Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 102: Tập làm văn Tập làm thơ bốn chữ

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 102: Tập làm văn Tập làm thơ bốn chữ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức: Giúp học sinh:

- Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ qua các văn bản đã học và qua bài đọc thêm về thơ bốn chữ.

- Hướng dẫn học sinh nhận diện được đặc điểm của thể thơ qua hệ thống bài tập, qua các vawbn bản đã học.

-* Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết đặc điểm thể loại thơ. Có thể tập làm được những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ bốn chữ ở mức đơn giản

* Giáo dục: Giúp học sinh có thói quen quan sát cuộc sống và tích lũy kiến thức để, làm phong phú hiểu hiểu biết. Qua đó giáo dục thái độ tích cực với cuộc sống, biết yêu những điều giản dị.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên chuẩn bị nội dung bài dạy: Ngữ liệu, đặc điểm thơ bốn chữ. Một số bài tập, đề tài cho học sinh tập làm thơ.

* Học sinh: Đọc phần đọc thêm – trang 77 về thơ bốn chữ.; Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên: Đề tài, cách làm, tập làm một bài thơ bốn chữ.

III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT.

Nêu vấn đề, trao đổi, suy nghĩ, trình bày.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 689Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 102: Tập làm văn Tập làm thơ bốn chữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2Tiết 102- Tập làm văn.
Ngày soạn; 25- 2 tập làm thơ bốn chữ.
Ngày dạy: 2-3.
I. Mục tiêu bài học:
* Kiến thức: Giúp học sinh: 
- Bước đầu nắm được đặc điểm thơ bốn chữ qua các văn bản đã học và qua bài đọc thêm về thơ bốn chữ.
- Hướng dẫn học sinh nhận diện được đặc điểm của thể thơ qua hệ thống bài tập, qua các vawbn bản đã học. 
-* Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết đặc điểm thể loại thơ. Có thể tập làm được những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ bốn chữ ở mức đơn giản
* Giáo dục: Giúp học sinh có thói quen quan sát cuộc sống và tích lũy kiến thức để, làm phong phú hiểu hiểu biết. Qua đó giáo dục thái độ tích cực với cuộc sống, biết yêu những điều giản dị.
II. Chuẩn bị: 
* Giáo viên chuẩn bị nội dung bài dạy: Ngữ liệu, đặc điểm thơ bốn chữ. Một số bài tập, đề tài cho học sinh tập làm thơ.
* Học sinh: Đọc phần đọc thêm – trang 77 về thơ bốn chữ.; Chuẩn bị theo hướng dẫn của giáo viên: Đề tài, cách làm, tập làm một bài thơ bốn chữ.
III. Phương pháp, kĩ thuật.
Nêu vấn đề, trao đổi, suy nghĩ, trình bày.
IV. tiến trình bài dạy:
A. ổn định lớp:
B. Kiểm tra bài cũ: 
Giáo viên kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh: Sưu tầm các bài thơ bốn chữ; Những câu thơ, đoạn thơ, bài thơ tự làm.
C. Bài mới: (Nội dung bài học trình chiếu cho học sinh cùng tham gia)
Hoạt động 1; Giới thiệu nội dung: Giáo viên đọc một đoạn thơ 4 chữ và giới thiệu bài:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa,
=> Đó là một đoạn thơ bốn chữ trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tác giả bài thơ “Mưa”. Trong khổ thơ này, ta nhận thấy các chữ trong một câu là như nhau, số câu trong khổ thơ là bốn, các chữ cùng vần với nhau đặt ở cuối câu, có khi liển nhau, cách nhau,đó là một số dấu hiệu về thơ bốn chữ, chungsta sẽ tìm hiểu trong tiết học này. Khi có hiểu biết về thơ bốn chữ các em sẽ tập làm được những câu thơ, bài thơ bốn chữ của riêng mình, khi đoa tâm hồn các em sẽ phong phú hơn, các em sẽ thấy yêu hơn cuộc sống này.
Hoạt động dạy, học
Nội dung kiến thức cơ bản
Hoạt động 2; Hướng dẫn phân tích ngữ liệu để hiểu về đặc điểm thơ 4 chữ.
- Giáo viên nêu các ngữ liệu và các yêu cầu: 
+ Đọc lại phần đọc thêm trang 77 và trao đổi các nội dung sau:
- Học sinh đọc và thực hiện các yêu cầu theo cá nhân, nhóm:
- Thơ bốn chữ có nguồn gốc từ đâu?
- Thơ bốn chữ thường được sử dụng trong những trường hợp nào?
Giáo viên minh họa thêm sau mỗi ý học sinh trả lời về phạm vi sử dụng thơ bốn chữ: Mỗi ý lấy một ví dụ minh họa và phân tích cho học sinh hình dung về gieo vần, thể loại, tác dụng của thơ bốn chữ.
- Giáo viên cho học sinh đọc một đoạn trong bài “Lượm” và hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhịp thơ, gieo vần:
Học sinh đọc cả bài, hoặc một đoạn, sau đó dựa trên cơ sở một đoạn thơ để rút ra các nhận xét: 
 Chú bé/ loắtt choắt
 Cái xắc/ xinh xinh
 Cái chân /thoăn thoắt
 Cái đầu /nghênh nghênh
-? Số câu trong bài thơ? Trong khổ thơ?
- ? Số chữ trong câu thơ? 
-? Nhịp thơ trong từng câu? Gieo vần?
Giáo viên cùng học sinh rút ra kết luận về đặc điểm thơ 4 chữ:
? Qua phân tích, nhận xét các ngữ liệu, hãy rút ra những đặc điểm cowbanr của thơ bốn chữ?:
? Nguồn gốc? Phạm vi, đối tượng? Số câu, chữ? Gieo vần? Nhịp thơ?....
- Học sinh nêu khái quát các ý nhậ xét.
- Giáo viên thống nhất và kết luận:
Hoạt động 3: Tập làm thơ.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập để bước đầu tập làm quen với thơ boonschuwx và vận dụng làm bài thơ theo khả năng:
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm các tập nhận diện đặc điểm thơ bốn chữ:
Bài 1; Đọc các phần trích sau và thực hiện các yêu cầu:
- Cách gieo vần? (Vần lưng, vần chân, vần liền, vần cách)
- Nhịp thơ?
Học sinh dựa vào nội dung hiểu biết về thơ bốn chữ đã học và phần chuẩn bị bài, lần lượt thực hiện các yêu câu:
chuẩn bị ở nhà em hãy nêu những đặc điểm của thể thơ 4 chữ ?
=> Sau khi học sinh thực hiện các yêu cầu bài tập, giáo viên giải thích thêm và minh họa thêm, giúp ghọc sinh hiểu hơn dặc điểm thơ bốn chữ:
+ Vần lưng: Loại vần được gieo vào giữa dòng thơ:
VD: Mây lưng chừng hàng
 Về ngang lưng núi.
 (lưng – chừng; hàng - ngang.)
+ Vần chân: Loại vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc của dòng thơ.
VD: Cháu đi đường cháu
 Chú lên đường ra
 Đến nay tháng sáu
 Chợt nghe tin nhà.
 (cháu - sáu; ra - nhà.) - > Gieo cách.
+ Gieo vần liền: Khi các câu thơ có vần chân liên tiếp giống nhau:
VD: Cháu đi liên lạc
 Vẫn vui chú à
 ở đồng mang cá
 Thích hơn ở nhà.
+ Gieo vần hỗn hợp: Không theo trật tự nào.
VD: Chú bé loắt choắt
 Cái xắc xinh xinh
 Cái chân thoăn thoắt
 Cái đầu nghênh nghênh
Bài 2; Giáo viên sử dụng bài tập (ý 4- SGK- trang 85), cho học sinh tập nhậ diện những dấu hiệu không phù hợp với đặc điểm gieo vần thơ bốn chữ, từ đó thay thế để có sự gieo vần đúng:
- Học sinh đọc và chỉ rõ hai chữ dùng sai: sưởi, đò); Sau đó dùng hai từ đã cho để điền và lí giải vì sao lại điền những chữ đó: - hợp vần với từ ở cuối câu trước đó: sưởi-> cạnh – lạnh); đò -> sông - đông.
Bài 3: Học sinh trình bày những bài thơ bốn chữ đã chuẩn bị: Bài thơ có nội dung kể chuyện, miêu tả về một sự việc, hay một con người, theo vần tự chọn:
Học sinh nghe và nhận xét - dựa vào đặc điểm thơ bốn chữ để nhận xét và rút kinh nghiệm.- Học sinh có thể viết bài thơ ra giấy khổ lớn và dán trên bảng – giáo viên cho học sinh chuẩn bị trước.
