Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 33 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 33 - Năm học 2011-2012

I. Mức độ cần đạt:

- Nắm được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.

- Biết tránh các lỗi trên.

II. Trọng tâm:

1. Kiến thức:

- Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.

- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.

2. Kĩ năng:

- Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.

- Chữa các lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.

 3. Thái độ:

- Có thái độ đúng đắn khi viết, khi đặt câu đúng quan điểm tư tưởng.

III. Chuẩn bị:

G: Tài liệu: SGK-SGV-TLTK.

H: Chuẩn bị bài

IV. Phương pháp:

- Phương pháp: nêu vấn đề, gợi tìm, quy nạp

- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp.

V. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định:

2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Câu sai sẽ xảy ra ở những trường hợp nào? ( Thiếu CN, VN)

? Cách sửa lỗi sai khi câu thiếu CN, VN?

? Xác định cấu trúc của câu sau?

 Cái bàn tròn này // không vuông.

 CN VN

=> Sai về mặt ngữ nghĩa.

3. Bài mới:

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 516Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kỹ năng) - Tuần 33 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 33	Ngày soạn: 17/04/2011
Tiết: 125+126	Ngày dạy: 18/04/2011
Văn bản:
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
 (Xi-át-tơn)
I. Mức độ cần đạt:
- Thấy được "Bức thư.." xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của thiên nhiên, môi trường. 
- Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và biểu hiện tình cảm, đặc biệt là phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập. 
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
- Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mãnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản. 
	3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn, biết bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên trong sạch.
III. Chuẩn bị:
G: Tài liệu: SGK-SGV-TLTK.
H: Soạn bài
IV. Phương pháp: 
- Phương pháp: nêu vấn đề, gợi tìm, giảng bình.
- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp.
V. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
	? Nêu nội dung ý nghĩa của vbản “Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử”. Qua văn bản "Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử" em có suy nghĩ gì về những di tích lịch sử của dân tộc ta? 
 * Đáp án:
- Nội dung: Hơn 1 thế kỉ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành 1 chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng của HNội mà của cả nc.
Phép nhân hoá được dùng để gọi cầu Long Biên cùng với lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn....
3. Bài mới: 
 * Có một bức thư cách đây hơn 2 thế kỷ rất nổi tiếng từng được nhiều người xem là một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên, môi trường, đó là "Bức thư của thủ lĩnh da đỏ". Chúng ta cùng tìm hiểu cái hay, cái đẹp của bức thư. 
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
G: Yêu cầu hs đọc mục chú thích (*)
I. Tìm hiểu chung: 
? Tác giả của "Bức thư..." là ai? 
Hs: - Thủ lĩnh Xi-át-tơn
1. Tác giả: 
- Xi-át-tơn: thủ lĩnh tộc người da đỏ ở Mỹ. 
? Cho biết hoàn cảnh ra đời của bức thư? 
Hs: Phát biểu ý kiến theo chú thích SGK/138
Gv: Bổ sung về vấn đề: quan hệ xã hội, chính trị giữa người da đỏ và da trắng (người Mĩ) với người da đỏ (Người Anh-điêng)...
- Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh da đỏ gửi bức thư trả lời. Là một bức thư nổi tiếng về thiên nhiên và môi trường.
2. Tác phẩm: 
- Viết năm 1854, gửi Tổng thống Mỹ. 
Gv: Hướng dẫn cách đọc: đọc diễn cảm, nhấn mạnh các chi tiết thể hiện tình cảm cũng như những kiến nghị, yêu cầu của người da đỏ, chú ý phát âm đúng các từ phiên âm tiếng nước ngoài. 
- Đọc mẫu 1 đoạn.
 ? Gọi 2-3 hs đọc tiếp đến hết? 
Gv: - Nhận xét cách đọc của hs.
3. Đọc - chú thích
? Em hiểu thế nào là "thủ lĩnh" ? 
Hs: Phát biểu như chú thích SGK/138. 
Gv: Bổ sung về tộc người Anh-điêng ở châu Mĩ. 
Còn các chú thích khác cùng tìm hiểu trong quá trinh phân tích
? Bố cục của văn bản gồm mấy phần? Nội dung của từng phần? 
Hs: - gồm 3 phần 
- Từ đầu đến "tiếng nói của cha ông chúng tôi": mối quan hệ giữa người da đỏ với đất. 
- Tiếp đến "mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc": sự khác biệt trong cách sống và thái độ đối với đất và thiên nhiên giữa người da đỏ và người da trắng. 
- Còn lại: kiến nghị của người da đỏ. 
? Các ND trên được trình bày qua 1 sự đối lập lớn. Đó là đối lập nào?
- Thái độ của người da đỏ >< Thái độ của người da trắng trong việc cư xử với đất đai, môi trường TN.
? Ý nghĩa của sự đối lập ấy?
- Khẳng định : Tình yêu, đất đai, MT của người da đỏ: lo âu sâu sắc của họ về sự tàn phá MT của người da trắng.
? Bức tranh minh hoạ của SGK có ý nghĩa gì?
- Mô tả (phản ánh) h.động phá hoại MT của người da trắng.
4. Bố cục - 3 phần
HS đọc đoạn 1
? Những h/ảnh đẹp luôn hiện ra trong kí ức của người da đỏ?
- Đất đaicây láhạt sương, tiếng côn trùng, những bông hoa, vùng nước, dòng nhựa chảy trong cây cối
? tại sao người thủ lĩnh da đỏ lại cho rằng đó là những biểu hiện thiêng liêng?
- Đều đẹp đẽ, cao quí không thể tách rời với sự sống của người da đỏ. (Là máu của tổ tiên, là chị, là em, là gia đình).
=> Những thứ đó không thể mất, cần được tôn trọng, giữ gìn.
? Từ đó em hiểu ntn về cách sống của người da đỏ?
- Gắn bó với đất đai, MT thiên nhiên.
- Yêu quí và tôn trọng đất đai, MT.
II. Phân tích:
1. Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ:
- Đất đaicây láhạt sương, tiếng côn trùng, những bông hoa, vùng nước, dòng nhựa chảy trong cây cối
? Tác giả đã sử dụng thủ pháp NT nào để diễn tả những điều thiêng liêng ấy? Dẫn chứng?
- Phép nhân hoá + so sánh
- Những bông hoa là người chị, người em; con suốilà máu của tổ tiên chúng tôi.
- Tiếng thì thầm của dòng suối là tiếng nói của cha ông chúng tôi.
? Tác dụng của phép tu từ ấy?
HẾT TIẾT 125 CHUYỂN SANG TIẾT 126
- SV hiện lên gần gũi, thân thiết với con người -> Bộc lộ cảm xúc sâu xa của tác giả với TN, MT sống.
- Nghệ thuật nhân hoá, so sánh, thể hiện mối quan hệ thiêng liêng, máu thịt.
=>Bộc lộ cảm xúc sâu xa của tác giả với TN, MT sống.
? Đọc đoạn giữa của bức thư? 
Hs: - Đọc
2. Những lo âu của người da đỏ về đất đai, môi trường:
? Người da đỏ lo lắng điều gì trước khi bán đất cho người da trắng?
- Đất đai, MT thiên nhiên bị người da trắng tàn phá.
? Nỗi lo âu ấy được người thủ lĩnh da đỏ bày tỏ trên những phương diện nào?
- Đạo đức: Mảnh đất này không phải là anh em của họ mà là kẻ thù của họ. Mồ mả của họ còn quên.
- Cách cư xử với đất đai, môi trường:
+ Lấy từ trong đất những gì họ cần.
+ Cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như những vật mua được, bán đi.
+ Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai để lại đằng sau những bãi hoang mạc.
+ Hít không khí mà chẳng nghĩ gì đến
+ Cả ngàn con trâu bị người da trắng bắn
? Những lo âu ấy đã phản ánh sự đối lập nào giữa người da trắng và người da đỏ?
- Đất đai, MT thiên nhiên bị người da trắng tàn phá.
? Hãy chỉ ra sự khác biệt đó? 
Người da đỏ
Người da trắng
- Đất là mẹ, là anh em ruột thịt, gắn bó, máu thịt, tình nghĩa. 
- Lắng nghe, thấu hiểu những âm thanh, hình ảnh của đất đai của môi trường. 
- Đất không phải là anh em của họ, là kẻ thù của họ, mồ mả của họ mà họ còn quên. 
- Lấy đi những gì họ cần, cư xử với đất và môi trường như vật mua được bán đi, tàn phá môi trường, lạnh lùng vô trách nhiệm. 
? Từ đó phản ánh sự đối lập nào trong cách sống của người da đỏ và người da trắng? 
Hs: Phát biểu ý kiến
- Người da đỏ: cách sống tôn trọng giá trị tinh thần. 
- Người da trắng: cách sống vật chất thực dụng.
? Vì sao đoạn văn có sức lôi cuốn mạnh mẽ với người đọc? Hãy nêu những dẫn chứng cụ thể?
- Các biện pháp so sánh, đối lập, nhân hoá ( . )
? Tác dụng của nghệ thuật đó? 
Hs: - Nêu bật sự khác biệt giữa 2 cách sống của người da trắng và người da đỏ? 
 - Thể hiện rõ thái độ tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường đồng thời bộc lộ những nỗi lo âu của người da đỏ về môi trường và thiên nhiên khi đất đai của họ thuộc về người da trắng
? Từ những lo âu đó cho ta hiểu gì về cách sống của người da đỏ? 
Hs: - Tôn trọng sự hoà hợp với tự nhiên, yêu qúy, đầy ý thức bảo vệ môi trường, tự nhiên như mạng sống của mình. 
=>Tôn trọng sự hoà hợp với tự nhiên, yêu qúy, ý thức bảo vệ môi trường, tự nhiên như mạng sống của mình.
H: Đọc phần 3? 
3. Kiến nghị của người da đỏ
? Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở phần cuối của bức thư? 
Hs: - Phải biết kính trọng đất đai
 - Hãy khuyên bảo chúng: đất là mẹ.
 - Điều gì xảy ra với đất đai... tức là xảy ra với những đứa con của đất. 
- Phải biết kính trọng đất đai
- Hãy khuyên bảo chúng: đất là mẹ.
- Điều gì xảy ra với đất đai... tức là xảy ra với những đứa con của đất.
? Em hiểu thế nào về câu nói "đất là mẹ"? 
Hs: - Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là nguồn sống của muôn loài. 
 - Cái gì con người làm cho đất đai là làm cho ruột thịt của mình. 
 - Con người phải biết sống hoà hợp với môi trường, đất đai, phải biết cách bảo vệ nó. 
? Em nhận thấy giọng điệu trong đoạn thư này có gì khác trước? 
Hs: Vừa thống thiết, vừa đanh thép, hùng hồn (người phải dạy, phải bảo, phải kính trọng đất đai...)
- Giọng điệu thống thiết, đanh thép, khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống. 
? Tại sao người viết phải thay đổi giọng điệu như vậy? 
Hs: - Khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai, môi trường sống, dạy cho người da trắng biết cư xử đúng đắn với đất đai môi trường 
III - Tổng kết
? Tại sao "Bức thư..." cách đây hơn 1 thế kỉ vẫn được xem là 1 trong những văn bản hay nhất nói về môi trường? 
Hs: Đề cập đến một vấn đề chung cho mọi thời đại, mối quan hệ giữa con người với môi trường thiên nhiên
- Nó được viết bằng sự am hiểu và tình cảm mãnh liệy giành cho đất đai, môi trường.
- Nó được trình bày trong một lời văn đầy tính nghệ thuật. 
1. Nghệ thuật:
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sự hấp dẫn, thuyết phục của bức thư.
- Ngôn ngữ biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mảnh đất quê hương-nguồn sống của con người.
- Khắc họa hình ảnh thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ.
? Theo em, "Bức thư..." quan tâm và khẳng định điều quan trọng nào trong cuộc sống của con người? 
Hs: - Con người biết sống hoà hợp với thiên nhiên, phải chăm lo, bảo vệ môi trường thiên nhiên như mạng sống của mình. 
2. Ý nghĩa:
- Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
? Nội dung cần nhớ?
Hs: - Đọc ghi nhớ SGK/140.
