A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức:
- Học sinh cần nắm vững khái niệm câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn.
- Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Cây tre Việt Nam”
2. Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn, biết sử dụng câu trần thuật đơn khi nói, viết.
3. Thái độ: bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho học sinh.
B. Chuẩn bị
1. Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu.
2. Học sinh: SGK, vở bài tập, bài soạn ở nhà.
C. Tổ chức hoạt động dạy và học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ:
Giáo đưa ngữ liệu lên máy
Câu 1 (chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi dưới đây):
Các thành phần chính của câu gồm:
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Chủ ngữ và vị ngữ
D. Phương án khác
( Đáp án C )
Câu 2: Xác định thành phần chính trong câu sau và nêu cấu tạo của từng thành phần đó:
Tre/ là người bạn thân của người dân Việt Nam
CN VN
( DT ) ( Cụm DT )
Giáo án ngữ văn 6 Bài 26- Tiết 110: Câu trần thuật đơn A. Mục tiêu cần đạt 1. Kiến thức: - Học sinh cần nắm vững khái niệm câu trần thuật đơn và các kiểu câu trần thuật đơn. - Tích hợp với phần văn ở văn bản “ Cây tre Việt Nam” 2. Kĩ năng: rèn kĩ năng nhận diện và phân tích câu trần thuật đơn, biết sử dụng câu trần thuật đơn khi nói, viết. 3. Thái độ: bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho học sinh. B. Chuẩn bị 1. Giáo viên: SGK, giáo án, máy chiếu. 2. Học sinh: SGK, vở bài tập, bài soạn ở nhà. C. Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số. 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo đưa ngữ liệu lên máy Câu 1 (chọn phương án trả lời đúng nhất cho câu hỏi dưới đây): Các thành phần chính của câu gồm: Chủ ngữ Vị ngữ Chủ ngữ và vị ngữ Phương án khác ( Đáp án C ) Câu 2: Xác định thành phần chính trong câu sau và nêu cấu tạo của từng thành phần đó: Tre/ là người bạn thân của người dân Việt Nam CN VN ( DT ) ( Cụm DT ) 3. Bài mới a. Giới thiệu bài mới Trong cuộc sống, để nêu một ý kiến hay giới thiệu về một sự vật, sự việc nào đó ta thường sử dụng câu trần thuật đơn. Vậy câu trần thuật đơn là gì? Để trả lời cho câu hỏi đó chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay. b. Tiến trình bài dạy Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt * Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm câu trần thuật đơn. - Giáo viên đưa ngữ liệu lên máy - Gọi một học sinh đọc H? Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Sông nước Cà Mau Bài học đường đời đầu tiên Vượt thác Bức tranh của em gái tôi ( Đáp án B ) H? Đoạn văn gồm mấy câu? Hãy chỉ rõ từng câu cụ thể? + 9 câu H? Các câu trong đoạn trích được dùng với những mục đích gì? + Kể, tả, nêu ý kiến. + Hỏi + Bộc lộ cảm xúc + Ra lệnh H? Câu hỏi thảo luận: Nối mục đích cột A với câu ở cột B sao cho đúng? ( GV đưa bảng lên màn hình) + Câu 1,2,6,9 ( dùng để kể, tả, giới thiệu) + Câu 4 ( dùng để hỏi) + Câu 3,5,8 ( dùng để bộc lộ cảm xúc) + Câu 7 ( dùng để ra lệnh) H? Dựa trên cơ sở kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy phân loại các câu trên theo mục đích nói? + Câu trần thuật: Câu 1,2,6,9 + Câu nghi vấn: câu 4 + Câu cảm thán: câu 3,5,8 + Câu cầu khiến: 7 H? Xác định chủ ngữ, vị ngữ của bốn câu trần thuật: + Câu 1: Tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài CN VN + Câu 2: Rồi, với điệu bộ khinh khỉnh, tôi / mắng CN VN + Câu 6: Chú mày/ hôi như cú mèo thế này, CN VN ta / nào chịu được CN VN + Câu 9: Tôi/ về, không một chút bận tâm CN VN H? Có thể sắp xếp bốn câu trên thành mấy loại? 2 loại: + Câu có một cụm C-V: 1, 2, 9 ( câu đơn) + Câu có hai cụm C-V: 6 ( câu ghép) - Trên cơ sở đã xác đinh được câu trần thuật và câu đơn. Em hãy chỉ ra các câu trần thuật đơn trong đoạn trích? + Câu 1,2,9 H? Vậy theo em câu trần thuật đơn là gì? - Giáo viên chốt lại kiến thức: Câu trần thuật đơn là loại câu do một cụm C-V tạo thành, dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. H? Để xác định câu trần thuật đơn ta phải dựa vào những yếu tố nào? + Căn cứ vào cấu tạo và mục đích nói - Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK/ 101 - Quan sát - Đọc to rõ ràng - Trả lời - Phát hiện, trả lời - Nêu mục đích nói của các câu - Quan sát, thảo luận nhóm theo bàn, cử đại diện trả lời. - Suy nghĩ, trả lời - Xác định CN, VN của các câu trần thuật - Trả lời - Phát hiện, trả lời - HS trả lời - Chú ý lắng nghe - Trả lời - Đọc ghi nhớ I. Câu trần thuật đơn là gì? 1. Ví dụ (SGK/101) - Câu trần thuật: 1,2,6,9 - Câu nghi vấn:4 - Câu cảm thán: 3, 5, 8. - Câu cầu khiến: 7. - Câu có 1 cụm C-V: 1,2,9(câu đơn) - Câu có 2 cụm C-V: 6 (câu ghép) ->Câu trần thuật đơn: câu 1,2,9 2. Nhận xét: Câu trần thuật đơn là câu: - Do một cụm C-V tạo thành. - Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến. 3. Ghi nhớ SGK/101 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh luyện tập Bài 1: - Giáo viên đưa ngữ liệu lên máy, gọi một học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập a) Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để tạo thành câu trần thuật đơn - ....chín vàng - Lớp 6A b) Hãy đặt một câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu, tả hoặc kể. - Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập Bài 2(bài 1/SGK/ 101) - Giáo viên đưa ngữ liệu lên máy, gọi một học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập H? Tìm các câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng? + Câu 1, 2 là câu trần thuật đơn, trong đó: Câu 1: Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô/ là một C ngày trong trẻo, sáng sủa. V -> dùng để giới thiệu, miêu tả về Cô Tô. Câu 2: bầu trời Cô Tô/cũng trong sáng như vậy C V -> dùng để nêu ý kiến nhận xét về vẻ đẹp trong sáng của Cô Tô sau trận bão. Bài 3: ( bài 2/SGK/101) Giáo viên đưa ngữ liệu lên máy, gọi một học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập H? Phân tích cấu tạo ngữ pháp của các câu trên? Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì? Câu 1: .có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai C Thần Long Nữ / tên là Lạc Long Quân. V Câu 2: Có một con ếch / sống lâu ngày trong một C V cái giếng nọ. Câu 3: Bà đỡ Trần/ là người huyện Đông Triều C V -> Các câu trên là câu trần thuật đơn có tác dụng giới thiệu nhân vật Bài 4: (bài 3/SGK/102) H( câu hỏi thảo luận nhóm )? Nêu nhận xét về cách giới thiệu nhân vật + Cả ba ví dụ đều giới thiệu nhân vật phụ trước, rồi từ việc làm mới giới thiệu nhân vật chính. Trong bài tập 2, nhân vật chính lại được giới thiệu ngay từ đầu. Bài 5: (bài 4/SGK/103) - Giáo viên đưa ngữ liệu lên máy, gọi một học sinh đọc nội dung và yêu cầu bài tập H? Nêu nhận xét và tác dụng của câu mở đầu? + Ngoài tác dụng giới thiệu còn có tác dụng miêu tả hoạt động của các nhân vật. Bài 6: ( bài 5 SGK/ 103) H? Hãy nhớ và viết lại đoạn thơ “Từ ngày Huế đổ máu..Nhảy trên con đường vàng” trong bài thơ “Lượm” ( Thời gian 5-10 phút). - GV cho học sinh chấm chéo ( 2 bàn đổi vở cho nhau) - GV chấm điểm, nhận xét chung * Bài tập bổ trợ Câu trần thuật đơn là: Câu do một cụm C-V tạo thành Câu dùng để kể, tả Câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu. Câu do một cụm C-V tạo thành dùng để giới thiệu, tả hoặc kể hay để nêu một ý kiến. ( Đáp án:D) - Đọc to rõ ràng. - Lên bảng làm bài tập - Đọc to rõ ràng. - Phát hiện,phân tích,trả lời. - Đọc to rõ ràng - Phân tích cấu tạo ngữ pháp, xác định loại câu, tác dụng. - Quan sát ngữ liệu trong SGK,đọc thầm - Thảo luận nhóm theo bàn trong 2 phút, cử đại diện trả lời - Đọc to rõ ràng - Nêu nhận xét - Nhớ- viết - Chấm chéo - Lắng nghe II. Luyện tập Bài 1 - Bài 2 ( bài 1/SGK/ 101)Tìm các câu trần thuật đơn và cho biết tác dụng của chúng? - Bài 3 (bài 2/SGK/101) Xác định loại câu và tác dụng. - Bài 4: (bài 3/SGK/102) Nêu nhận xét về cách giới thiệu nhân vật - Bài5 (bài 4/SGK/103) Nêu nhận xét và tác dụng của câu mở đầu. - Bài 6 ( bài 5/SGK/103): Chính tả ( Nhớ- viết) * Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà 1. Viết đoạn văn có độ dài 4 đến 6 câu nêu cảm nghĩ về hình ảnh cây tre qua bài “Cây tre Việt Nam” trong đó có sử dụng câu trần thuật đơn. 2. Học thuộc ghi nhớ 3. Soạn bài: “Câu trần thuât đơn có từ là” - Nghe ghi chép vào vở III. Hướng dẫn về nhà
Tài liệu đính kèm: