.

3. Thái độ

 Có tình cảm yêu thích văn học, có thói quen xây dựng đề, lập dàn ý.

 II. Chuẩn bị

 1. GV: Bảng phụ, tư liệu tham khảo.

2. HS: Đọc trước bài tìm hiểu đề văn

III. Phương pháp:

 Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình

IV. Tiến trình tổ chức giờ học

1 ổn định tổ chức

2. Kiểm tra:

 Một bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiêm vụ của mỗi phần?

 3. Tiến trình lên lớp

Khởi động GV: Treo bảng phụ cho HS quan sát các đề .

H: Trước khi làm 1 bài văn ngời viết cần có các thao tác gì?

 - Trước khi viết bài văn, người viết phải tiến hành chuẩn bị 1 số thao tác: tìm hiểu đề; tìm ý; lập dàn ý, những thao tác này là hết sức cần thiết, nó giúp người làm bài đi đúng hướng đúng yêu cầu của đề, có 1 định hướng, 1 bố cục hoàn chỉnh công việc này thực hiện như thế nào? Các bước thực hiện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
 Ngữ văn - Bài 4 - Tiết 16
 Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
I. Mục tiêu bài học 
1. Kiến thức
 Biết được những cấu trúc , yêu cầu của đề văn tự sự(qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
 Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý , lập dàn ý khi làm bài văn tự sự . 
 Những căn cứ để lập dàn ý.
2 Kĩ năng
- Có kĩ năng tìm hiểu đề : đọc kĩ đề ,nhận ra nhữnh yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dùng lời văn cuả mình để viết bài văn tự sự.
3. Thái độ
 Có tình cảm yêu thích văn học, có thói quen xây dựng đề, lập dàn ý.
 II. Chuẩn bị 
 1. GV: Bảng phụ, tư liệu tham khảo.
2. HS: Đọc trước bài tìm hiểu đề văn
III. Phương pháp: 
 Thảo luận nhóm, vấn đáp, thuyết trình 
IV. Tiến trình tổ chức giờ học 
1 ổn định tổ chức 
2. Kiểm tra: 
 Một bài văn tự sự gồm mấy phần? Nhiêm vụ của mỗi phần?
 3. Tiến trình lên lớp
Khởi động GV: Treo bảng phụ cho HS quan sát các đề .
H: Trước khi làm 1 bài văn ngời viết cần có các thao tác gì?
 - Trước khi viết bài văn, người viết phải tiến hành chuẩn bị 1 số thao tác: tìm hiểu đề; tìm ý; lập dàn ý, những thao tác này là hết sức cần thiết, nó giúp người làm bài đi đúng hướng đúng yêu cầu của đề, có 1 định hướng, 1 bố cục hoàn chỉnh công việc này thực hiện như thế nào? Các bước thực hiện ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay.
 Hoạt động của thầy và trò
TG
 Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu Đề – tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự :
* Mục tiêu : Biết cách tìm hiểu đề, cách làm bài văn tự sự, các bước tiến hành làm bài văn tự sự (tìm ý, lập dàn ý, viết bài) 
GV: Treo bảng phụ.
HS: Đọc các đề văn tự sự.
H: Lời văn đề 1 nêu ra yêu cầu gì? Những từ ngữ nào trong đề cho biết điều đó?
- Kể chuyện, câu chuyện em thích bằng lời văn của em?
H: Đề 2 có gì khác so với đề 1?
- Đề 1 kể 1 câu chuyện có sẵn. 
- Đề 2 thế giới xung quanh em ( 1 người bạn tốt, kể phẩm chất tốt đẹp ,đáng ca ngợi của bạn, chăm ngoan học giỏi, có lòng nhân ái vị tha..)
H: Các đề 3, 4, 5 không có từ kể, có phải là tự sự không, vì sao?
- Là đề văn tự sự vẫn có yêu cầu có người có việc có truyện ( về ngày ấu thơ ,ngày SN, quê em đổi mới)
H: Em hãy chỉ ra các từ trọng tâm trong các đề H.Cho biết yêu cầu làm nổi bật vấn đề ?
- Câu chuyện từng làm em thích thú 
- Những lời nói, việc làm cho thấy phẩm chất tốt của bạn 
H: Trong các đề, đề nào nghiêng về kể việc, kể người, tường thuật?
- Kể việc:đề 3-4-5; Kể người:đề 2-6; Kể câu chuyện : đề 1
H: Qua đó hãy rút ra khi tìm hiểu đề cần chú ý đến điều gì?
H: Khi tìm hiểu đề của văn tự sự chúng ta phải làm thế nào?
-> Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài 
H: Đọc đề văn hãy tìm hiểu đề bài?
- Thể loại : kể truyện 
- Yêu cầu nội dung : kể câu chuyện em thích bằng lời văn của em ?
H: Sau khi tìm hiểu đề công việc tiếp theo là gì?
- Lập ý -> xác định nội dung sẽ viết 
H: Với đề bài trên người làm phải làm gì ?
- Chọn truyện để kể ( xác định truyện nào )
- Truyện gồm những nhân vật; sự việc nào.
- Truyện thể hiện chủ đề gì?
H: Sau khi xây dựng nội dung sẽ viết công việc tiếp theo là gì?
- Lập dàn ý ( sắp xếp các ý theo trình tự hợp lý )
H: Dàn ý một bài văn kể gồm mấy phần , nhiệm vụ của từng từng phần ?
- Nêu lại dàn ý 
GV: Phần kể diễn biến câu chuyện cũng cần nêu các sự việc cụ thể , chi tiết để khi viết bài không bỏ sót sự việc 
H: Sau khi có dàn ý chi tiết, ta thực hiện công việc gì?
- Viết bài văn
H: Viết bằng lời văn của em là như thế nào ?
- Không sao chép nguyên si văn bản mà trên cơ sở các sự việc , chi tiết ngời kể dùng lời văn của mình để diễn tả
H: Nêu các bước tiến hành làm bài văn tự sự?
 - Tìm hiểu đề , lập ý, lập dàn ý, viết bài hoàn chỉnh.
H: Khi tìm hiểu đề cần phải chú ý điều gì? Các bước tiến hành làm một bài văn tự sự?
HS đọc ghi nhớ.
GV: Chốt kiến thức.
Hoạt động 2 : Luỵện tập 
MT: Làm BT theo yêu cầu
H: Hãy lập dàn ý cho đề bài trên.
GV: Định hướng.
HS: Thảo luận nhóm lập dàn ý cho một câu chuyện nào đó?
Tg: 5’
HS: Cử đại diện nhóm trả lời và nhận xét cho nhau.
GV: Nhận xét, kết luận.
30p
10p
I. Đề – tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự :
1. Đề văn tự sự
a. Bài tập:
b. Nhận xét:
Khi tìm hiểu đề cần chú ý :
- Xác định yêu cầu của đề :
 + Thể loại 
 + Nội dung
- Gạch dưới từ trọng tâm 
- Cách thức kể 
- Nội dung kể 
- Mục đích kể
2. Cách làm bài văn tự sự .
a. Bài tập:
Đề bài: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
b. Nhận xét:
- Để viết được một bài văn tự sự chúng ta cần:
* Tìm hiểu đề :
- Xác định thể loại ,yêu cầu.
* Lập ý:
Xác định nội dung sẽ viết.
* Lập dàn ý :Sắp xếp các ý theo 1 trình tự hợp lý, lô gích.
* Viết bài:
Chú ý dùng từ, đặt câu dựng đoạn.
3. Ghi nhớ: (SGK T48)
II. Luyện tập:
Bài tập :
 Lập dàn ý cho văn bản: Con Rồng cháu Tiên.
a. Mở bài: Giới thiệu về Lạc Long Quân và Âu Cơ.
b. Thân bài:
- Lạc Long Quân và Âu Cơ gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.
- Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng và nở thành trăm ngời con hồng hào, khoẻ mạnh.
- Hai người chia con.
c. Kết bài.
Giải thích nguồn gốc: Con Rồng cháu Tiên.
Tự hào về cội nguồn của mình.
4. Tổng kết và hướng dẫn học bài
 Nêu các bước tiến hành làm một bài văn tự sự?
GV: Khái quát kiến thức.
Nắm chắc các bước tiến hành làm một bài văn tự sự.
 Lập dàn ý và viết thành bài văn hoàn chỉnh văn bản: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6T16.doc