? Em có cảm nhận gì về Bác qua việc Người học hỏi tinh hoa văn hoá nhân loại (là người ham học, ham hiểu biết, cần cù, chịu khó.) à đó cũng là đức tính cần thiết cho những ai muốn thành công, muốn nâng cao tầm hiểu biết của mình.
? Điều đặc biệt trong sự tiếp thu văn hoá nhân loại? Người tiếp thu như thế nào?
(không chịu ảnh hưởng một cách thụ động; tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán hạn chế tiêu cực. Tiếp thu dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc)
? Sự kết hợp truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại đã tạo nên đặc điểm gì trong phong cách Hồ Chí Minh ? Yếu tố nào quyết định.
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? (kể và nhận xét)
à Giáo viên liên hệ thực tế.
*Cho Học sinh quan sát kênh hình, SGK ? Cho biết đó là hình ảnh gì?
? Là một vị Chủ tịch nước Bác ở trong một ngôi nhà sàn đơn sơ, em hãy thử so sánh với nơi ở của một ông vua thế giới cổ tích hoặc với một vị Thủ tướng mà em biết. Em có nhận xét gì? (Bác sống vô cùng giản dị).
? Chúng ta đã học văn bản nào cũng nói đến đức tính giản dị của Bác. (Đức tính . Hồ - Phạm Văn Đồng)
? Bác sống giản dị và thanh cao, hãy tìm những chi tiết trong văn bản để chứng minh điều đó.
Tiết 1-2 Ngày soạn: 12/8/2011 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH A- Mục độ cần đạt: Giúp học sinh: Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụngcó sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. B. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng 1. Kiến thức. - Một số biểu hiện của phong cách HCM trong đời sống và trong sinh hoạt. - Ý nghĩa của phong cách HCM trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể 2.Kĩ năng - Nắm bắt được nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa dân tộc. - Vận dụng các bện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống. C- Chuẩn bị: Giáo viên : SGK, SGV,GIÁO ÁN. Học sinh : chuẩn bị một câu chuyện về Bác, tranh ảnh về Bác. D- Tiến trình tổ chức hoạt động: 1/ Ổn định lớp: 2/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài của học sinh. 3 Bài mới. HĐ1/ KHỞI ĐỘNG * Giới thiệu bài mới Mục tiêu: tạo tâm thế, định hướng chú ý cho hsinh Phương pháp: thuyết trình Thời gian 3 phút Hồ Chí Minh không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là một danh nhân văn hoá thế giới. Vậy em hãy trình bày những hiểu biết của mình về cuộc đời và sự nghiệp của lãnh tụ Hồ Chí Minh? (Học sinh trả lời). Về văn hoá, Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ lớn: hãy liệt kê những tác phẩm của Bác mà em đã học? (hs trả lời). Và vẻ đẹp trong con người Bác đã tạo nên một phong cách đặc trưng , đó là phong cách Hồ Chí Minh. Vậy phong cách Hồ Chí Minh như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong một văn bản nghị luận của Anh Trà. Hoạt động của giáo viên HĐ của hs Nội dung cần đạt HĐ2/Tìm hiểu chung về văn bản Mục tiêu: HS nắm được xuất xứ, bố cục và phương thức biếu đạt P pháp Vấn đáp thông qua hoạt động tri giác ngôn ngữ Thời gian 7 phút * Hướng dẫn tìm hiểu tác giả, tác phẩm *Hướng dẫn đọc: Giọng chậm rãi , ấm áp, tình cảm 1- đọc và*- Giáo viên hướng dẫn đọc: giọng rõ ràng chú thích - Giáo viên đọc mẫu 1 đoạn - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các chú thích: 3, 4, 8, 9, 10, 12 *Hướng dẫn tìm bố cục 1. Từ đầu....rất hiện đại 2. Tiếp theo.....hạ tắm ao 3 / Còn lại HĐ3- Hướng dẫn HS tìm hiểu chi tiết văn bản Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung vấn đề đặt ra trong văn bản P pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích cắt nghĩa, nêu và giải quyết vấn đề, so sánh đối chiếu Thời gian 65 phút ? Hãy cho biết luận điểm của văn bản này? Để làm sáng tỏ luận điểm đã nêu tác giả Lê Anh Trà đã lấy những luận điểm nhỏ nào ? (từ đầu đến rất hiện đại một lối sống, một phong cách rất Việt Nam, rất hiện đại. Đoạn còn lại: Lối sgiản *Gọi Học sinh đọc đoạn 1 ? Trong cuộc đời hoạt động đầy gian nan vất vã, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu vốn tri thức của tinh hoa văn hoá nhân loại sâu rộng như thế nào? ? Vì sao người lại có vốn tri thức sâu rộng như vậy? (vì nắm vững ngôn ngữ của các nước; qua công việc, qua lao động mà học hỏi; luôn học hỏi tìm hiểu đến mức khá uyên thâm). ? Em có cảm nhận gì về Bác qua việc Người học hỏi tinh hoa văn hoá nhân loại (là người ham học, ham hiểu biết, cần cù, chịu khó...) à đó cũng là đức tính cần thiết cho những ai muốn thành công, muốn nâng cao tầm hiểu biết của mình. ? Điều đặc biệt trong sự tiếp thu văn hoá nhân loại? Người tiếp thu như thế nào? (không chịu ảnh hưởng một cách thụ động; tiếp thu cái đẹp, cái hay, phê phán hạn chế tiêu cực. Tiếp thu dựa trên nền tảng văn hóa dân tộc) ? Sự kết hợp truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại đã tạo nên đặc điểm gì trong phong cách Hồ Chí Minh ? Yếu tố nào quyết định. ? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì? (kể và nhận xét) à Giáo viên liên hệ thực tế. *Cho Học sinh quan sát kênh hình, SGK ? Cho biết đó là hình ảnh gì? ? Là một vị Chủ tịch nước Bác ở trong một ngôi nhà sàn đơn sơ, em hãy thử so sánh với nơi ở của một ông vua thế giới cổ tích hoặc với một vị Thủ tướng mà em biết. Em có nhận xét gì? (Bác sống vô cùng giản dị). ? Chúng ta đã học văn bản nào cũng nói đến đức tính giản dị của Bác. (Đức tính .... Hồ - Phạm Văn Đồng) ? Bác sống giản dị và thanh cao, hãy tìm những chi tiết trong văn bản để chứng minh điều đó. Giản dị: nơi ở, nơi làm việc, trang phục, ăn uống. Thanh cao: không phải lối sống khắc khổ, không phải tự thần thánh hoá, một cách sống có văn hoá. ? Em hiểu như thế nào về hai câu thơ của NBK (cách sống vui thú ruộng vườn đạm bạc mà thanh cao) ? Lối sống của Bác có tác dụng như thế nào? (đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác). ? Em có nhận xét gì về phương pháp nghị luận trong đoạn 2. (chi tiết, tiêu biểu, nghệ thuật đối lập bình luận) ? Ýnghĩa cao đẹp của phong cách Hồ Chí Minh là gì? *Hành động, lời nói , việc làm của Bác luôn lo nghĩ cho dân cho nước -D chứng: Bài thơ đêm nay Bác không ngủ, di chúc.... * Hoạt động 4: Hệ thống hóa kiến thức đã tìm hiểu qua bài học Mục tiêu: HS kquát kthức Phương pháp: Kquát hóa Thời gian 10 phút ? Hãy cho biết những nét đặc sắc về n thuật của văn bản ? Em học tập được điều gì qua các học tập và rèn luyện của Hồ Chí Minh ? Nêu cảm nhận của em về những nét đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh. lắng nghe đọc tìm hiểu trả lời Trả lời suy nghĩ trả lời trả lời trả lời trả lời trả lời trả lời thảo luận nhóm suy nghĩ trả lời suy nghĩ trả lời suy nghĩ trả lời Đọc đoạn cuối Trả lời Đọc ghi nhớ. I. TÌM HIỂU CHUNG 1/ Tìm hiểu tác giả , tác phẩm Chú thích * 2/ Đọc,giải thích từ ngữ 3/ Bố cục II. Tìm hiểu chi tiết văn bản: 1/ Sự tiếp thụ tinh hoa văn hóa nhân loại của HCM +Đi nhiều nơi,tiếp xúc nhiều, giao tiếp, nói thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc. + Học hỏi qua lao động, làm nhiều nghề + Tìm hiểu sâu sắc,học hỏi đến mức uyên thâm, tiếp thu cái hay cái đẹp của quốc tế đã nhào nặn với cái gốc văn hoá VN. 2/ Phong cách sống và làm việc của Người - Nơi ở và làm việc: nhà sàn, vài phòng nhỏ vừa tiếp khách vừa làm việc và họp Bộ chính trị -> đơn sơ - Trang phục: Áo bà ba nâu, dép lốp.. -> giản dị - Ăn uống: cá kho, rau luộc, cháo hoa.. -> đạm bạc * Phong cách sống của Bác giản dị mà thanh cao là sự kế thừa và phát huy nét đẹp của văn hoá VN( rất mới , rất hiện đại 3/Ý nghĩa việc học tập và rèn luyện theo phong cách Hồ Chí Minh Phải hội nhập với khu vực và thế giới, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. III.TỔNG KẾT Hoạt động 5 : Củng cố: Mục tiêu: .Khắc sâu về mục đích và cách thức tóm tắt văn bản tự sự. Phương pháp: khái quát hóa Tthời gian 5 phút Văn bản đặt ra vấn đề hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Hoạt động 6 : Dặn dò: Thời gian : 3 phút - Tìm đọc một số mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Bác. - Tìm hiểu nghĩa một số từ HV trong đoạn trích. Soạn bài : Các phương châm hội thoại
Tài liệu đính kèm: