Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 104, Bài 25: Cô Tô (Tiết 2) - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 104, Bài 25: Cô Tô (Tiết 2) - Năm học 2010-2011

I. Mục tiêu cần đạt

 Giúp học sinh:

 * Kiến thức:

 - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của những bức tranh và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.

 - Thấy được phong cách độc đáo và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.

 - Tích hợp: Với Tiếng Việt: Cách sử dụng tính từ, các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; với Tập làm văn: Điểm nhìn, trình tự miêu tả, nghệ thuật miêu tả.

 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ những nét đặc sắc của một tác phẩm kí giàu chất trữ tình, kĩ năng làm bài văn miêu tả.

 * Giáo dục: Lòng yêu tiếng mẹ đẻ giàu có, trong sáng. Ý thức sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong diễn đạt. Lòng yêu mến những con người lao động bình thường. Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.

II. Chuẩn bị:

ã Giáo viên:

- Ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Tuân, tranh, ảnh về biển đảo Cô Tô, máy chiếu.

- Tài liệu tham khảo: SGV, Tác phẩm Tuỳ bút Cô Tô, Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 6

Học tốt Ngữ Văn 6, Hệ thống câu hỏi Ngữ Văn 6, , Tuyển chọn Văn miêu tả, Soạn bài.

ã Học sinh:

- Đọc văn bản Cô Tô, soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK và theo hướng dẫn của giáo viên.

- Sưu tầm những câu thơ, câu văn hay miêu tả hình ảnh mặt trời.

 

docx 11 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 104, Bài 25: Cô Tô (Tiết 2) - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26 - Bài 25
Tiết104: Cô Tô
 ( Tiết 2)
I. Mục tiêu cần đạt
 	Giúp học sinh:
 * Kiến thức:
 - Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của những bức tranh và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
 - Thấy được phong cách độc đáo và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
 - Tích hợp: Với Tiếng Việt: Cách sử dụng tính từ, các phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá; với Tập làm văn: Điểm nhìn, trình tự miêu tả, nghệ thuật miêu tả.
 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng cảm thụ những nét đặc sắc của một tác phẩm kí giàu chất trữ tình, kĩ năng làm bài văn miêu tả.
 * Giáo dục: Lòng yêu tiếng mẹ đẻ giàu có, trong sáng. ý thức sử dụng ngôn ngữ Tiếng Việt trong diễn đạt. Lòng yêu mến những con người lao động bình thường. Bồi đắp tình yêu quê hương, đất nước.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên:
ảnh chân dung nhà văn Nguyễn Tuân, tranh, ảnh về biển đảo Cô Tô, máy chiếu.
Tài liệu tham khảo: SGV, Tác phẩm Tuỳ bút Cô Tô, Thiết kế bài giảng Ngữ Văn 6
Học tốt Ngữ Văn 6, Hệ thống câu hỏi Ngữ Văn 6, , Tuyển chọn Văn miêu tả, Soạn bài.
Học sinh:
- Đọc văn bản Cô Tô, soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK và theo hướng dẫn của giáo viên.
- Sưu tầm những câu thơ, câu văn hay miêu tả hình ảnh mặt trời.
III. Tiến trình:
ổn định: (1’)
Kiểm tra: (4’)
I. Hoạt động của giáo viên
II. Hoạt đông của học sinh
III.Yêu cầu trả lời
Chiếu nội dung câu hỏi
 1.Trình bày cảm nhận của em về cảnh Cô Tô sau trận bão?
 2. Cách miêu tả “ cát vàng ròn” 
của tác giả có gì độc đáo?
- Giáo viên chiếu yêu cầu cần trả lời (cột III)
- Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét chung, cho điểm.
- Học sinh quan sát câu hỏi và trả lời.
- Học sinh khác lắng nghe
- Đối chiếu với yêu cầu và nhận xét câu trả lời của bạn.
1. Đó là một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, tinh khôi đầy sức sống. Sau những biến động của thiên nhiên, sự sống lại hồi sinh thật diệu kì.
2. Cách miêu tả “cát vàng ròn” độc đáo: Hình ảnh được cảm nhận bằng thị giác cảm nhận bằng cả tâm hồn (thấy sắc vàng khô của cát biển; cảm nhận sắc vàng có thể tan ra được.)
 3.Bài mới:( 35’)
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
T.g
HĐ1( dẫn vào bài) Sau cơn bão, cảnh biển Cô Tô rất trong sáng, tinh khôi, sự sống hồi sinh thật diệu kì. Cảnh biển Cô Tô lại càng đẹp đẽ, tươi sáng hơn vào lúc bình minh, khi mặt trời lên
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu tiếp bài
- Gọi HS đọc đoạn 2
GV: Đoạn văn miêu tả cảnh tượng gì?
GV: Tác giả đã chọn vị trí quan sát ở đâu, quan sát và miêu tả theo trình tự nào? Tác dụng?
GV: (Dẫn): Như một nghệ sĩ đi săn lùng cái đẹp, Nguyễn Tuân đã đã dậy từ canh tư, lúc còn mờ tối đấtra thấu mũi đảo để rình mặt trời lên. 
 ? Em hiểu rình mặt trời lên nghĩa là gì?
- Định hướng hiểu: Rình mặt trời – chờ đợi để ngắm mặt trời – Cuộc đi tìm cái đẹp một cách công phu, trân trọng, đầy khám phá và sáng tạo.
*GV: Vì sao nhà văn phải cố rình mặt trời lên?
 GV: ( Bổ sung): + Vì nhà văn mong đợi đã từ lâu “ Từ hoà bình tới giờ, mình vẫn chỉ là anh thấy vầng thái dương mọc trên chân trời đất liềnĐã dậy từ canh tư trên bờ cát bể. Mất công rình nửa tiếng mà vẫn cứ nhỡCó khối anh nhỡ mặt trời mọc hàng nửa tháng liền”
 + Có công phu như vậy nhà văn mới cảm nhận được sâu sắc, trọn vẹn vẻ đẹp độc đáo của cảnh bình minh trên biển. 
GV (Mở rộng):
 Nguyễn Tuân rất yêu thiên nhiên và có nhiều thú rất riêng: Thú du ngoạn, thú thưởng trăng, thú rình ngắm mặt trờiThú nào cũng tinh tế, hào hoa, rất khác người, rất Nguyễn Tuân
GV: Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô đã được con mắt thẩm mĩ của nhà nghệ sĩ miêu tả qua những hình ảnh tiêu biểu nào?
GV: Chiếu lần lượt các chi tiết.
- 1 HS đọc, HS khác nhận xét.
- HS trả lời ý khái quát.
- HS xác định; nêu tác dụng.
- HS trình bày ý hiểu.
- HS giải thích.
- HS phát hiện các hình ảnh.
I. Đọc - Hiểu chung.
II. Đọc- hiểu chi tiết. 
1.Toàn cảnh Cô Tô một ngày sau cơn bão.
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
- Vị trí quan sát: Trên mỏm đá đầu sư, bên bờ biển, sát mép nước.
- Cảnh miêu tả theo trình tự thời gian và không gian
18’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
t.g
 1. chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.
2. Mặt trời lên dần rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh và phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển đông.
3. Vài chiếc nhạn Một con hải âu 
GV: Hình ảnh so sánh: chân trời ngấn bể.hết bụi đã gợi tả cảnh bầu trời lúc rạng đông như thế nào? Cảnh có tác dụng gì?
*GV: Trong các chi tiết miêu tả trên, tác giả đã dụng công khắc hoạ nổi bật hình ảnh nào? 
+ Hình ảnh mặt trời là hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
 GV: Hình ảnh đó được khắc hoạ bằng những biện pháp nghệ thuật nào?
 Biện pháp nghệ thuật nào là đặc sắc nhất?
 Hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật đó?
- Định hướng hiểu:
+ Hình ảnh mặt trời được miêu tả bằng những tính từ chỉ màu sắc rực rỡ, hài hoà (đỏ, hồng hào, ngọc trai, hửng hồng), những từ láy gợi tả (tròn trĩnh, đầy đặn, hồng hào, thăm thẳm); những từ ngữ trang trọng (đường bệ, mâm lễ phẩm, )
+ Hình ảnh so sánh đặc sắc, mới lạ, đầy sáng tạo: mặt trời Quả trứng.y như một mâm lễ phẩm. 
+ Tất cả đã khắc hoạ nổi bật hình ảnh mặt trời rực rỡ, lộng lẫy và sang trọng.
GV: Chốt lại.
- HS tưởng tượng trả lời.
- HS thảo luận trả lời
+Hình ảnh so sánh gợi tả cảnh bầu trời lúc rạng đông đẹp thần tiên, trong trẻo, tinh khôi – Cảnh làm phông nền.
+ Những tính từ chỉ màu sắc rực rỡ, những từ láy gợi tả, từ ngữ trang trọng, hình ảnh so sánh đặc sắc
à Gợi tả nổi bật hình ảnh vầng mặt trời rực rỡ, lộng lẫy và sang trọng – Hình ảnh trung tâm của bức tranh thiên nhiên.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
T.g
*GV: Vì sao tác giả lại dụng công miêu tả hình ảnh mặt trời?
GV: Mặt trời chính là biểu tượng đẹp đẽ, kì vĩ của thiên nhiên vĩnh hằng. Thưởng thức và khám phá cái đẹp của thiên nhiên phải thưởng thức, khám phá vẻ đẹp kì thú, tuyệt mĩ của vầng thái dương mới xứng với tầm của một nghệ sĩ lớn.
GV: Các hình ảnh so sánh miêu tả hình ảnh mặt trời không chỉ gợi tả mà còn rất giầu ý nghĩa.
 * Hãy chỉ ra ý nghĩa của hình ảnh so sánh:
mặt trờinhư lòng đỏ một quả trứng thiên nhiênđặt trên một mâm bạcy như một mâm lễ phẩmmừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới  
GV (Bình): Vẻ đẹp của mặt trời trên biển Cô Tô là tặng vật vô giá mà thiên nhiên đã dâng tặng cho con người lao động suốt đời gắn bó với biển cả. Nguyễn Tuân đã hướng cái đẹp của thiên nhiên tới con người. Cái tâm rất đẹp của Nhà văn đã luôn hướng về người dân lao động của đất nước mình.
GV: Bên cạnh hình ảnh trung tâm - hình ảnh mặt trời, tác giả thêm vào bức tranh thiên nhiên hai nét vẽ: Vài chiếc nhạnMột con hải âu
 Em có nhận xét gì về hai nét vẽ đó? Tác dụng của nó trong bức tranh thiên nhiên?
GV: Trong đoạn văn này, những cánh chim biển nhỏ nhoi đã thổi hồn thơ vào văn xuôi. Đó cũng là nét tài hoa của Nguyễn Tuân.
*GV: Đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc. ..có thể coi là một mẫu mực về nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên của tác giả.
 Qua tìm hiểu, em hãy chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh của tác giả trong đoạn văn? 
*GV: Những đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh đã gợi tả nổi bật cảnh mặt trời mọc như thế nào?
GV: Chốt lại:
- HS suy ngẫm, trả lời.
- HS thảo luận, trả lời
- HS nhận xét, nêu tác dụng.
- HS chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật, nội dung
+ Đôi nét chấm phá: vài chiếc nhạnMột con hải âulàm cho bức tranh thiên nhiên sống động, đầy chất thơ.
- Ngôn ngữ tài hoa, điêu luyện; những hình ảnh độc đáo, sáng tạo và giọng văn say mê..
à Gợi tả một bức tranh thiên nhiên rực rỡ, nguy nga, tráng lệ.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
t.g
GV: Bức tranh thiên nhiên buổi bình minh có bầu trời trong sáng làm phông nền. Giữa cảnh tượng thần tiên đó nổi bật hình ảnh kì vĩ, tráng lệ của vầng mặt trời. Lại thêm đôi nét chấm phá thanh thoát, mềm mại của những cánh chim biển
* Vì sao nhà văn lại vẽ được một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ và trong sáng đến như vậy?
GV: Chốt lại.
GV (Bình): Với trí tưởng tượng bay bổng và những cảm nhận tinh tế cùng khát khao khám phá cái đẹp, nhà văn Nguyễn Tuân đã dựng nên một bức tranh thiên nhiên tráng lệ vào bậc nhất đẹp như một bức tranh sơn mài - Bức tranh thiên nhiên với chủ đề cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô.
GV: (Mở rộng): Quần đảo Cô Tô thuộc Vịnh Hạ Long - Vịnh được UNESCO xếp hạng là Di sản thiên nhiên thế giới, hiện nay là một địa điểm du lịch rất hấp dẫn du khách trong, ngoài nước.
GV: Chiếu một số ảnh về biển đảo Cô Tô để giới thiệu thêm những vẻ đẹp độc đáo, hấp dẫn của biển đảo.
GV: (Chuyển): Bức tranh bình minh trên biển đảo Cô Tô sẽ giảm đi rất nhiều vẻ đẹp nếu như nhà văn Nguyễn Tuân không chú trọng miêu tả cuộc sống sinh hoạt của người dân chài trên muôn thuở biển Đông 
GV: Gọi HS đọc đoạn 3.
GV: Cảnh gì được tác giả miêu tả ở đoạn 3?
GV: Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô, nhà văn chọn điểm nhìn ở đâu?
*GV: Tại sao tác giả lại chọn điểm nhìn là cái giếng nước ngọtđể tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô?
- HS đọc, HS khác nhận xét .
- HS trả lời ý khái quát.
- HS thảo luận trả lời.
* Bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngòi bút tài hoa bậc thầy, bằng khát khao khám phá cái đẹp và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống say đắm của tác giả.
3. Sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
- Điểm nhìn miêu tả: Cái giếng nước ngọt, ở ria hòn đảo, giữa biển.
10’
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
t.g
GV: ở đất liền, gốc đa, bến nước, sân đìnhlà nơi tụ hội, là hồn quê, hồn đất thì ở biển đảo Cô Tô này, cái giếng nước ngọt chính là hồn biển, hồn đảo. Cái gương trong sáng phản chiếu những nét sinh hoạt rất riêng của làng chài chính là cái giếng nước ngọt hiếm hoi, quí giá.
GV: Cảnh sinh hoạt quanh cái giếng nước ngọt được miêu tả chủ yếu qua những hình ảnh nào?
GV: Chiếu lần lượt các chi tiết miêu tả :
1cái sinh hoạt của nó vui như một cái bến và đậm đà mát nhẹ hơn mọi cái chợ trong đất liền.
2.tôi đang đi tắm như mọi người lao động bình thường đang tắm quanh giếng.
3biết bao nhiêu là người đến gánh và múcvào thựng gỗ, mở sạp đổ nước ngọt vào
4Anh hùng Châu Hoà Mãn.. quẩy mười lăm gánh cho thuyền anhChị Châu Hoà Mãn địu con, thấy nó dịu dàng yên tâm như cái hình ảnh biển cả là mẹ hiền mớm cá cho lũ con lành.
GV: Những hình ảnh đó được tác giả miêu tả bằng những biện pháp nghệ thuật nào? Qua đó, em hình dung gì về cuộc sống sinh hoạt của người dân chài lúc bình minh?
+Những động từ (tắm, múc nước, gánh nước, đổ nước, địu con) gợi tả những hoạt động quen thuộc; những tính từ (vui, đậm đà, mát nhẹ, dịu dàng, ) gợi tả không khí sinh hoạt đầm ấm của người dân chài. 
+ Những hình ảnh so sánh đẹp, gợi cảm (Cái sinh hoạt vui như cái bếnđất liền; chị Châu Hoà Mãn địu con.) gợi tả cảnh sinh hoạt tập thể yên vui, thanh bình, thân thương; con người ở nơi đây hiền hậu, bao dung như tấm lòng của biển cả, của thiên nhiên
+ Cảnh miêu tả từ bao quát (cảnh tắm quanh giếng), đến cụ thể (hình ảnh anh, chị Châu Hoà Mãn..), từ gần (cảnh sinh hoạt của con người), đến xa (cảnh những con thuyền đậu ngoài biển).Tất cả đều rất sống động, hài hoà
- HS nghe
- HS phát hiện trả lời.
- HS quan sát, chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật.
- HS tưởng tượng trả lời.
- Những động từ, tính từ, những hình ảnh so sánh tinh tế, gợi cảm; tả từ bao quát đến cụ thể, từ gần đến xa
 Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
t.g
GV: Qua miêu tả của tác giả và tưởng tượng của mình, em có nhận xét gì về cảnh sinh hoạt của người dân chài trên đảo Cô Tô?
*GV: Trong bức tranh miêu tả sảnh sinh hoạt trên đảo, em ấn tượng nhất với hình ảnh, cảnh tượng nào? Vì sao?
GV: (Bổ sung): Sau trận bão, cuộc sống nơi đây không hề bị xáo trộn. Những con người vẫn sinh hoạt, lao động bình thường với tư thế của người làm chủ hòn đảo, làm chủ trời biển Tác giả đã chú ý khắc hoạ nổi bật hình ảnh trung tâm của bức tranh sinh hoạt- hình ảnh con người lao động sừng sững giữa thiên nhiên đã làm cho bức tranh sinh hoạt dạt dào hơi thở của cuộc sống 
GV: Em thấy cảnh sinh hoạt của người dân chài có gì khác với cảnh ở đất liền?
GV:(Mở rộng): Những cảnh ấy có nhiều điểm khác so với ở đất liền. Vì cảnh tắm tập thể trước và sau chuyến đi biển dài ngày là thói quen và thú vui của người dân vùng biển đảo. Cảnh gánh nước ngọt tích trữ cho những chuyến đi xa là nét riêng, tạo nhịp sống riêng. Tất cả gợi nên một nhịp sống sinh hoạt và làm ăn đông vui, đầm ấm thanh bình.
*GV: Theo em, qua những quan sát, miêu tả cuộc sống sinh hoạt của người dân trên đảo, nhà văn đã gửi gắm vào đó tình cảm gì của mình?
GV: Càng nhìn ngắm, thưởng thức, càng gắn bó chan hoà, thân thiện với thiên nhiên, con người lao động và cuộc sống nơi biển đảo Cô Tô, nhà văn càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây. Vì với Nguyễn Tuân ở nơi đâu trên mảnh đất Việt Nam này cũng là máu thịt, là quê hương của mình. Nhà văn đã hoà nhập tình yêu của mình vào cuộc đời của người dân lao động ở mọi miền đất nước, yêu thương họ với sự hồn hậu nồng nàn của trái tim người nghệ sĩ.
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
*GV: Qua Đọc – Hiểu văn bản, em hãy chỉ ra những đặc sắc về nghệ thuật miêu tả của tác giả trong bài kí Cô Tô?
*GV: Những đặc sắc về nghệ thuật tả cảnh đã góp phần khắc hoạ nổi bật nội dung gì của văn bản?
*GV: Đọc bài kí, em còn cảm nhận đươc gì về tâm hồn, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với thiên nhiên, con người và cuộc sống?
GV (Bình): Bài kí không chỉ là những ghi chép thông thường. Đó còn là nghệ thuật của ngôn từ, là cái hồn của người nghệ sĩ. Đọc bài kí đậm chất trữ tình, ta hiểu được khát vọng tìm kiếm, khám phá những vẻ đẹp của thiên nhiên, con người và cuộc sống của nhà văn. Đó cũng là một biểu hiện cụ thể của tình cảm yêu nước của tinh thần dân tộc ở Nguyễn Tuân. Với cái tài hơn đời và cái tâm trong sáng, đôn hậu, ông xứng đáng là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn.
GV: Nhà văn đã bồi đắp thêm trong em những tình cảm gì?
GV: Em đã học tập được gì để làm một bài văn miêu tả?
GV: Gọi HS đọc ghi nhớ SGK.
GV: Chiếu ghi nhớ/SGK/ Tr 91.
- HS nhận xét tổng quát nội dung.
- HS trình bày ấn tượng riêng.
- HS liên hệ trả lời:
HS suy ngẫm trả lời
- HS quan sát lại toàn bộ bài học.
- HS khái quát đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.
- HS chỉ ra nội dung chủ yếu của bài kí
- HS liên hệ trả lời
VD: (Tình yêu thiên nhiên đất nước, con người lao động; tình yêu, sự quý trọng tài năng và sức sáng tạo của nhà văn)
- HS rút ra bài học. 
- HS đọc ghi nhớ.
à Gợi tả cảnh sinh hoạt đông vui, tấp nập, thân tình.
 Cuộc sống của người dân êm ấm, hạnh phúc trong nhịp điệu lao động sôi động- Một vẻ đẹp đơn sơ, bình dị rất riêng. 
*Nhà văn rất chân thành, thân thiện và trân trọng con người, cuộc sống nơi đây.
III. Tổng kết.
1.Nghệ thuật:
 - Trí tưởng tượng phong phú, sáng tạo.
- Ngôn ngữ tài hoa, điêu luyện.
- Các so sánh độc đáo, ấn tượng.
- Lời văn giàu cảm xúc.
2. Nội dung:
- Vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đảo Cô Tô.
- Nhà văn yêu thiên nhiên say đắm, yêu, gắn bó, thân thiện và trân trọng con người lao động.
*Ghi nhớ/ SGK/Trang 91
 Luyện tập:(5’)
(1) Nghe đọc diễn cảm đoạn 2 văn bản CôTô trên nền nhạc. 
(2) HS làm bài tập trắc nghiệm (GV thiết kế trên Violét)
Dạng bài tập chọn một đáp án đúng.
Văn bản Cô Tô được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả. B. Tự sự. C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
2. Cô Tô là quần đảo thuộc địa phương nào?
A. Vũng Tàu. B. Nghệ An. C. Thanh Hoá. D. Quảng Ninh.
3. Đặc sắc, mới lạ nhất trong văn bản Cô Tô là việc sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nhân hoá. B. ẩn dụ. C. So sánh. D Hoán dụ.
4. Hình ảnh độc đáo nhất được Nguyễn Tuân dụng công miêu tả là hình ảnh nào?
A. Bầu trời. B. Cát biển. C. Vài chiếc nhạn. D. Mặt trời. 
5. Nội dung chính của văn bản Cô Tô là gì?
A. Vẻ đẹp độc đáo của biển đảo Cô Tô.
B. Cuộc sống sinh hoạt sôi động của người dân đảo biển Cô Tô.
C. Vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên và cuộc sống con người nơi đảo Cô Tô.
D. Tất cả các đáp án đều sai.
(3) Thi đọc những câu thơ, câu văn miêu tả hình ảnh mặt trời.
- HS thi đua giữa các tổ.
- GV chiếu, giới thiệu một số câu thơ, câu văn miêu tả hình ảnh mặt trời.
*Thơ:
- Mặt trời mọc ở đằng đông - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
 Bà sân vấn chiếc khăn hồng đẹp thay. Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
 ( Trần Đăng Khoa) ( Viễn Phương)
- Mặt trời xuống núi
 Bóng tối lan dần.
 (Trần Hoà Bình) - Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
 - Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.
 ( Nguyễn Khoa Điềm)
 - Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa. - Mặt trời gác núi, chiêng đà thu không.
 (Nguyễn Du)
 - Mặt trời đội biển nhô màu mới.
 ( Huy Cận) 
 *Văn:
- Mặt trời đang tuôn ánh nắng rực rỡ xuống mặt đất.
 (Đoàn Giỏi)
 - Mặt trời hé nắng vàng vàng, không khí nhẹ và trong mát rười rượi, kích thích đến tim óc.
 (Võ Hồng)
- Những buổi bình minh, mặt trời lên núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng.
 (Thẩm Thế Hà)
- Vầng thái dương vừa mới hiện ra đã hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng bỏng đến vô tận của mình.
 ( Trần Mai Hạnh) 
- Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờ xa.
 ( Nguyễn Trọng Tạo)
- Mặt trời chói lọi trong lúc mọc lên lại nuốt lớp băng mỏng phủ trên mặt nước.
 ( L. Tôn-xtôi)
GV: Em thích nhất câu thơ hoặc câu văn nào ? Vì sao?
Hướng dẫn:( 3’)
GV: Chiếu phần Hướng dẫn về nhà:
Học bài cũ:
Chép chính tả và học thuộc đoạn “ Mặt trời nhú lên dần dần..nhịp cánh.”
HD: HS chép vào vở kẻ li, trình bày chữ viết sạch đẹp, đúng cự li, đúng quy định về chính tả.
 HS học thuộc và biết đọc diễn cảm.
(2)Viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản Cô Tô.
HD: 
Hình thức:
+ Bố cục là một đoạn văn( mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn)
+Diễn đạt trong sáng, văn viết giàu cảm xúc.
+ Đoạn văn có dung lượng vừa phải( khoảng 10- 15 câu)
+ Chú ý trình bày, chữ viết sạch đẹp không sai chính tả.
Nội dung:
+ Trình bày những cảm nhận của mình về văn bản Cô Tô (đặc sắc về nội dung và nghệ thuật; về tâm hồn, tình cảm của nhà văn; về những gì em rung cảm, học tập được)
Ôn tập chuẩn bị viết bài Tập làm văn số 3:
HD: 
Nắm vững đặc điểm của bài văn miêu tả.
Kĩ năng làm bài văn miêu tả (Bố cục; liên kết; mạch lạc; bốn bước làm bài)
Cách trình bày một bài văn miêu tả.
Vận dụng những điều học tập được từ nghệ thuật miêu tả tài hoa của Nguyễn Tuân
 để viết bài văn miêu tả.
IV. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxGiao an hoi giang.docx