Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 129: Động Phong Nha - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 129: Động Phong Nha - Năm học 2010-2011

I. Kết quả cần đạt:

1. Củng cố thêm về văn bản nhật dụng. Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của động Phong Nha, vị trí và vai trò của nó đối với người dân Quảng Bình, nhân dân VN. Từ đó góp phần khơi dậy tình cảm tự hào, yêu quý, chăm lo bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước, thấy được tiềm năng du lịch.

2. Tích hợp với phân môn tiếng Việt và môn tập làm văn.tích hợp với các kiến thức địa lý, các hiểu biết sơ lược về kinh tế du lịch trong thời đại ngày nay.

3. Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và miêu tả.

II. Tiến trình tổ chức các hoạt động lên lớp:

A. Kiểm tra bài cũ:

1. Vì sao có ý kiến cho rằng, bức thư bàn chuyện mua bán đất lại được coi là một trong những văn bản hay nhất viết về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.

2. Những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay?

B. Bài mới:

Hoạt động 1: giới thiệu bài:

- GV dùng bản đồ hành chính hoặc địa hình Bắc VN, chỉ địa điểm động Phong Nha trên bản đồ: xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.

- Tranh ảnh về độngPhong Nha.

Vượt Nghệ An, qua Hà Tĩnh, bàn chân người du lịch đặt lên đất Quảng Bình - vùng đất không chỉ có con sông Nhật Lệ nổi tiếng với bến đò mẹ Suốt anh hùng, với sông Gianh mênh mông, Bảo Ninh chang chang cồn cát nắng trưa mà còn nổi tiếng bởi động Phong Nha - một đệ nhất kỳ quan lộng lẫy và kỳ thú. Chưa có dịp trực tiếp ghé thăm, chúng ta sẽ đến với Quảng Bình và động Phong Nha qua một bài viết của Trần Hoàng, in trong cuốn.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Tiết 129: Động Phong Nha - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/3/200	Ngày dạy: /4/200
Tiết 129 - Văn bản
	Động Phong Nha
I. Kết quả cần đạt:
1. Củng cố thêm về văn bản nhật dụng. Giúp học sinh thấy được vẻ đẹp của động Phong Nha, vị trí và vai trò của nó đối với người dân Quảng Bình, nhân dân VN. Từ đó góp phần khơi dậy tình cảm tự hào, yêu quý, chăm lo bảo vệ các danh lam thắng cảnh của đất nước, thấy được tiềm năng du lịch...
2. Tích hợp với phân môn tiếng Việt và môn tập làm văn...tích hợp với các kiến thức địa lý, các hiểu biết sơ lược về kinh tế du lịch trong thời đại ngày nay.
3. Rèn kỹ năng quan sát, nhận xét và miêu tả...
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. Vì sao có ý kiến cho rằng, bức thư bàn chuyện mua bán đất lại được coi là một trong những văn bản hay nhất viết về vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái.
2. Những hiểu biết của em về vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay?
B. Bài mới:
Hoạt động 1: giới thiệu bài:
- GV dùng bản đồ hành chính hoặc địa hình Bắc VN, chỉ địa điểm động Phong Nha trên bản đồ: xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Tranh ảnh về độngPhong Nha.
Vượt Nghệ An, qua Hà Tĩnh, bàn chân người du lịch đặt lên đất Quảng Bình - vùng đất không chỉ có con sông Nhật Lệ nổi tiếng với bến đò mẹ Suốt anh hùng, với sông Gianh mênh mông, Bảo Ninh chang chang cồn cát nắng trưa mà còn nổi tiếng bởi động Phong Nha - một đệ nhất kỳ quan lộng lẫy và kỳ thú. Chưa có dịp trực tiếp ghé thăm, chúng ta sẽ đến với Quảng Bình và động Phong Nha qua một bài viết của Trần Hoàng, in trong cuốn...
Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chung về văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV ghi bảng: Đọc - Chú thích.
Gọi 1 nhắc lại về địa danh Phong Nha trong SGK.
* Văn bản này thuộc thể loại văn bản nhật dụng. Theo em, vì sao?
HS đọc phần chú thích (*).
Nêu vị trí của động Phong Nha.
HS nhắc lại kiến thức về văn bản nhật dụng.
GV bổ sung thêm:
+ Đây là loại văn bản bàn về các vấn đề xã hội, văn hoá, lịch sử, địa lý, môi trường, chính trị...mang tính thời sự cần thiết cho người đọc rộng rãi. 
+ VBND có thể là văn chính luận, bút ký, thuyết minh, giới thiệu, miêu tả, kể chuyện, thư từ...
+ VBND có thể in trong sách báo, tạp chí hoặc tài liệu chuyên ngành, có thể có giá trị nghệ thuật cao.
* Đây là một văn bản thuyết minh, giới thiệu một danh lam thắng cảnh nên miêu tả thiên nhiên là chủ yếu. Vậy khi đọc, ta cần đọc thế nào?
Trong quá trình các em đọc, có thể cho chú thích những từ ngữ khó hiểu trong 17 chú thích SGK. GV có thể giải thích thêm:
+ Động: Nơi núi đá bị mưa nắng...trong thời gian hàng ngàn năm bào mòn, đục khoét, ăn sâu vào trong thành những hang, vòm. Các động nổi tiếng ở nước ta ngoài động Phong Nha còn có động Hương Tích, Bích Động...
Tên: động Phong Nha: răng nhọn.
+ Thám hiểm: dò tìm cái mới, có khi phải vượt qua những khó khăn, nguy hiểm. Nhà thám hiểm: người làm công việc thám hiểm.
- Rõ ràng, tự hào, thể hiện vẻ đẹp của động Phong Nha đồng thời ngữ điệu bộc lộ thái độ hiếu khách như lời mời gọi. Cần nhấn giọng ở những cảnh đẹp nổi bật nhất.
HS trả lời các chú thích.
HS nghe.
Trong quá trình tìm hiểu bài, em hãy nêu bố cục cuả văn bản?
GV lưu ý các em: Cũng có thể chia làm hai phần: Giới thiệu vẻ đẹp của động Phong Nha và tiềm năng to lớn của nó đối với cuộc sống...
3 phần:
+ Giới thiệu chung về động.
+ Tả tỉ mỉ các động Khô, Nước, Động chính.
+ Vẻ đẹp đặc sắc của động Phong Nha theo dánh giá của người nước ngoài.
Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết:
1. Vẻ đẹp của động Phong Nha:
Con đường nào sẽ đưa du khách đến với động Phong Nha?
* Cảnh quan ấy thế nào?
HS đọc từ đầu đến...đất Bụt
+ Đường thủy ngược sông Gianh, sau theo sông Son mà vào.
+ Đường bộ dừng chân tại bến sông Son, con sông nước xanh thẳm và rất trong, nhìn ra hai bên bờ, thấy những khối núi đá vôi trùng điệp, những xóm làng, nương ngô, bãi mía nằm rải rác.
- Cảnh êm ả, thanh bình gióng như bất kỳ một vùng quê nào trên đất nước ta.
*Vẻ đẹp của động Phong Nha được giới thiệu ở mấy cảnh?
* Đáng chú ý nhất là động nào?
- Động Khô, động nước, cảnh ngoài động.
- Động nước.
* Động Khô Phong Nha được giới thiệu qua những chi tiết nào? 
* Vì sao lại gọi là động Khô?
* Em hãy nói lại hình dung của mình về cảnh sắc trong động Khô?
* Cảnh động Khô gợi em liên tưởng đến cảnh vật hang độngnào mà em đã biết?
- Nằm trên độ cao 200m, nhiều vòm đá vân nũ, nhiều cột đá xanh ngọc bích.
- Xưa vốn là một dòng sông, nay kiệt thành hang động.
Gọi theo đặc điểm của động.
- Một hang động lớn nằm trên núi cao, nhiều cột nhũ đá thơ mộng, đẹp dẽ, nhất là những cột đá xanh ngọc bích, rất hấp dẫn đối với khách tham quan.
HS có thể nói đến các động Hương Tích, động Thiên Cung ở Hạ Long.
* Sang đến động nước Phong Nha, tác giả đã tả nó qua những chi tiết nào?
GV gợí ý bằng những câu hỏi nhỏ:
- Quy mô?
* Cảnh sắc?
* Em hãy nhận xét về trình tự kể và tả?
