I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” (nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết). Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một truyền thời các vua Hùng. Cách giải thcíh của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt.
2. Kĩ năng: Đọc, hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
3. Thái độ: Đề cao lao động và lòng biết ơn đối với trời đất, tổ tiên.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
GV: Tư liệu tham khảo (SGV, Nâng cao NV6, Hệ thống câu hỏi .)
Phương tiện dạy học: tranh ảnh minh hoạ .
HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, nam châm . Đọc các tài liệu tham khảo. Sưu tầm tranh ảnh về cảnh làm bánh đón Tết.
Ngày dạy: ... / 08/2012 Lớp 6 ... TS: ... HS Vắng: ... HS ... Phép Tiết 1: Văn bản: CON RỒNG CHÁU TIÊN (Truyền thuyết) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT (Giúp học sinh): 1. Kiến thức: Nắm được khái niệm thể loại truyền thuyết (nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu). Hiểu được quan niệm của người Việt cổ về nòi giống dân tộc qua truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên (bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm dân gian thời kì dựng nước). Chỉ ra và hiểu được những nét chính về nghệ thuật của truyện. 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết. Nhận ra những sự việc chính của truyện. Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu của truyện. 3. Thái độ: Bồi dưỡng lòng tự hào về nguồn gốc cao quí của dân tộc. Giáo dục ý thức đoàn kết trong cộng đồng. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Tư liệu tham khảo (SGV, Nâng cao NV6, ...) Phương tiện dạy học: phiếu học tập, tranh ảnh minh hoạ... HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, nam châm ... Sưu tầm tranh ảnh về đền Hùng. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Kiểm tra: Chuẩn bị của học sinh (2') 2. Bài mới: Giới thiệu bài (3') Từ bao đời nay, mọi thế hệ người Việt Nam đều tự hào với nguồn gốc cao quí “Con rồng cháu tiên” của mình và truyền thuyết “Con rồng cháu tiên” đã trở thành một phần máu thịt của mỗi con dân đất Việt khiến ai ai cũng thấy tự hào. Điều gì làm nên giá trị đẹp đẽ của câu chuyện? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta cùng tìm hiểu. HĐ1: Đọc văn bản, chú thích (5') Đọc mẫu, gọi HS tập đọc, nhận xét HS đọc khái niệm Truyền thuyết Tr7,NV6,T1 Kiểm tra việc đọc phần giải thích. I/ Đọc văn bản, chú thích * Khái niệm truyền thuyết (Tr7, NV6) HĐ2: Tìm hiểu văn bản (25') Tìm hiểu bố cục Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên gồm ba đoạn, giới hạn? Nêu sự việc chính từng đoạn. Quan sát và đối chiếu với kết quả. Đọc, ghi. Truyền thuyết thường chứa đựng nhiều yếu tố kì ảo, em hiểu thế nào là yếu tố kì ảo? Truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên có những yếu tố kì ảo nào? II/ Tìm hiểu văn bản 1. Bố cục (ba phần) - ... Long Trang -> kết hôn - ... lên đường-> sinh con và chia con - còn lại -> các con trưởng thành - Kì ảo: không có thật, khác thường... + Lạc Long Quân nòi Rồng, phép lạ ... + Âu Cơ đẻ bọc trăm trứng... Những yếu tố kì ảo đó có ý nghĩa gì? - Ý nghĩa: Tô đậm tính chất lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện; thiêng liêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc; tăng sức hấp dẫn. Tìm hiểu nội dung văn bản Trao đổi Tìm chi tiết