Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010 - Hay

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010 - Hay

I. Mục tiêu.

1. Kiến thức: Củng cố thêm kiến thức về truyền thuyết. Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện.

2. Kỹ năng: Đọc, kể truyện dân gian.

3. Thái độ: Giáo dục HS lòng biết ơn và quý trọng thành quả lao động. Yêu thích văn học dân gian.

II. Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: SGK+ giáo án + Tranh làm bánh trưng.

 2. Học sinh: Bài soạn+ SGK

III. Tiến trình tổ chức dạy học.

1. Ổn định tổ chức( 1')

 Lớp 6A:.Vắng .

2. Kiểm tra (5')

* CH: Nêu nội dung, ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên?

* ĐA: ( Ghi nhớ sgk- tr8)

3. Bài mới.

 

doc 150 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 491Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Năm học 2009-2010 - Hay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy
Lớp 6A:/ 8/ 09. 
Tiết1
Văn bản: . Con rồng cháu tiên
 ( Truyền thuyết)
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Thông qua bài học
- Giúp h/s bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện.
2. Kỹ năng: Tóm tắt kể được câu truyện.
3. Thái độ: Yêu thích thể loại văn học dân gian.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: SGK+ Giáo án+ Tranh con rồng cháu tiên. 
2. Học sinh: Vở ghi+ SGK+ bài soạn.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
 Lớp 6A:....................Vắng..
2. Kiểm tra (5')
 - GV kiểm tra vở bài soạn và nội dung soạn bài của h/s.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1: Giới thiệu bài 
- Lòng yêu nước, thương nòi của người VN nảy nở rất sớm. Từ xa xưa người Việt Nam ta đã tự hào mình là dòng giống tiên rồng. Truyện con rồng cháu tiên sẽ nói lên điều đó ( hs quan sát tranh)
*Hoạt động 2: Đọc và tìm hiểu chú thích.
- GVhướng dẫn cách đọc: Đọc chậm, diễn cảm, thay đổi giọng phù hợp với nhân vật.
- GV đọc -> h/s đọc -> nhận xét.
- HS đọc chú thích ( tr7/ sgk)
- CH: Truyện được gắn với thời đại lịch sử nào của dân tộc? Truyện có hấp dẫn không? vì sao?
- HS nêu ý kiến-> gv nhận xét, bổ xung.
(Truyện được gọi là truyền thuyết.) - CH: Vậy em hiểu truyền thuyết là gì?
- GVđịnh hướng: truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật, sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Truyện thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo, thể hiện thái độ cách đánh giá của nhân dân đối với sự kiện và nhân vật lịch sử
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản 
- CH: Truyện kể về ai? Về việc gì?
GV định hướng ( truyện kể về Lạc Long Quân nòi rồng, kết duyên cùng Âu Cơ nòi tiên)
* HS thảo luận:
 GV nêu vấn đề, nhiệm vụ:
Nhóm1: Nêu nguồn gốc, dáng vẻ và sự nghiệp của Lạc Long Quân
Nhóm2: Nêu nguồn gốc, dáng vẻ và sự nghiệp của Âu Cơ.
+ Hoạt động nhóm
- Thời gian: 5 phút
- Nhiệm vụ: Các nhóm tập trung giải quyết vấn đề.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV nhận xét, thống nhất ý kiến KL.
- H/S đọc phần còn lại.
- CH: Đoạn văn thể hiện nội dung gì?
- CH: Chuyện Âu Cơ sinh nở có gì đặc biệt?
- CH: Em có nhận xét gì về cách sinh nở ấy?
- CH: Tại sao LLQ và AC chia con?
- CH: Em có nhận xét gì về cách giải quyết ấy. Điều đó có ý nghĩa như thế nào? 
- CH: Theo truyện này người Việt Nam là con cháu ai?
( Người VN đề là con cháu vua Hùng thuộc dòng giống cao quý: Rồng - Tiên)
- CH: Đây có phải là những chi tiết có thật không? Nhân dân sáng tạo chi tiết đó nhằm mục đích gì?
- CH: Qua câu truyện nhân dân muốn thể hiện điều gì?
- HS :Đọc mục ghi nhớ/ sgk
- GV: Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi và thể hiện nguyện vọng đoàn kết của người việt.
Hoạt động4. Luyện tập.
- HS tìm các truyện tương tự.
- HS kể diễn cảm câu truyện
- HS đọc bài đọc thêm sgk- tr8
(1')
(10')
(18')
5'
(5')
I. Đọc và tìm hiểu chú thích.
1. Đọc văn bản
2. Chú thích.
II. Tìm hiểu văn bản
1. Cuộc gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ.
a. Nguồn gốc và dáng vẻ.
Lạc Long Quân Âu Cơ 
- Thần -> Nòi rồng ở - Tiên-> Họ thần dưới nước nông, ở trên cạn
-> Khoẻ vô địch, nhiều -> Xinh đẹp tuyệt 
 phép lạ trần.
-> Kỳ lạ, lớn lao, đẹp
 đẽ.
b. Sự nghiệp: 
Lạc Long Quân 
-Trừ yêu, diệt ác
- Dạy dân trồng trọt, chăn nuôi, ăn ở
=> Là vị thần có tài, có đức hết lòng vì dân.
Âu Cơ
 - Giúp dân trồng 
trọt, cấy cày.
2. Việc kết duyên, sinh nở và chia con.
* Cuộc hôn nhân Tiên- Rồng.
-> Sinh bọc trăm trứng- nở thành một trăm người con.
 -> kỳ lạ, khác thường, giàu ý nghĩa.
* Chia con.
 - Long Quân dẫn 50 con xuống biển.
 - Âu Cơ đưa 50 con lên non.
 => Cai quản các phương, mở mang đất nước.
-> Hẹn ước đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
3. Các yếu tố hoang đường, kỳ lạ.
- Tô đậm tính chất kỳ lạ
- Thần kỳ hoá nguồn gốc dân tộc
- Tăng sức hấp dẫn
4. ý nghĩa của truyện.
* Ghi nhớ (sgk- tr 8)
III. Luyện tập.
1. Những truyện tương tự: Kinh và ba na là anh em.
2. Kể diễn cảm truyện.
3. Đọc thêm: sgk- tr8
4. Củng cố( 3 ph)
- Thế nào là truyền thuyết?
- Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là gì? Tìm những chi tiết kỳ ảo trong truyện?
- ý nghĩa của truyện: Con Rồng cháu Tiên?
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
 - Học bài, nắm khái niệm truyền thuyết + học ghi nhớ sgk- tr8
 - Chuẩn bị Van bản: Bánh chưng, bánh giầy 
 * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 __________________________________________________
Ngày dạy
Lớp 6A:/ 8/ 09. 
Tiết 2
Văn bản: Bánh chưng bánh giầy
 ( Tự học có hướng dẫn - Truyền thuyết)
I. Mục tiêu. 
1. Kiến thức: Củng cố thêm kiến thức về truyền thuyết. Hiểu được nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo của truyện.
2. Kỹ năng: Đọc, kể truyện dân gian.
3. Thái độ: Giáo dục HS lòng biết ơn và quý trọng thành quả lao động. Yêu thích văn học dân gian.
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: SGK+ giáo án + Tranh làm bánh trưng.
 2. Học sinh: Bài soạn+ SGK
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
 Lớp 6A:....................Vắng..
2. Kiểm tra (5')
* CH: Nêu nội dung, ý nghĩa truyện con rồng cháu tiên? 
* ĐA: ( Ghi nhớ sgk- tr8)
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. *Hoạt động1:Giới thiệu bài.
 Giới thiệu bài qua tranh làm bánh trưng.
*Hoạt động2: Đọc và tìm hiểu chú thích 
- GV: Hướng dẫn hs cách đọc; chậm rãi, tình cảm, chú ý lời nói của thần trong giấc mộng của Lang Liêu. Giọng âm vang xa vắng. Giọng vua Hùng đĩnh đạc, chắc khoẻ => Gọi hs đọc => Nhận xét cách đọc.
- HS: đọc chú thích sgk- tr11
- Giải thích nghĩa một số từ: Tổ tiên, tiên vương, ghẻ lạnh.
*Hoạt động3: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản 
- CH: Khi về già Vua có nguyện vọng gì?
- CH: Vua chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào?
- CH: ý định, cách thức chọn người nối ngôi như thế nào? ( Không theo tục lệ truyền ngôi từ các đời trước mà chỉ chú trọng tài, trí.)
- CH: Việc các lang đua nhau tìm lễ vật quý thật hậu chứng tỏ điều gì?
( Các lang không hiểu ý Vua, dường như chỉ suy nghĩ theo kiểu thông thường.)
- CH: Lang Liêu khác các Lang khác ở điểm nào? ( Mồ côi mẹ, nghèo, thật thà, chăm việc đồng áng
- CH: Tại sao Lang Liêu lại buồn? ( vì chàng không bày biện được lễ vật như các Lang khác)
- CH: Lang Liêu được thần giúp đỡ như thế nào? Lang Liêu có hiểu ý thần không?
- CH: Lang Liêu đã thực hiện lời thần dạy như thế nào? 
- CH: Ngày lễ tiên vương diễn ra như thế nào?
- CH: Tại sao Vua lại chọn 2 thứ bánh của Lang Liêu đem tế trời đất?
- CH: Câu truyện có ý nghĩa gì?
- HS: Đọc ghi nhớ sgk.
*Hoạt động4: Hướng dẫn luyện tập.
- CH: Đọc truyện em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?
- GV gợi ý cho HS 2 chi tiết:
(1')
(10')
(16')
(5')
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
1. Đọc
2. Chú thích.
II. Hướng dẫn tìm hiểu văn bản.
1. Vua Hùng chọn người nối ngôi
* Hoàn cảnh truyền ngôi:
- Vua đã già, giặc yên, thiên hạ thái bình, các con đông ( 20 người.)
- Tổ chức thi tài ( làm cỗ) để vừa ý vua.
- Tiêu chuẩn: => Không nhất thiết là con trưởng => nối được vị trí vua.
- Hình thức như một câu đố => ý nghĩa đặc biệt.
2. Lang Liêu và 2 thứ bánh.
- Thủa nhỏ: Nhiều thiệt thòi
- Chăm chỉ làm ăn
+ Hiểu ý thần làm ra bánh quý.
=> Là người thông minh, có tài năng, sáng tạo, khéo tay. 
3. Kết quả cuộc thi tài:
- Vua chọn 2 thứ bánh quí của Lang Liêu. 
- Vì nó tượng trưng cho trời, đất, gần gũi với con người.
4. ý nghĩa của truyện
- Giải thích tục làm bánh trưng, bánh giầy
-Tục thờ cúng tổ tiên.
- Đề cao sự sáng tạo trong lao động, đề cao nghề nông.
- Mơ ước vua sáng, tôi hiền, đất nước thái bình, nhân dân ấm no.
*Ghi nhớ(SGK-T12)
III. Luyện tập
- Lang Liêu nằm mộng: => Đề cao hạt gạo là sản phẩm lao động của con người.
- Lời Vua nhận xét về hai loại bánh
4. Củng cố( 3 ph)
- Kể tóm tắt truyện.
- Nội dung và ý nghĩa của văn bản?
- Quan sát tranh và thảo luận nhanh nội dung bức tranh đó?
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Học ghi nhớ + nội dung ghi vở.
- Chuẩn bị bài “ Từ và cấu tạo từ Tiếng Việt”
 * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 _____________________________________________
Ngày dạy
Lớp 6A:/ 8/ 09
Tiết 3
Từ và cấu tạo của từ tiếng việt
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: Giúp hs hiểu được thế nào là từ và cấu tạo của từ tiếngviệt.
+ Khái niệm về từ.
+ Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng)
+ Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng từ để đặt câu.
3. Thái độ: 
 - Vận dụng giải các bài tập/ sgk
II. Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: SGK+ giáo án+ bảng phụ
 2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
 Lớp 6A:....................Vắng..
2. Kiểm tra (5')
* CH: Kể và nêu ý nghĩa của truyền thuyết" Bánh chưng, bánh giầy"
* ĐA: Mục ghi nhớ SGK - 12.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. KN từ là gì? 
- H/S đọc ví dụ sgk - 13 và trả lời câu hỏi:
- CH: Tách các tiếng và các từ trong ví dụ? Tại sao tách như vậy?
( GV gợi ý: Tiếng là do các âm tiết tạo thành phát ra 1 hơi; Từ cũng là các âm tiết tạo thành có thể là 1 tiếng hoặc 2, 3 tiếng.)
- CH: Các đơn vị gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
- CH: Khi nào một tiếng được coi là một từ?
- HS lấy VD.
- CH: Vậy thế nào là từ ?
- H/S đọc ghi nhớ sgk- tr13
*Hoạ ... cổ dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương. Biết kể một số truyện dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương mình.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kể chuyện dân gian, kĩ năng giới thiệu, thuyết minh trò chơi dân gian.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn và phát triển văn học địa phương, tự hào và biết giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc trên địa phương mình sinh sống.
 II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Sưu tầm một số truyện cổ dân gian địa phương; trò chơi dân gian địa phương.
 2. Học sinh: Sưu tầm một số phong tục, sinh hoạt văn hoá ở địa phương; truyện cổ dân gian địa phương, trò chơi dân gian địa phương.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
 Lớp 6A:....................Vắng..
2. Kiểm tra (5')
- Kiểm tra việc sưu tầm của học sinh
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. Học sinh trao đổi nhóm về nội dung đã sưu tầm được.
- Các thành viên trong nhóm trình bày, trao đổi về các vấn đề đã sưu tầm, chuẩn bị ở nhà.
* Hoạt động 2. Học sinh trình bày kết quả sưu tầm trước lớp.
- Học sinh cử đại diện nhóm trình bày miệng câu chuyện dân gian địa phương đã sưu tầm được.
- HS giới thiệu về trò chơi dân gian địa phương (ý nghĩa trò chơi, cách chơi, thể lệ chơi)
(14')
(20')
 I. Trao đổi nhóm:
II. Trình bày kết quả:
1. Kể chuyện dân gian.
2. Giới thiệu trò chơi dân gian.
4. Củng cố( 3 ph)
- GV tổng kết và đánh giá kết quả giờ học:
+ ý thức sưu tầm của học sinh.
+ Những nội dung đã sưu tầm được.
+ Tuyên dương những học sinh có kết quả sưu tầm tốt.
- Lưu ý một số đặc sắc của văn học, văn hoá dân gian địa phương.
+ Truyện dân gian
+ Trò chơi dân gian.
- Rút ra bài học chung khi học tập chương trình Ngữ văn địa phương.
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Viết một bài văn ngắn phát biểu cảm nghĩ của em về văn học dân gian địa phương và một số phong tục văn hoá địa phương.
- Tập kể diễn cảm một số câu chuyện em đã học. Giờ sau hoạt động Ngữ văn thi kể chuyện.
 * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..
Ngày dạy
Lớp 6A:/ / 09. Tiết 70. 
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Kể được câu chuyện mà mình yêu thích có đủ nội dung, bố cục, diễn đạt chôi chảy, tự nhiên.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm trước đông người.
3. Thái độ:
- Lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động về Ngữ văn, từ đó thêm yêu bộ môn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn, kể chuyện.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Đọc tài liệu về một số chuyện dân gian, truyện trung đại, những bài ca dao, những câu tục ngữ Việt Nam.
 2. Học sinh: Tập kể diễn cảm một số câu chuyện 
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
 Lớp 6A:....................Vắng..
2. Kiểm tra.
- Kết hợp trong giờ. 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. Hình thức thi kể truyện.
- GV cho HS thi kể truyện theo chủ đề tự chọn, các thể loại truyện dân gian đã học, truyện em yêu thích.
- GV yêu cầu:
- Tất cả HS trong lớp đều phải tham gia.
- Mỗi HS kể lại một truyện mình tâm đắc nhất bất cứ truyện đó thuộc thể loại nào ( Truyền thuyết, cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện trung đại)
- Lời kể rõ ràng, rành mạch, kể diễn cảm, có ngữ điệu
- Phát âm đúng, tư thế kể đoàng hoàng, tự tin
- Biết mở đầu trước khi kể, biết cảm ơn người nghe khi đã kể xong.
* Hoạt động 2. Thi kể truyện trước nhóm.
- HS lần lượt kể diễn cảm những câu chuyện mà mình yêu thích trước nhóm.
- Các thành viên trong nhóm nhận xét.
- Các tổ bình chọn người có giọng kể hay, xuất sắc tuyên dương trước nhóm và cử đại diện nhóm kể trước tập thể lớp.
* Hoạt động 3. Học sinh kể chuyện trước lớp
- Đại diện các nhóm lên kể trước lớp 
- Lớp nhận xét:
+ Nội dung kể thế nào ?
+ Lời kể diễn cảm chưa ?
+ Phong cách có tự nhiên không ?
- GV nhận xét, cho điểm khuyến khích những câu chuyện kể hay.
(5')
(20')
(14')
I. Hình thức tổ chức.
II. Thi kể chuyện trước nhóm
II. Kể chuyện trước lớp:
4. Củng cố( 3 ph) 
- GV lưu ý cho học sinh cách kể chuyện: Về nội dung, lời kể, phong cách
- Giáo dục học sinh ý thức học tập môn Ngữ văn, phương pháp học tập bộ môn để đạt hiệu quả.
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Tiếp tục tập kể chuyện 
- Sưu tầm ca dao, tục ngữ Việt Nam giờ sau hoạt động Ngữ văn.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy
Lớp 6A:/ / 09. Tiết 71.
Hoạt động Ngữ văn: Thi kể chuyện
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Tiếp tục giúp học sinh kể được câu chuyện mà mình yêu thích có đủ nội dung, bố cục, diễn đạt chôi chảy, tự nhiên.
- Học sinh đọc trước lớp những câu tục ngữ, ca dao do mình sưu tầm. 
2. Kĩ năng:
- Tiếp tục rèn kĩ năng kể chuyện diễn cảm trước đông người.
3. Thái độ:
- Lôi cuốn học sinh tham gia vào các hoạt động về Ngữ văn, từ đó thêm yêu bộ môn, yêu Tiếng Việt, thích làm văn, kể chuyện, sưu tầm môt số thể loại văn học.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Đọc tài liệu về một số chuyện dân gian, truyện hiện đại, những bài ca dao, những câu tục ngữ Việt Nam. 
 2. Học sinh: Tập kể diễn cảm một số câu chuyện, sưu tầm ca dao, tục ngữ Việt Nam
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
 Lớp 6A:....................Vắng..
2. Kiểm tra 
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. Học sinh kể chuyện trước lớp.
 - GV gọi học sinh lên bảng kể những câu chuyện mình yêu thích trước lớp.
- HS khác nhận xét
- GV nhận xét, uốn nắn về nội dung câu chuyện, về ngôn ngữ, giọng điệu, phong cách
* Hoạt động 2. Học sinh trình bày kết quả sưu tầm tục ngữ, ca dao.
- HS trình bày trước nhóm về kết quả sưu tầm của mình
- Mỗi nhóm cử đại diện trình bày trước lớp
- Nhóm khác nhận xét
- GV nhận xét.
(22')
(17')
II. Kể chuyện trước lớp (tiếp)
III. Sưu tầm tục ngữ, ca dao:
4. Củng cố( 3 ph)
- GV hệ thống nội dung bài học qua 2 tiết.
- Nhận xét về ý thức tham gia thi kể chuyện, sưu tầm ca dao, tục ngữ trong hoạt động Ngữ văn. 
5. HD học ở nhà ( 2 ph)
- Tập viết lời kết khác cho một câu chuyện cổ tích hoặc truyền thuyết.
- Ôn tập lại toàn bộ kiến thức Ngữ văn đã học.
 * Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày dạy
Lớp 6A:/ / 09. Tiết 72. 
Trả bài kiểm tra tổng hợp 
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: 
 - Nhận xét đánh giá kết quả toàn diện của học sinh qua bài kiểm tra tổng hợp về: Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn. 
 - Mức độ vận dụng kiến thức đó khi làm bài.
2. Kĩ năng.
 - Trình bày, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
3. Thái độ 
 - Bồi dưỡng học sinh yêu văn học, tích cực học tập bộ môn.
 - Có thái độ học tập đúng đắn và có hướng phấn đấu trong học kì II.
II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: chấm, chữa bài. 
 2. Học sinh: Ôn tập nội dung kiến thức đã học.
III. Tiến trình tổ chức dạy học.
1. ổn định tổ chức( 1') 
 Lớp 6A:....................Vắng..
2. Kiểm tra. Kết hợp khi chữa bài
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
* Hoạt động1. Tìm hiểu đề . 
- Giáo viên đọc lại đề bài 
+ Phần I: Trắc nghiệm khách quan.
+ Phần II: Tự luận.
- CH: Phần TNKQ yêu cầu những nội dung gì?
( Lựa chọn câu trả lời đúng nhất)
- CH: Phần tự luận yêu cầu nội dung gì? 
(Kể một kỉ niệm về thầy, cô giáo mà em nhớ mãi.)
* Hoạt động II: Đáp án bài kiểm tra.
- GV hướng dẫn học sinh trả lời từng câu hỏi
( theo đáp án).
- HS xây dựng dàn ý , trình bày.
- GV nhận xét , bổ sung, kết luận theo đáp án:
* Hoạt động III : Trả bài.
- HS đọc lại bài, kiểm tra phần đáp án nhận biết đúng sai từng phần.
* Hoạt động 4: Nhận xét.
- GV nhận xét chung, cụ thể từng bài để học sinh nắm được những ưu, nhược điểm của bài viết.
1. Phần TNKQ.
-Thực hiện tốt phầnTNKQ, trình bày sạch sẽ.
 - Một số bài còn tẩy xóa, chọn phương án trả lời chưa chính xác.
2. Tự luận:
- Đa số các em nắm được phương pháp làm bài văn tự sự , bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, biết lựa chọn chi tiết tiêu biểu, trình bày khoa học, bài viết có cảm xúc. Bài em: Bảo, Chín, Học, Hường
- Một số bài còn sơ sài, sai nhiều lỗi chính tả, mắc lỗi lặp, diễn đạt, dấu câu, chữ viết cẩu thả. Bài em:Nông ánh, Linh, Mai... 
(5’)
(15’)
( 7’) 
(10’)
 I. Đề - tìm hiểu yêu cầu đề .
II. Đáp án :
Phần I : TNKQ( 3 điểm)
Câu 1- B Câu 4- B Câu 2- A Câu 5- C
Câu 3- C Câu 6- C
Câu 7 : Thứ tự điền: Cầm cây đàn, cất lên.
Câu 8: Nối 1- d ; 2- e ; 
 3- a ; 4- c.
Phần II : Tự luận( 7 điểm)
1. Mở bài. ( 1 điểm)
- Giới thiệu về thầy giáo hoặc cô giáo mà em quý mến. ( Tên, tuổi, chỗ ở...)
2. Thân bài. ( 5 điểm)
 - Hình dáng, giọng nói, tính tình, cử chỉ.
- Kể về kỉ niệm gây ấn tượng nhất cho em.
- Nêu cảm xúc, suy nghĩ của em về thầy, cô giáo.
3. Kết bài. ( 1 điểm)
 - Khẳng định tình cảm của em về thầy, cô giáo.
III. Trả bài.
IV. Nhận xét :
1. Ưu điểm.
2. Nhược điểm.
4. Củng cố( 3 ph)
 - GV gọi điểm, thu bài kiểm tra.
 - Phương hướng phấn đấu học kỳ II
5. Hướng dẫn về nhà (2’)
 - Ôn kỹ lại nội dung bài đã học.
 - Chuẩn bị bài sau: Bài học đường đời đầu tiên.
* Những lưu ý, kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy.
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 6 cn cc.doc