* Để làm nổi bật vẻ đẹp kỳ thú của cảnh vật động chính, tác giả bài viét đã có cách viết ra sao? Thái độ đối với cảnh vật thiên nhiên?
Là môt con sông dài chảy suốt ngày đêm; khi vào phải đi bằng thuyền, động chính chia nhiều buồng, trần buồng thấp nhất là 10 m, cao nhất là 40m, có nhiều điều bí mật chưa được khám phá.
- Lộng lẫy, kỳ ảo, thạch những đủ hình khối, màu sắc (con gà, con cóc, đốt trúc, mâm xôi, cái khánh, tiên ông đánh cờ...) lóng lánh như kim cương, vách động rủ xuống những nhánh phong lan xanh biếc, có bãi cát, bãi đá để thuyền ghé lại...
- Từ khái quát đến cụ thể, từ ngoài vào trong theo bước chân con người nên khiến người đọc dễ hình dung. 
- Kết hợp tả với kể, sử dụng các phép tu từ như liệt kê nhằm tạo sự phong phú, dồi dào hình khối lạ mắt của cảnh sắc; nghệ thuật so sánh tạo sự sinh động và sức lôi cuốn hấp dẫn, các từ láy, gợi tả mở ra khung cảnh đa dạng, đẹp đẽ. Kết hợp với các từ ngữ biểu cảm bộc lộ thái độ trực tiếp : kinh ngạc, thích thú trước vẻ đẹp của động.
* Cảnh ngoài động Phong Nha được tác giả cảm nhận như một thế giới của tiên cảnh. Em hình dung đó là cảnh sắc thế nào?
HS trình bày cảm nhận riêng của các em. GV định hướng cho các em thấy đó là một cảnh đẹp dường như không có trong đời thường, một vẻ đẹp hư ảo, chỉ hiện ra trong trí tưởng tượng của con người. Hơn thế, cảnh mang vẻ thanh khiết, trong trẻo, thoát tục, cõi tiên cõi phật.
Âm thanh ngân vang của tiếng nước rơi trong hang động gợi sự liên tưởng độc đáo ra sao?
Âm thanh ấy không chỉ là tiếng nước rỏ mà là tiếng nhạc ngân vang, gợi lên cảmt giác vừa thi vị, vừa thiêng liêng huyền ảo...
GV bình. Liên hệ với bài thơ Hương Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh => đất nước Việt Nam ta đâu đâu cũng có những vẻ đẹp tuyệt vời thể hiện sự ưu đãi mà thiên nhiên dành cho ...
HS lắng nghe.
2. Giá trị của động Phong Nha:
Gọi HS đọc văn bản.
* Nhà thám hiểm khoa học người Anh đã đánh giá ra sao về động Phong Nha?
Hang động đạt được 7 cái nhất:
+ hang dài nhất.
+ cửa hang cao rộng nhất
+ bãi cát, bãi đá rộng, đẹp nhất
+ hồ ngầm đẹp nhất
+ hang khô rộng và đẹp nhất
+ thạch nhũ tráng lệ và kỳ ảo nhất
+ sông ngầm dài nhất.
* Em có cảm nghĩ thế nào trước lời đánh giá ấy?
- Đúng, vì đó là đánh giá của một nhà khoa học.
- Tự hào vui sướng trước vẻ đẹp cả đất nước mình....
* Triển vọng của động Phong Nha sẽ thế nào?
- Hấp dẫn trước hết đối với các nhà khoa học.
- Là một điểm du lịch đầy hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.
- Là một địa danh góp phần giúp bạn bè thế giới hiểu biết và yêu mến hơn về Việt Nam .
Hoạt động 5: Hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa văn bản:
* Qua văn bản , em biết được gì về động Phong Nha?
- HS trình bày vắn tắt nhừng hiểu biết của mình. GV bổ sung, nhận xét.
Đó là hang động có vẻ đẹp độc đáo hấp dẫn nhất, là niềm tự hào của cảnh sắc thiên nhiên VN...
*Từ vẻ đẹp của Phong Nha, em có suy nghĩ ra sao về quê hương đất nước VN?
HS bộc lộ suy nghĩ riêng, GV tôn trọng ý kiến các em.
+ Đất nước ta nhiều danh lam thắng cảnh, đáng yêu mến và tự hào.
GV bình.
HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 6 : Luyện tập:
- HS đọc diễn cảm.
- Chuẩn bị phần ôn tập về văn bản.
Viết một đoạn văn ngắn giới thiệu với du khách về cảnh đẹp của Hải Phòng: Đồ Sơn, Cát Bà...

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 31,32.doc