Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 115: Kiểm tra tiếng việt

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 115: Kiểm tra tiếng việt

Tuần 29

Tiết 115:KIỂM TRA TIẾNG VIỆT

I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Hệ thống hoá kiến thức đã học. Trên cơ sở nắm được các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, so sánh.

- Rèn luyện kĩ năng làm bài của HS.

 III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :

1) Ổn định : KTSS

2) Kiểm tra:

I. Phần trắc nghiệm : (5đ)

Đọc các câu sau và trả lời các câu hỏi :

+ Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.

+ Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

+ Dượng Hưng Thư như một pho tượng đồng đúc.

+ Dượng Hưng Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.

 

doc 2 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 822Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tiết 115: Kiểm tra tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29
Tiết 115:KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
I.Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : 	 
Hệ thống hoá kiến thức đã học. Trên cơ sở nắm được các biện pháp nghệ thuật : ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, so sánh.
Rèn luyện kĩ năng làm bài của HS.
	III. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học :
Ổn định : KTSS
Kiểm tra:
Phần trắc nghiệm : (5đ)
Đọc các câu sau và trả lời các câu hỏi :
+ Ở đó tụ tập không biết cơ man nào là bọ mắt, đen như hạt vừng, bay theo thuyền từng bầy như những đám mây nhỏ.
+ Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
+ Dượng Hưng Thư như một pho tượng đồng đúc.
+ Dượng Hưng Thư giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.
Câu 1 : Có bao nhiêu so sánh trong các câu trên?
A. Ba 	B. Bốn
C. Năm	D. Sáu
Câu 2 : Các so sánh trong các câu trên có cùng loại không?
A. Có 	B. Không
Câu 3 : Các so sánh trong các câu trên là so sánh .
Câu 4 : Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hoá?
Cây dừa sải tay bơi.
Cỏ gà rung tai.
Kiến hành quân đầy đường.
Bố em đi cày về.
Câu 5 : Trong câu văn sau có bao nhiêu danh từ được dùng theo lối nhân hoá :
“Từ đó lão Miệng, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc, không ai tị ai cả.”
5 danh từ.
7 danh từ
6 danh từ
9 danh từ
Câu 6 : Câu thơ sau thuộc kiểu ẩn dụ nào?
“Một tiếng chim kêu sáng cả rừng”
(Khương Hữu Dụng)
Ẩn dụ hình thức.
Ẩn dụ cách thức.
Ẩn dụ phẩm chất.
Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
Câu 7 : Từ “mồ hôi” trong hai câu ca dao sau được dùng để hoán dụ cho sự vật gì?
“Mồ hôi mà đổ xuống đồng
Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương”
Chỉ người lao động.
Chỉ công việc lao động.
Chỉ quá trình lao động nặng nhọc vất vả.
Chỉ kết quả con người thu được trong lao động.
Câu 8 : Cho câu văn sau : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.”
Vị ngữ của câu trên có cấu tạo như thế nào?
Động từ.
Cụm động từ.
Tính từ
Cụm tính từ.
Câu 9 : Mỗi địa phương thường phát âm sai một số từ trong Tiếng việt là :
A. Đúng	B. Sai
Câu 10 : Lược bỏ phó từ : 
Câu văn không có nghĩa.
Câu văn vẫn tồn tại.
Câu văn không tồn tại.
Phần tự luận : (5đ).
Câu 1 : Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong những câu sau : (1.5đ)
“Một buổi chiều lạnh, nắng tắt sớm. Những đảo xa lam nhạt pha màu trắng sữa. Không có
 gió mà sóng vẫn vỗ đều đều, rì rầm. Nước biển dâng đầy, quánh đặc một màu bạc trắng, 
lấm tấm như bột phấn trên da quả nhót.”
Câu 2 : Viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu, trong đó có sử dụng biện pháp so sánh. (1.5đ)
Câu 3 : Viết hai câu tục ngữ hoặc ca dao có sử dụng lối nói ẩn dụ : (1đ)
A. 
B. 
Câu 4 : Viết hai câu có sử dụng phép nhân hoá theo các kiểu sau : (1đ)
Dùng từ vốn gọi người để gọi vật : 
Trò chuyện, xưng hô với vật như với người : ..

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET 115-29.doc