Giáo viên chọn một bài và cùng học sinh phân tích nhậ ra những đặc điểm thơ bốn chữ đã được sử dụng và chỉ ra những dấu hiệu chưa hợp lí.
I. đặc điểm thơ bốn chữ:
1. Ví dụ; 
Bài đọc thêm - Trang 77. 
Bài thơ Lượm – Tố Hữu
2. Nhận xét:
* Bài đọc thêm:
- Nguồn gốc thơ bốn chữ; Có ở Việt Nam, từ xa xưa.
- Phạm vi sử dụng: 
+ Đùng sáng tác tục ngữ: 
Gần mực thì đen/ gần đèn thì rạng. 
-> Câu tục ngữ gồm hai vế câu, mỗi vế có chữ, gieo vần lưng (đen-đèn)
+ Ca dao:
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khắn vắt lên vai?
Khăn thướng nhớ ai
Khắn chùi nước mắt?
=> Đoạn ca dao gồm 6 dòng, diễn tả tình cảm, các chữa gieo vần ở cuối câu, gieo vần cách (ai- ai; đất – mắt) hoặc liền(ai- vai)-> Gieo vần xen kẽ.
+ Hò, vè:
Ve vẻ vè ve
Nghe vè lá lốt
Anh hai cũng tốt
Chị hai cũng xinh
- > Lời vè, gần với kể chuyện, dễ làm, dễ thuộc
* Bài thơ Lượm- Tố Hữu
- Bài thơ có nhiều dòng (câu) – không hạn định, mỗi khổ thường có bốn dòng thơ (có khổ thơ 2 dòng, 1 dòng), mỗi dòng có 4 chữ (Có dòng thơ 2 chữ).
- Thường ngắt nhịp 2/2.
- Gieo vần: Gieo ở cuối câu (vần chân), vần cách.
3. Kết luận.
- Nguồn gôc: Có từ xa xưa ở ViệtNam
- Phạm vi sử dung: dùng sáng tác tục ngữ, ca dao, hò, vè, thơ (có nội dung tự sự), đối tượng (người, vật, cảnh vật, tình cảm, tâm trạng,)
- Số câu, số chữ: Bài thơ có nhiều câu, nhiều khổ thơ, mỗi dòng có bốn chữ.
- Gieo vần: Gieo vần chân, gieo liền, hoặc gieo cách, có thể gieo đan xen (vần hỗn hợp)
- Nhịp thơ: Thường có nhịp 2/2.
(Tùy vào văn cảnh, cảm xúc có câu thơ chỉ có 2 chữ, mỗi câu một nhịp: Ra thê/ Lượm ơi!)
- Tác dụng: Thích hợp với lối kể và tả(gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày)
II. Tập làm thơ bốn chữ.
Bài tập 1:
a. Quả cau nho nhỏ
 Cái vỏ vân vân
 Nay anh học gần
 Mai anh học xa (Ca dao).
- Gieo vần: Vần lưng (nho- vỏ); vần chân (vân – gần)
- Nhịp thơ: 2/2
b. Nghé hành nghe hẹ
 Nghé chẳng theo mẹ
 Thì nghé theo đàn
 Nghẽ chớ đi càn
 Kẻ gian nó bắt. (Đồng dao)
- Gieo vần: Vần chân – Vần lền (hẹ – mẹ; đàn - càn)
c. Trăng bằng vàng diệp
 Mây bằng thuỷ ngân
 Trời tung sắc đẹp
 Thơ bay lên vần (Bài thơ trăng - Tố Hữu
- Gieo vần chân, vần cách (diệp -đẹp; ngân – vần)
Bài 2: Chỉ ra chữ dùng chưa đúng vần, và tìm tiếng thay thế bằng từ đã cho, cho phù hợp đoạn thơ:với đặc điểm thơ bốn chữ:
 Em bước vào đây
 Gió hôm nay lạnh
 Chị đốt than lên
 Cho em ngồi sưởi (cạnh)
 Nây chị lấy chồng
 ở mãi Giang Đông
 Dưới làn mây trắng
 Cách mấy con đò (sông)
Bài 3: Tập làm thơ bốn chữ.
VD: Bạn ấy/ là Linh
 Trông cũng /xinh xinh
 Tính tình/ ngay thẳng 
 Nhưng chẳng/ mất lòng
 Tình bạn/ thêm tăng.
- Khổ thơ bốn dòng, mỗi dòng bốn chữ.
- Nhịp 2/2
- Gieo vần chân: liền (linh- xinh), cách (thẳng – tăng)
D, Củng cố:
- Giáo viên giwois thiệu một số bài, đoạn thơ bốn chữ tiêu biểu cho học sinh tham khảo và học tập cách làm:
 a. Buổi trưa trên đồi
 Có đôi hoàng lan 
 Khe khẽ lay tàn
 Lá biếc đung đưa (“Buổi tưra trên đồi” - Xuân Diệu).
 b) Tiếng hót long lanh
 Nh cành sơng chói 
 Chim ơi chim nói 
 Chuyện chi chuyện chi
 Lòng vui bối rối
 Đòi lên tức thì -(Con chim chiền chiện- - Huy Cận).
- Học sinh đọc thêm một bài thơ đã làm (2 học sinh)
- Giáo viên (Học sinh) đọc các phần thơ đọc thêm – trang 86, 87)
E, hướng dẫn về nhà :
- Tìm hiểu và đọc thêm để hiểu đặc điểm thể thơ 4 chữ.
- Tập sưu tầm, làm thơ bốn chữ.

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6 - TIET 102.doc