nói về sự xuất hiện của Lạc Long Quân? Âu Cơ? Những chi tiết đó cho thấy đây là những nhân vật như thế nào? Qua việc kết duyên Lạc Long Quân - Âu Cơ người xưa muốn nói với chúng ta điều gì? Phiếu học tập Việc Âu Cơ sinh con có gì lạ? Sự việc đó có ý nghĩa gì? Liên hệ truyện cổ Đi san mặt đất (Ba Na) Giải thích từ đồng bào: cùng bào thai Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con thành hai hướng ... Tại sao như vậy? Quan sát tranh (màn hình) Những hình ảnh trong tranh gợi suy nghĩ gì? (HS bộc lộ, định hướng khuyến khích) 2. Nhân vật và sự việc chính a, Lạc Long Quân & Âu Cơ - Lạc Long Quân: con thần Biển, có phép lạ, sức mạnh vô địch, giúp dân trừ yêu quái -> phi thường, anh hùng - Âu Cơ: Con Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần, yêu thiên nhiên, ... * Mối tình Lạc Long Quân - Âu Cơ là sự hoà hợp những vẻ đẹp của Thần Tiên -> Lòng tôn kính và tự hào về nguồn gốc thiêng liêng, cao quý ... b, Âu Cơ sinh con - Bọc trăm trứng, ... -> nguồn gốc của người Việt. - Chia con lên rừng (quê mẹ), xuống biển (quê cha) -> mở đất và giữ đất. c, Sự trưởng thành: nối nhau làm vua, hiệu Hùng Vương, lập nước Văn Lang Tìm hiểu ý nghĩa văn bản Thảo luận nhóm, trình bày miệng, ghi Em hiểu gì về dân tộc ta qua truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên? Câu chuyện về nguồn gốc dân tộc đã bồi đắp cho em những tình cảm nào? Em biết những sự thật lịch sử nào có liên quan đến truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên? Đọc ghi nhớ (SGK trang 8) 2. Ý nghĩa văn bản - Đề cao, ca ngợi, tôn vinh nguồn gốc thiêng liêng, cao quí; Ý nguyện đoàn kết, gắn bó; thống nhất, bền vững của dân tộc. - Thời đại các vua Hùng, đền thờ vua Hùng, giỗ tổ Hùng vương... Ghi nhớ 3. Củng cố: (2') Tóm tắt nội dung và ý nghĩa của truyện? Đọc lại ghi nhớ, đọc bài đọc thêm T 8, 9 4. Hướng dẫn tự học (3'): Đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện. Kể lại được truyện. Thuộc ghi nhớ. Sưu tầm một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt ... Làm bài tập luyện, chuẩn bị bài tiết 2 **************"************** Ngày dạy: ... / 08/2012 Lớp 6 ... TS: ... HS Vắng: ... HS ... Phép Tiết 2: Truyền thuyết: BÁNH CHƯNG BÁNH GIÀY (Tự học có hướng dẫn) I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp học sinh: 1. Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” (nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết). Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một truyền thời các vua Hùng. Cách giải thcíh của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hóa của người Việt. 2. Kĩ năng: Đọc, hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. Nhận ra những sự việc chính trong truyện. 3. Thái độ: Đề cao lao động và lòng biết ơn đối với trời đất, tổ tiên. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Tư liệu tham khảo (SGV, Nâng cao NV6, Hệ thống câu hỏi ...) Phương tiện dạy học: tranh ảnh minh hoạ ... HS: Bài soạn, bảng nhóm, phấn màu, nam châm ... Đọc các tài liệu tham khảo. Sưu tầm tranh ảnh về cảnh làm bánh đón Tết. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Kiểm tra: (3') Thế nào là truyền thuyết? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên? 2. Bài mới: Giới thiệu bài (2') Vào dịp tết, mỗi dân tộc trên thế giới đều có những món ăn đặc sắc. Người Nhật có mì ống, bánh quy; mì ống tượng trưng cho tuổi thọ, bánh quy nói lên sự giàu có. Dân tộc ta, nếu thiếu bánh chưng bánh giầy (miền Bắc), bánh tét (miền Nam) thì thiếu hẳn hương vị ngày tết. Vì sao vậy? Hai loại bánh ấy có ý nghĩa gì? Bài học sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều ấy. HĐ1: Đọc văn bản, chú thích (15') Đọc mẫu, gọi HS đọc, nhận xét. HS đọc lại từng phần, tìm ý? Kiểm tra việc đọc phần giải thích. I/ Đọc văn bản, chú thích HĐ2: Tìm hiểu văn bản (15') HS đọc và tìm hiểu câu hỏi 1 Thảo luận Vua chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Vua muốn chọn một người thế nào để nối ngôi? Để chọn được người như vậy, vua đã làm gì? Chọn băng giấy ghi câu trả lời đúng gắn lên bảng, hoàn thành nội dung từng phần. HS tự ghi (...) vào vở theo hướng dẫn. (Gợi ý HS tìm thêm một số truyện có cách thức tìm người tài giỏi bằng cách giải đố...) Hoạt động nhóm: Cách lựa chọn ... có gì giống và khác với việc truyền ngôi truyền thống? II/ Tìm hiểu văn bản * Nhân vật và sự việc chính: 1. Vua Hùng chọn người nối ngôi - Hoàn cảnh: (...) - Người được chọn có phẩm chất: (...) Cách chọn: (...) => Chú trọng tài năng. Thể hiện sự sáng suốt và tinh thần bình đẳng. HS đọc và trả lời câu hỏi 2 Thảo luận Theo em vì sao trong những con trai của vua Hùng chỉ có Lang Liêu được thần giúp? Đại diện nhóm trình bày, GV tóm tắt ý đúng. HS quan sát bảng phụ, đối chiếu và ghi bài. 2. Lang Liêu và Bánh chưng, bánh giầy - Lang Liêu được thần giúp đỡ -> chi tiết tưởng tượng. + Tài năng + Thông minh + Hiếu thảo + Biết trân trọng lao động Tìm chi tiết trong SGK và trả lời Hai thứ bánh Lang Liêu làm để dâng vua cha nhân ngày lễ Tiên vương có đặc điểm gì? Quan sát tranh, Thảo luận Việc vua Hùng đã chọn hai thứ bánh của Lang Liêu để tế Trời, Đất và chọn Lang Liêu để nối ngôi vua có xứng đáng không? Vì sao? (Hướng dẫn và khuyến khích HS thảo luận từng nội dung); Ghi tóm tắt. Câu chuyện được kể như thế nào? - Bánh chưng, bánh giầy + Hình dáng: (...) Thực tế (...) + Ý nghĩa: Sâu xa (...) * Hai thứ bánh là sản vật của nghề nông: hợp ý vua, xứng đáng làm lễ vật cúng Tiên vương. Lang Liêu xứng đáng nối ngôi vua. -> ca ngợi thành tựu văn minh nông nghiệp * Chuyện kể theo trình tự thời gian (lối kể chuyện dân gian) Tìm hiểu ý nghĩa của truyền thuyết Thảo luận, ghi bảng nhóm Qua truyền thuyết này, em hiểu thêm điều gì? Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ xung, kết luận. Đánh giá kết quả từng nhóm. HS ghi bài. Đọc và ghi ghi nhớ * Ý nghĩa của truyền thuyết - Giải thích nguồn gốc sự vật Con người lao động - Suy tôn: thành quả lao động nghề nông Ghi nhớ HĐ3: Hướng dẫn luyện tập (5') HS đọc và thực hiện phần luyện tập (SGK) III/ Luyện tập 3. Củng cố: - Khái quát nội dung bài học - Đọc ghi nhớ 4. Hướng dẫn tự học - Đọc kĩ truyện nhớ những sự việc chính, thuộc ghi nhớ - Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta xưa trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giày - Chuẩn bị bài tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt **************"************** Ngày dạy: ... / 08/2012 Lớp 6 ... TS: ... HS Vắng: ... HS ... Phép Tiết 3 TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT (Giúp học sinh): 1. Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo từ (đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt); định nghĩa từ đơn, từ phức; các loại từ phức. 2. Kĩ năng: Nhận biết, phân biệt: từ và tiếng; từ đơn, từ phức; từ ghép, từ láy; phân tích được cấu tạo từ; vận dụng đúng từ trong giao tiếp. 3. Thái độ: Có ý thức trau dồi ngôn ngữ dân tộc. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Đọc tài liệu liên quan, bảng phụ, phấn màu, soạn bài. HS: Xem kỹ lại kiến thức về từ ở bậc Tiểu học. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Kiểm tra: Chuẩn bị của học sinh (3') 2. Bài mới: Giới thiệu bài (2') Ở bậc tiểu học các em đã làm quen với từ tiếng Việt và cách cấu tạo của chúng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ tiếng Việt. HĐ1: Tìm hiểu khái niệm (10') Lập danh sách tiếng và từ Quan sát ví dụ (SGK T13), đọc và thực hiện mục 1 (tìm số từ, số tiếng, nhận xét) Phân tích đặc điểm, xác định đơn vị cấu tạo từ Quan sát kết quả (1), trả lời các câu hỏi gợi ý ở mục 2 bằng cách chọn và gắn đúng từ (cụm từ) vào dấu ... (từ, câu, tiếng) Nhận xét, hoàn chỉnh kết quả Quan sát kết quả đúng, đối chiếu, kết luận, ghi Đọc và thuộc ghi nhớ (SGK T13) I/ Từ là gì 1. Lập danh sách từ và tiếng - Có 9 từ (...) - Có 12 tiếng (...) 2. Phân biệt từ và tiếng - Tiếng dùng để tạo ... - Từ dùng để tạo... - Khi một ... có thể dùng để tạo câu ... đó trở thành ... Ghi nhớ HĐ2: Phân loại từ (10') Đọc và thực hiện mục 1, ghi bảng nhóm Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ xung chọn kết quả đúng nhất cho điểm HS ghi bài, làm bài tập 1 T14 Căn cứ vào kết quả mục (1), trả lời câu hỏi mục 2, bổ xung, hoàn chỉnh, kết luận Đọc ghi nhớ (T14) II/ Từ đơn và từ phức - Các từ đơn: (...) - Các từ phức: (...) + Từ phức có quan hệ láy âm (từ láy) + Từ có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa (từ ghép) Ghi nhớ Luyện tập (10') Đọc và trình bày miệng bài tập 2 T14 (gợi ý vị trí trước sau của các tiếng) Nhận xét, kết luận, ghi bài III/ Luyện tập Bài tập 2 Đọc và làm bài tập 3 theo nhóm (tìm được ít nhất mỗi loại 5 từ) Cho điểm các nhóm có kết quả nhanh và đúng, trình bày sạch đẹp Bài tập 3 - Tên bánh: bánh + x + Bánh + cách chế biến: + Bánh + chất liệu...: + Bánh + hình dáng: + Bánh + tính chất: 3. Củng cố: (3') Nhắc lại các nội dung đã học Đọc lại các ghi nhớ T13, 14 4. Hướng dẫn tự học: (2'): Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thành các bài tập 4, 5 T15; tìm từ ghép miêu tả mức độ, kích thước của một số đồ vật (to tướng, nhỏ tí, ...) Chuẩn bị bài tiết 4 **************"************** Ngày dạy: ... / 08/2012 Lớp 6 ... TS: ... HS Vắng: ... HS ... Phép Tiết 4: GIAO TIẾP, VĂN BẢN VÀ PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: (Giúp học sinh) 1. Kiến thức: Huy động kiến thức của HS về các loại văn bản đã biết. Bước đầu hiểu biết rõ hơn về giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt (hiểu sơ giản về truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn từ ...); nắm được mục đích giao tiếp, kiểu văn bản và các phương thức biểu đạt (sự chi phối của mục đích giao trong việc lựa chọn phương thức biểu đạt để tạo lập văn bản). Bước đầu nhận biết các kiểu văn bản khác nhau. 2. Kĩ năng: Bước đầu nhận biết về việc lựa chọn phương thức biểu đạt phù hợp với mục đích giao tiếp; nhận ra được kiểu văn bản căn cứ vào phương thức biểu đạt; nhận ra tác dụng của việc lựa chọn phương thức biểu đạt ở một văn bản cụ thể. 3. Thái độ: Xây dựng thái độ nghiêm túc, khoa học trong việc học ngữ văn. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: GV: Tư liệu tham khảo (SGV, Nâng cao NV6, sách Bài tập NV6 ...) Chuẩn bị một số văn bản khác nhau: công văn, bài báo, hoá đơn. HS: Đọc và chuẩn bị kỹ bài, bảng nhóm, phấn màu, nam châm ... III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1. Kiểm tra (2'): Chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới: (3'): HS quan sát một số VB HĐ1: văn bản và mục đích giao tiếp (10') Lần lượt hướng dẫn trả lời các câu hỏi 1a,b Thảo luận, nhận xét, Lựa chọn từ đúng đặt vào sau dấu ... (; ; ) Kết luận, ghi tóm tắt Tìm hiểu câu 1c Đọc câu ca dao, trao đổi để làm rõ hơn về văn bản và mục đích giao tiếp. Nội dung của câu ca dao? Yếu tố nào đã liên kết hai câu lại với nhau để tạo thành một văn bản? Mạch lạc của câu ca dao thể hiện như thế nào? I/ Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt 1. Văn bản và mục đích giao tiếp a, Có thể biểu đạt (truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng tình cảm) bằng nói hoặc viết (phương tiện ngôn từ) -> giao tiếp b, Cần phải nói hoặc viết có có đầu, có đuôi (mạch lạc) => tạo lập văn bản c, Là một văn bản gồm hai câu - Nội dung: Lời khuyên... - Yếu tố liên kết: vần - Câu sau giải thích rõ ý câu trước -> mạch lạc HĐ2: Mở rộng (5') Thực hiện nhiệm vụ nêu ở ý d. Tích hợp với phần tìm hiểu bài. (bảng phụ ý d) Hoạt động nhóm Thực hiện ý đ,e (tương tự d); ghi bảng nhóm; đại diện nhóm trình bày, nghe và giải đáp ý kiến phản hồi. GV đánh giá, kết luận, HD ghi bài. Chuyển ý, ghi mục 2 d, Là một văn bản nói vì biểu đạt một nội dung thống nhất, trọn vẹn bằng một hình thức hoàn chỉnh (người nghe hiểu được) nhằm thể hiện chủ đề đ, Là một văn bản viết vì ... e, Đều là văn bản vì ... HĐ3: Kiểu văn bản, phương thức ... (10') GV nêu tên kiểu văn bản, nêu khái niệm phương thức biểu đạt, ví dụ minh hoạ cụ thể... HS quan sát một số văn bản (đã chuẩn bị) Thảo luận nhóm, nhận dạng loại văn bản và phương thức biểu đạt theo yêu cầu của GV. Nhận phiếu học tập, điền nội dung thích hợp vào ô để trống (ví dụ) Gọi HS trình bày kết quả, thu phiếu GV đánh giá kết quả từng nhóm 2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt của văn bản - 6 kiểu văn bản - Phương thức biểu đạt (cách thức trình bày nội dung văn bản) HĐ4: Trò chơi Ai nhanh hơn (5') Nhận dạng kiểu văn bản, phương thức biểu đạt Trình bày, nhận xét, kết luận Quan sát bảng phụ ghi kết quả đúng, đối chiếu, tự đánh giá kết quả. GV đánh giá, cho điểm từng nhóm Đọc ghi nhớ T 17 Bài tập - Trình bày ý muốn... (hành chính, ...) - Trình bày diễn biến SV (tự sự) - Tái hiện trạng thái sự việc (miêu tả) - Giới thiệu... (thuyết minh) - Bày tỏ tình cảm... (biểu cảm) - Nêu ý kiến ... (nghị luận) Ghi nhớ Hướng dẫn luyện tập (10') Làm bài tập 1 theo bàn: Nêu tên các kiểu văn bản trên giấy A0. Trình bày, nhận xét, kết luận. GV đánh giá, cho điểm từng nhóm. Bài tập 2: Xác định kiểu văn bản, phương thức biểu đạt ... Thảo luận chung trước lớp GV kết luận, đánh giá, cho điểm HS có ý kiến đúng, trình bày tốt. II/ Luyện tập Bài tập 1 Nhận biết các phương thức biểu đạt (tự sự, miêu tả, nghị luận,biểu cảm, thuyết minh) Bài tập 2 - Tự sự - Vì văn bản trình bày diễn biến các sự việc 3. Củng cố HS khái quát các nội dung bài học Đọc lại ghi nhớ 4. Hướng dẫn tự học: Học bài, thuộc ghi nhớ. Tìm VD cho mỗi phương thức biểu đạt, kiểu văn bản. Xác định phương thức biểu đạt của các kiểu văn bản đã học. Chuẩn bị bài tiết 5 (tuần 2) Ngày tháng năm 2012 Kiểm tra của tổ chuyên môn
Tài liệu đính kèm: