Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ 1 - Trường THCS Tuôn Đạo

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ 1 - Trường THCS Tuôn Đạo

TIẾT 1,2 : CON RỒNG, CHÁU TIÊN

BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY

NGÀY SOẠN :

NGÀY DẠY :

A. MỤC TIÊU :

 - Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết : Con rồng, cháu tiên và Bánh chưng, bánh giầy.

- Hiểu ra và hiểu được những ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của hai truyện.

- Kể được hai truyện.

 B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

- Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ,

- Học sinh: Soạn bài.

 C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài Mới :

 VĂN BẢN: CON RỒNG, CHÁU TIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS NỘI DUNG

- GV kiểm tra bài soạn của học sinh, giới thiệu bài mới.

Nội dung, ý nghĩa của truyện con Rồng cháu Tiên là gì? Vì sao dân gian ta qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này?

Hoạt động 1:

- GV đọc diễn cảm một đoạn của văn bản.

- Có thể tạm phân truyện thành 3 đoạn, yêu cầu 3 học sinh đọc.

- Học sinh đọc

- GV nhận xét gắn gọn và góp ý. Mỗi đoạn nên chọn một chỗ để sửa cách đọc cho học sinh.

- Phần chú thích có thể tách riêng hoặc tiến hành khi học sinh đọc từng đoạn

- GV hướng dẫn học sinh nắm được mấy ý quan trọng trong định nghĩa.

- Học sinh nghe.

Hoạt động 2:

GV tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ lớn lao, phi thường về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

- GV : Những chi tiết nào thể hiện hành động của Lạc Long Quân phi thường?

- GV : Từ việc tìm những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, em hiểu thế nào là những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo?

 Hãy nói rõ vai trò của chúng trong truyện ?

- GV : Việc kết duyên của Long Quân và Âu Cơ và việc Âu Cơ sinh nở có gì lạ? Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?

- Học sinh thảo luận ở lớp : Truyện Con Rồng, Cháu Tiên có ý nghĩa gì? Nhằm giải thích điều gì?

- Chi tiết cái bọc trăm trứng khẳng định điều gì?

- Học sinh đọc lại lời hẹn của Long Quân, thể hiện ý nguyện gì của người xưa?

- Đến đây có thể giải thích từ “Đồng Bào”

- GV hướng dẫn đọc: Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa của truyện.

Hoạt động 3

- Học sinh đọc phần ghi nhớ

- Học sinh học thuộc lòng phần ghi nhớ.

- GV : Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.

Bài tập về nhà :

Câu 2,4,5 ( trang 3) * Giới thiệu bài: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người còn ưa thích”.

I. Đọc :

1. Đọc văn bản:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “ Long Trang”

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “ lên đường”

- Đoạn 3: Phần còn lại.

2. Tìm hiểu chú thích:

- Định nghĩa truyền thuyết.

- Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

- Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.

II. Tìm hiểu văn bản :

1. Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ:

+ Về nguồn gốc và hình dạng :

- Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “ Thần”. Long Quân là thần nòi rồng, Âu Cơ thuộc dòng tiên.

- Long Quân sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ”, Âu Cơ “ xinh đẹp tuyệt trần”.

+ Về sự nghiệp mở nước :

- Long Quân giúp dân diệt trừ những loài yêu quái để ổn định cuộc sống, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi, ăn ở.

+ Về chuyện sinh nở : cái bọc trăm trứng.

+ Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo : được hiểu là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.

+ Vai trò của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện :

- Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.

- Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.

- Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.

+ Học sinh thảo luận, trả lời:

- Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo thể hiện ở chuyện Âu Cơ sinh nở cái bọc trăm trứng.

- Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con để cai quản và gây dựng đất nước

- Người Việt là Con Rồng, Cháu Tiên.

2. Ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên:

+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời người Việt tin vào tính xác thực của những điều “truyền thuyết” về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, giòng giống Tiên Rồng rất cao quý, linh thiêng của mình.

+ Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay nước ngoài đều có chung cội nguồn, đều là con mẹ Âu Cơ ( đồng bào – cùng một bọc ) , vì vậy phải thương yêu, đoàn kết.

 Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần dân tộc.

III. Ghi nhớ : - SGK trang 8

IV. Luyện tập : Học sinh trả lời câu hỏi phần luyện tập.

Câu 1: Truyện “Quả trứng nở ra trăm con người” – Dân tộc Mường, Truyện “ Quả bầu mẹ” – Dân tộc Khơmú

Câu 2: Học sinh kể lại chuyện Con Rồng, Cháu Tiên với những yêu cầu sau:

+ Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.

+ Cố gắng dùng lời văn ( nói) của mình để kể.

+ Kể diễn cảm.

 

doc 162 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 641Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Học kỳ 1 - Trường THCS Tuôn Đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 : Bài 1
Tiết 1,2 : Con Rồng, cháu Tiên
 Bánh chưng, bánh giầy
 Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng việt
 Tiết 4: Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt
Tiết 1,2 : Con Rồng, cháu Tiên
Bánh chưng, bánh giầy
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Mục tiêu :
 - Hiểu định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của hai truyền thuyết : Con rồng, cháu tiên và Bánh chưng, bánh giầy.
Hiểu ra và hiểu được những ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo của hai truyện.
Kể được hai truyện.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, 
Học sinh: Soạn bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài Mới : 
 Văn bản: Con Rồng, Cháu Tiên
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
Gv kiểm tra bài soạn của học sinh, giới thiệu bài mới.
Nội dung, ý nghĩa của truyện con Rồng cháu Tiên là gì? Vì sao dân gian ta qua bao đời, rất tự hào và yêu thích câu chuyện này?
Hoạt động 1:
GV đọc diễn cảm một đoạn của văn bản.
Có thể tạm phân truyện thành 3 đoạn, yêu cầu 3 học sinh đọc.
Học sinh đọc
GV nhận xét gắn gọn và góp ý. Mỗi đoạn nên chọn một chỗ để sửa cách đọc cho học sinh.
Phần chú thích có thể tách riêng hoặc tiến hành khi học sinh đọc từng đoạn
GV hướng dẫn học sinh nắm được mấy ý quan trọng trong định nghĩa.
Học sinh nghe.
Hoạt động 2:
GV tìm những chi tiết trong truyện thể hiện tính chất kỳ lạ lớn lao, phi thường về nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân và Âu Cơ.
GV : Những chi tiết nào thể hiện hành động của Lạc Long Quân phi thường?
GV : Từ việc tìm những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo, em hiểu thế nào là những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo?
 Hãy nói rõ vai trò của chúng trong truyện ?
GV : Việc kết duyên của Long Quân và Âu Cơ và việc Âu Cơ sinh nở có gì lạ? Long Quân và Âu Cơ chia con như thế nào và để làm gì? Theo truyện này thì người Việt là con cháu của ai?
Học sinh thảo luận ở lớp : Truyện Con Rồng, Cháu Tiên có ý nghĩa gì? Nhằm giải thích điều gì?
Chi tiết cái bọc trăm trứng khẳng định điều gì?
Học sinh đọc lại lời hẹn của Long Quân, thể hiện ý nguyện gì của người xưa?
Đến đây có thể giải thích từ “Đồng Bào”
GV hướng dẫn đọc: Đọc thêm để hiểu đầy đủ ý nghĩa của truyện.
Hoạt động 3
Học sinh đọc phần ghi nhớ
Học sinh học thuộc lòng phần ghi nhớ.
GV : Sự giống nhau ấy khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hoá giữa các tộc người trên đất nước ta.
Bài tập về nhà :
Câu 2,4,5 ( trang 3)
* Giới thiệu bài: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Những truyền thuyết dân gian thường có cái cốt lõi là sự thật lịch sử mà nhân dân ta, qua nhiều thế hệ, đã lý tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình, cùng với thơ và mộng, chắp đôi cánh của trí tưởng tượng dân gian, làm nên những tác phẩm văn hoá mà đời đời con người còn ưa thích”.
I. Đọc : 
Đọc văn bản:
Đoạn 1: Từ đầu đến “ Long Trang”
Đoạn 2: Tiếp theo đến “ lên đường”
Đoạn 3: Phần còn lại.
Tìm hiểu chú thích:
Định nghĩa truyền thuyết.
Truyền thuyết là loại truyện dân gian truyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
Thường có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo
Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
II. Tìm hiểu văn bản :
1. Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo về Lạc Long Quân và Âu Cơ:
+ Về nguồn gốc và hình dạng :
Lạc Long Quân và Âu Cơ đều là “ Thần”. Long Quân là thần nòi rồng, Âu Cơ thuộc dòng tiên.
Long Quân sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ”, Âu Cơ “ xinh đẹp tuyệt trần”.
+ Về sự nghiệp mở nước :
Long Quân giúp dân diệt trừ những loài yêu quái để ổn định cuộc sống, dạy dân cách trồng trọt chăn nuôi, ăn ở.
+ Về chuyện sinh nở : cái bọc trăm trứng.
+ Những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo : được hiểu là những chi tiết không có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
+ Vai trò của những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo trong truyện :
Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
Thần kỳ hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi, dân tộc để chúng ta thêm tự hào, tin yêu, tôn kính tổ tiên, dân tộc mình.
Làm tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
+ Học sinh thảo luận, trả lời:
Chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo thể hiện ở chuyện Âu Cơ sinh nở cái bọc trăm trứng.
Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con để cai quản và gây dựng đất nước
Người Việt là Con Rồng, Cháu Tiên.
2. ý nghĩa của truyện Con Rồng, Cháu Tiên:
+ Giải thích, suy tôn nguồn gốc cao quý, thiêng liêng của cộng đồng người Việt. Từ bao đời người Việt tin vào tính xác thực của những điều “truyền thuyết” về sự tích tổ tiên và tự hào về nguồn gốc, giòng giống tiên Rồng rất cao quý, linh thiêng của mình.
+ Đề cao nguồn gốc chung và biểu hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất của nhân dân ở mọi miền đất nước. Người Việt Nam, dù miền xuôi hay miền ngược, dù ở đồng bằng, miền núi hay ven biển, trong nước hay nước ngoài đều có chung cội nguồn, đều là con mẹ Âu Cơ ( đồng bào – cùng một bọc ) , vì vậy phải thương yêu, đoàn kết.
 Các ý nghĩa ấy góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bồi đắp những sức mạnh tinh thần dân tộc.
III. Ghi nhớ : - SGK trang 8
IV. Luyện tập : Học sinh trả lời câu hỏi phần luyện tập.
Câu 1: Truyện “Quả trứng nở ra trăm con người” – Dân tộc Mường, Truyện “ Quả bầu mẹ” – Dân tộc Khơmú
Câu 2: Học sinh kể lại chuyện Con Rồng, Cháu Tiên với những yêu cầu sau:
+ Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản.
+ Cố gắng dùng lời văn ( nói) của mình để kể.
+ Kể diễn cảm.
 * Rút kinh nghiệm : 
Văn bản: Bánh chưng, bánh giầy
 ( Hướng dẫn đọc thêm ) 
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung 
HĐ 1
Giáo viên cho học sinh đọc lại truyện, mỗi học sinh đọc một đoạn.
GV nhận xét ngắn gọn, sửa cách đọc cho học sinh.
HĐ 2
Gv hướng dẫn học sinh thảo luận theo câu hỏi phần “ Đọc hiểu văn bản”.
+ Câu hỏi 1 : Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoà cảnh nào? với ý định ra sao và bằng hình thức gì?
+ Câu hỏi 2 : Vì sao trong các con vua, chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
+ Câu hỏi 3 : Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được Vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên vương và Lang Liêu được chọn nối ngôi vua?
+ Câu hỏi 4 : ý nghĩa của truyền thuyết “ Bánh chưng, bánh giầy”
GV hướng dẫn học sinh đọc
Yêu cầu học sinh học thuộc
1.Trao đổi ý kiến ở lớp: ý nghĩa của phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy.
2. Đọc truyện này, em thích chi tiết nào? Vì sao?
GV gợi ý. Học sinh chỉ ra và phân tích một chi tiết mà học sinh cảm thấy thích nhất.
Bài tập về nhà:
Câu 4, 5 ( SBT, tr3)
Giới thiệu bài:
I . Đọc: 
Đọc văn bản:
Đoạn 1 : Từ đầu đến “ chứng giám”
Đoạn 2 : Tiếp theo đến “ hình tròn”
Đoạn 3 : Phần còn lại.
Đọc chú thích
II . Tìm hiểu văn bản :
Hoàn cảnh: Giặc ngoài đã yên, Vua có thể tập trung lo cho dân được no ấm. Vua già, muốn truyền ngôi.
ý của vua: Người nối ngôi phải nối tiếp chí hướng vua, không nhất thiết phải con trưởng.
Hình thức: Điều vua đòi hỏi mang tính chất một câu đố đặc biệt để thử tài. Trong truyện cổ dân gian, giải đố là một trong những thử thách đối với nhân vật.
Trong các Lang, Lang Liêu là người thiệt thòi nhất.
Tuy là Lang nhưng chàng sớm làm việc đồng áng, gần gũi với dân thường.
Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần, và thực hiện được ý thần. Thần ở đây là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng lúa gạo của trời đất và cũng là kết quả của mồ hôi, công sức con người như nhân dân. Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.
Hai thứ bánh có ý nghĩa thực tế ( quý trọng nghề nông, quý trọng hạt gạo nuôi sống con người và là sản phẩm do chính con người làm ra)
Hai thứ bánh có ý nghĩa sâu xa: tượng trời, tượng đất, tượng muôn loài.
Hai thứ bánh hợp ý Vua, chứng tỏ được tài đức con người có thể nối chí Vua. Đem cái quý nhất trong trời đất, của đồng ruộng, do chính tay mình làm ra mà tiến cúng Tiên vương, dâng lên cha thì đúng là người con tài năng, thông minh, hiếu thảo, trân trọng những người sinh thành ra mình.
Truyện nhằm giải thích nguồn gốc sự vật: Hai thứ bánh - bánh Chưng, bánh Giầy. Nguồn gốc này gắn liền với ý nghĩa sâu xa của hai loại bánh: Bánh Giầy tượng trưng cho bầutrời, Bánh Chưng tượng trưng cho mặt đất.
Đề cao lao động, đề cao nghề nông. 
Lang Liêu – nhân vật chính, hiện lên như một người anh hùng văn hoá. Bánh chưng, bánh giầy càng có ý nghĩa bao nhiêu thì càng nói lên tài năng, phẩm chất của Lang Liêu bấy nhiêu.
III . Ghi nhớ : SGK ( Trang 12 )
IV . Luyện tập:
ý nghĩa phong tục ngày Tết nhân dân ta làm bánh chưng, bánh giầy là đề cao nghề nông, đề cao sự thờ cúng Trời, Đất và tổ tiên của nhân dân ta. Cha ông đã xây dựng phong tục tập quán của mình từ những điều giản dị nhưng rất thiêng liêng, giàu ý nghĩa. Quang cảnh ngày Tết nhân dân ta gói hai thứ bánh này còn có ý nghĩa giữ gìn truyền thống văn hoá, đậm đà bản sắc dân tộc và làm sống lại câu chuyện “ Bánh chưng, bánh giầy” trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam.
Gợi ý hai chi tiết đặc sắc và giàu ý nghĩa:
+ Lang Liêu nằm mộng thấy thần đến khuyên bảo “ ...” . Đây là chi tiết thần kỳ làm tăng sức hấp hẫn cho truyện. Chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo ở một đất nước mà cư dân sống bằng nghề nông và gạo là lương thực chính, được ưa thích của nhân dân. Đồng thời chi tiết này còn nêu bật giá trị của hạt gạo một cách sâu sắc, đáng quý, đáng trân trọng của sản phẩm do con người tự làm.
+ Lời Vua nói với mọi người về hai loại bánh.
Đây là cách “ đoc”, cách thưởng thức, nhận xét về văn hoá. Những cái bình thường, giản dị song lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa sâu sắc. Nhận xét của Vua về bánh chưng, bánh giầy cũng chính là ý nghĩa, tư tưởng, tình cảm của nhân dân về hai loại bánh nói riêng và về phong tục làm hai loại bánh vào ngày Tết.
*rút kinh nghiệm : 
Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng việt
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Mục tiêu 
Giúp học sinh hiểu được thế nào là từ và đặc điểm cấu tạo của từ Tiếng Việt.
Khái niệm về từ
Đơn vị cấu tạo của từ ( tiếng)
các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy)
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ..
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài Mới : 
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Kiểm tra bài cũ:
	Hãy trình bày ngắn ngọn những đặc điểm tiêu biểu của thể loại Truyền Thuyết.
	Trong truyền thuyết Con Rồng, Cháu Tiên em thích chi tiết nào nhất? vì sao?
Hoạt động 1
Lập danh sách các tiếng và các từ trong câu sau
Câu văn trên được tạo bởi bao nhiêu từ ? bao nhi ... chân, không tay ( Sọ Dừa )
Đám tàn quân dẫm đạp lên nhau để chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. 
( Thánh Gióng )
Tiếng đàn của chàng vừa cất lên thì quân sĩ 18 nước đã cảm thấy bủn rủn tay chân.
( Thạch Sanh)
Bài 4 : Giải nghĩa các từ “xuân”. Chỉ rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
Mùa xuân là Tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân
Tuổi xuân em hãy còn dài
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Bài 2 : 
Cụm động từ : 5 cụm
1. Học vẽ từ thuở nhỏ
2. Có cây bút thần
3. Vẽ cho tất cả những người nghèo trong làng
4. Cũng vẽ giúp họ để có thứ ấy
5. Sống đỡ vất vả hơn
Cụm danh từ : 4 cụm
từ thuở nhỏ
cây bút thần
những người nghèo trong làng
những người nghèo
Bài 3 :
Từ “chân” trong ví dụ 2 dùng theo nghĩa chuyển
* Rút kinh nghiệm : 
Tiết 67,68 : kiểm tra học kỳ i 
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Tự đánh giá được việc học tập của mình ở các phương diện : Sự vận dung linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kỹ năng của văn học , tiếng việt , tập làm văn trong chương trình ngữ văn 6 kì 1 trong bài làm của mình .
Rèn kĩ năng vận dụng phương thức tự sự ( kể chuyện ) để tạo lập văn bản ( bài viết ) 
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Đề bài : 
 I / Phần I : Trắc nghiệm : 
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi băbnf cách khoanh tròn vào những chữ cái ở đầu câu trả lời đúng 
“  Tráng sỹ bước lên vỗ vào mông ngựa . Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội . Tráng sỹ mặc áo giáp , cần roi nhảy lên mình ngựa . Ngựa phun lửa phi thẳng đến nơi có giặc , đón đầu chúng giết hết lớp nbày đến lớp khác , giặc chsết như ngả rạ . Bỗng roi sắt gãy , tráng sỹ bèn nhổ những cụm tre cạch đường , quật vào giặc . Giặc tanm vỡ , đám tàn quân dẫm đạp lên nhau chạy trốn . Tráng sỹ đuổi đến chân núi Sóc . Đến đấy một mình một ngựa từ từ bay lên trời” ( Thánh Gióng ) . 
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào là chính ? 
 A. Miêu tả B. Biểu cảm 
 C. Tự sự D . Nghị luận 
2. Trong đoạn văn trên loại từ nào được dùng nhiều nhất 
 A. Chỉ từ B. Danh từ 
 C. Tính từ D. Động từ 
3. Đoạn văn trên chủ đề là gì ? 
A. Miêu tả chân dung người anh hùng lang Gióng 
B . Nêu cảm nghĩviệc Thánh Gióng đánh giặc 
C. Bàn về ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng 
D . Kể lại việc Thánh Gióng đánh giặc 
4. Đoạn văn trên được kkẻ theo thứ tự nào ? 
 A. Kể sự việc theo thời gian B. Theo kết quả trước nguyên nhân sau 
 C. Thưeo vị trí từ xa đến gần D. Không theo thứ tự nào 
5. Đoạn văn trên kể theo ngôi nào ? 
 A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ hai 
 C. Ngôi thứ ba D. Ngôi thứ nhất số nhiều 
6. Trong câu : “ Tráng sỹ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc “ có mấy cụm động từ . 
 A. một cụm B. Hai cụm 
 C. Ba cụm D. Bốn cụm 
7. Trong câu “ Tráng sỹ bèn nhổ những cụm tre bên đường quật vào giặc “ có mấy cụm danh từ ? 
 A. Một cụm B. Hai cụm 
 C. Ba cụm D. Bốn cụm 
8. Trong các từ sau đây từ nào là từ mượn : 
 A. vang dội B. Chạy trốn 
 C. Đón đầu D. Tráng sỹ 
9. Từ “ áo giáp “ đã được giải nghĩa theo cách nào ? 
- áo giáp : áp được làm bằng chất liệu đặc biệt ( da thú hoặc bằng sắt nhằm chống đỡ binh khí để bảo vệ cơ thể ) 
A. Miêu tả sự vật hành động mà từ biểu thị 
B. trình bày khái niệm mà từ biểu thị 
C. Đưa ra từ đốngnghĩa với từ cần giải thích 
D. Đưa ra từ trái nghĩa với từ cần giải thích 
10 . Từ “ Đường “ trong đoạn văn trên có mấy nghĩa 
 A. Một nghĩa B. Hai nhghĩa 
 C. Ba nghĩa D. Bốn nghĩa 
II / Phần II : Tự luận : Hãy kể về một người bạn thân gắn bó với tuổi thơ của em .
Học sinh làm bài 
Giáo viên theo dõi 
Thu bài rút kinh nghiệm 
 4. Hướng dẫn về nhà : 
- Chuẩn bị bài : Ngữ văn địa phương – theo sgk 
Tuần 18 - bài 16,17
Tiết 69, 70: Chương trình ngữ văn địa phương
Tiết 71: Hoạt động ngữ văn – thi kể chuyện
Tiết 72: Trả bài kiểm tra học kỳ 1
Tiết 69, 70 : chương trình ngữ văn địa phương
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Nắm được một số chuyện kể dân gian hoặc sinh hoạt văn hoá dân gian địa phương nơi mình sinh sống
Biết liên hệ, so sánh với phần văn học dân gian đã học trong Ngữ văn 6 – tập 1 để thấy sự giống và khác nhau của hai bộ phận văn học dân gian này.
Nắm được đặc điểm phát âm của một số địa phương.
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Phần chuẩn bị của học sinh :
GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về sinh hoạt văn hoá dân gian nơi mình ở qua ông bà, cô bác ( có thể là của chính nơi mình ở, rộng hơn là ở Hà Nội, rộng hơn nữa là ở miền Bắc.)
Phần chuẩn bị của GV :
Tìm hoạt động văn hoá dân gian của Hà Nội , của miền Bắc.
Sưu tầm một số tài liệu, tranh ảnh về hoạt động văn hoá dân gian.
Lên lớp :
GV gọi một số học sinh trình bày phần chuẩn bị ở nhà.
GV : Những câu chuyện dân gian nào đã học gắn với một hoặc một số địa danh nào của Hà Nội, Miền Bắc?
HS : Các truyền thuyết thời vua Hùng gắn với mảnh đất Phú Thọ, Việt Trì. Truyện “Thánh Gióng” gắn với làng Phù Đổng – nơi chú bé Gióng ra đời, với vùng Sóc Sơn – nơi Gióng bay về trời. Truyện “ Sự tích Hồ Gươm” gắn với một địa danh nổi tiếng của thủ đô là Hồ Gươm.
GV : Ngoài ra, em còn biết một số truyện dân gian nào khác?
Truyền thuyết An Dương Vương. 
GV giới thiệu thêm : 
Ngoài những truyện kể dân gian, mảnh đất Kinh kỳ nổi tiếng nói riêng và miền Bắc nói chung còn nổi tiếng với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống như hát dân ca quan họ, hát chèo, đấu vật, tranh Đông Hồ,
Chuyển : Bên cạnh những nét văn hoá địa phương, bài học hôm nay còn giúp các em hiểu thêm đặc điểm phát âm một số địa phương. Một số vùng như Hưng Yên, Bắc Ninh chưa phân biệt cách phát âm “l”/ “n” , ở Thái Bình âm “ ch” phát âm thành “ tr”.
HS làm tại lớp bài tập 1 SGK *167
Yêu cầu : điền tr/ ch ; s/x ; r/d/gi
Hình thức : Gọi 3 học sinh lên bảng làm. HS phía dưới làm vào vở.
Yêu cầu : đọc kỹ và phân biệt sự khác nhau giữa : vây/dây /giây; viết / giết /diết ; vẻ / dẻ / giẻ
GV đọc, HS viết chính tả
Yêu cầu : phân biệt vần “uốc” và “uốt”, ngoài ra phải hiểu nghĩa của các từ, thành ngữ, quán ngữ để điền cho đúng.
I . Nội dung :
1. Giới thiệu một số nét văn hoá dân gian của Hà Nội, miền Bắc.
“ Truyền thuyết Hồ Gươm” giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm. Ngày nay, nơi đây vẫn lưu lại dấu tích rùa vàng. Truyền thuyết này giúp người dân thủ đô thêm tự hào, yêu mến mảnh đất Thăng Long lịch sử.
Truyền thuyết “ Thánh Gióng” gắn với hai địa danh ngoại thành Hà Nội : Gia Lâm và Sóc Sơn. Hàng năm, hội Gióng được tổ chức vào ngày 9 – 4 tại làng Phù Đổng để tưởng nhớ công ơn người anh hùng có công lớn đánh giặc ngoại xâm và để mọi người thêm tự hào về truyền thống dân tộc. Đền Sóc – nơi thờ Thánh Gióng cũng là một di tích đẹp, được nhiều người đến thăm quan.
Truyền thuyết An Dương Vương gợi nhớ tới vùng Cổ Loa - Đông Anh. Nơi đây hiện nay vẫn còn tượng Mị Châu, giếng Trọng Thuỷ và lễ hội vẫn được tổ chức hàng năm vào ngày mồng 6 Tết.
ở Xuân Đỉnh – Hà Nội có một dị bản về truyền thuyết Thánh Gióng. Truyện kể rằng Gióng đi đánh giặc đã dừng chân ở đây và ăn cơm cà làng Cáo. 
2. Rèn luyện chính tả :
Đọc và viết đúng các cặp phụ âm đầu dễ mắc lỗi :
tr / ch
s / x
r / d / gi
l / n
II. Luyện tập :
Bài 1 SGK *167
Điền Tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n vào chỗ trống.
Trái cây, chờ đợi,
Sấp người, sản xuất,
Rũ rượi, rắc rối, giảm giá,..
Lạc hậu, gian nan, nết na,
Bài 2 SGK *167
vây cá, sợi dây
giết giặc, da diết
hạt dẻ, da dẻ, vẻ vang
Bài 3 SGK * 167
Xám xịt, sát, sấm, sáng, xé, sung, sổ, xơ xác, sầm sập, xoảng.
Bài 4 SGK * 167
Thắt lưng buộc bụng
Buột miệng nói ra
Cùng một duộc
Con bạch tuộc
Bài 5 SGK * 167
Vẽ tranh, biểu quyết, dè bỉu, bủn rủn, dai dẳng,
Bài 6 SGK *167
Căng dặng à căn dặn
Che chắng à che chắn
* Rút kinh nghiệm : 
Tiết 71 : hoạt động ngữ văn : thi kể chuyện
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Rèn luyện kỹ năng nói của học sinh : to, rõ ràng, tự nhiên, diễn cảm, phù hợp với nội dung câu chuyện 
Củng cố kiến thức về văn tự sự
 B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung cần đạt
Chuẩn bị của học sinh
Chọn một chuyện mà mình tâm đắc nhất để thi kể (thể loại nào cũng được)
Tập kể trước ở nhà cho lưu loát, diễn cảm
Chuẩn bị của giáo viên
Có thể chuẩn bị bộ tranh ảnh để học sinh thi kể theo tranh
Chọn một số đoạn hay yêu cầu học sinh các tổ thi diễn
Lên lớp:
Học sinh đọc to hướng dẫn SGK *168
Học sinh 4 tổ thi kể chuyện xem tổ nào kể hay nhất.
I. Hướng dẫn kể chuyện:
 SGK * 168
II. Thi kể chuyện
* Rút kinh nghiệm : 
Tiết 72 : trả bài kiểm tra học kỳ i
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
a. mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh : 
Nhận rõ ưu, khuyết điểm của bài làm 
Biết sửa lỗi sai đã mắc phải
Rèn luyện kỹ năng viết bài
B. Chuẩn bị của GV- HS:
Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Sách tham khảo, soan bài, bảng phụ 
Học sinh: Đọc trước bài.
 C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
 1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ : 
3. Bài mới : 
GV : trả bài cho hs quan sát . Tìm hiểu lỗi sai trước khi nhận xét .
1. Đọc lại đề bài : 
a) Tìm hiểu đề bài : 
? Quan sát phần I : đề bài em thấy liên quan đến nội dung nào đã học ? 
? Để hoàn thành được phận trắc nghiệm , em sẽ làm những gì ? 
b) Yêu cầu của đề : 
 Phần II : Phần tự luận muốn làm được em phải làm ntn ?
Thuộc truyện 
Nắm được ngôi kể thứ tự kể 
2. Nhận xét :
-Hầu hết hs làm quen với phương pháp trắc nghiệm kiến thức .
-Chiếm trên 60%số hsxác định đúng ngững yêu cầu của bài tập .
-Trình bày sạch sẽ khoa học . 
-Phần tự luận biết cách kể theo ngôi thứ nhất ,đảm bảo đủ các chi tiết sự việc trong văn bản ,đôi chỗ có sự sáng tạo .
Hạn chế :
-còn một số hs học kếm còn lười học ,không xác định được kiến thức cơ bản .
Cá biệt còn có những hs làm phần tự luận không đúng yêu cầu của đề bài .
3.Gv cho hs chữa lỗi sai .
Gv:Lưu ý :bài tập phần tự luận có nhiều lỗi sai .
GV :Đọc mẫu bài tự luận khá nhất cho HS tham khảo .
 4. Hướng dẫn .
-Các em về nhà ôn tập lại những kiến thức đã học .
-Chuẩn bị bài cho học kì II.
*Rút kinh nghiệm :

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 6 Ky 1.doc