3. Ghi nhớ (SGK/140)
? Từ văn bản "Bức thư..." em có suy nghĩ gì về bản thân đối với môi trường? 
Hs: - tự bộc lộ
IV - Luyện tập
4. Củng cố: 
? Đọc diễn cảm một đoạn văn em yêu thích nhất và cho biết vì sao?
5. HDVN: 
- Học bài (học thuộc ghi nhớ), hoàn thành bài phần Luyện tập.
- Chuẩn bị: Chữa lỗi về chủ ngữ - vị ngữ (tiếp)
************************************************************************
Tuần: 33	Ngày soạn: 17/04/2011
Tiết: 127	Ngày dạy: 20/04/2011
Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ (tiếp)
I. Mức độ cần đạt:
- Nắm được lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Biết tránh các lỗi trên.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Các loại lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Cách chữa lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện các lỗi do đặt câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ và lỗi về quan hệ ngữ nghĩa giữa chủ ngữ với vị ngữ.
- Chữa các lỗi trên, bảo đảm phù hợp với ý định diễn đạt của người nói.
	3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn khi viết, khi đặt câu đúng quan điểm tư tưởng.
III. Chuẩn bị:
G: Tài liệu: SGK-SGV-TLTK.
H: Chuẩn bị bài
IV. Phương pháp: 
- Phương pháp: nêu vấn đề, gợi tìm, quy nạp
- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp.
V. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Câu sai sẽ xảy ra ở những trường hợp nào? ( Thiếu CN, VN)
? Cách sửa lỗi sai khi câu thiếu CN, VN?
? Xác định cấu trúc của câu sau?
 Cái bàn tròn này // không vuông.
 CN VN
=> Sai về mặt ngữ nghĩa.
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
HS đọc VD (Sgk)
? Nêu nhận xét của em về ND diễn đạt của 2 VD?
- Chưa diễn đạt trọn vẹn ý-> thiếu CN, VN.
a. Chỉ nêu thời gian
b. Nêu phương tiện
=> Cả hai câu đều thiếu CN, VN.
? Em sẽ sửa bằng cách nào?
- Tạo CN, VN cho câu
HS sửa (HĐ nhóm)
-> Trình bày bài tập.
HS đọc kĩ câu văn trong SGK
? Em hãy nhận xét về cách sắp xếp từ ngữ trong câu văn?
“ Ta thấy dượng Hương Thư” -> Sai về nội dung ngữ nghĩa giữa các TP trong câu.
? Em sẽ sửa lại ntn?
- Sắp xếp lại các TP câu....
? Nêu yêu cầu của BT1?
? Em sẽ đặt câu hỏi ntn để tìm CN, VN của câu ?
- Tìm CN :
 + Cái gì ? ( câu a, b)
 + Ai ? (câu c)
? Câu hỏi tìm VN ?
- Tìm VN : + Như thế nào ?
 + Ra sao ?
? Yêu cầu của BT2 ?
HS đọc các VD (Sgk)
? Nhận xét về các câu đã cho?
- Đều là những câu sai, chỉ có TP trạng ngữ.
? Sửa lại ntn?
- Đặt câu hỏi tìm CN, VN cho phù hợp với ý nghĩa của các TN đã cho.
? Phát hiện chỗ sai-> tìm cách sửa?
HS đọc kĩ mỗi câu-> nhận xét.
? Các câu đã cho diễn đạt ý trọn vẹn chưa ? 
- Chưa
? Dùng câu hỏi để kiểm tra CN, CN -> kết luận ?
- Thiếu cả CN, VN.
? Cách chữa thành câu đúng ?
- Tạo CN, VN
HS thực hiện BT.
? Phát hiện lỗi sai của các câu-> Tìm cách sửa?
 HS lên bảng làm phần b
I. Câu thiếu cả CN, VN
1. Ví dụ: SGK
2. Nhận xét:
a. Mỗi khi đi qua cầu Long Biên (TP phụ: chỉ thời gian)
b. Bằng khối ócsáu tháng (TP phụ chỉ phương tiện)
=> Sửa lại thành câu đúng:
a. Mỗi khitôi // đều say mê ngắm nhìn.
b. Bằng khối óccông nhân nhà máy // đã hoàn thành kế hoạch năm.
II. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các câu:
1. Ví dụ: (Sgk)
2. Nhận xét:
Sửa: Ta thấy dượng Hương Thư hai hàm răng cắn chặtoai linh hùng vĩ.
III. Luyện tập:
Bài 1: Xác định CN, VN
a. Năm 1945, cầu // được đổi tên thành cầu Long Biên.
b. Cứ mỗi lầntrong xanh, lòng tôi // lại nhớ
c. tôi // cảm thấy chiếc cầu như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc.
Bài 2: Điền thêm CN, VN vào khoảng trống cho trước.
a. Mỗi khi tan trường, chúng em // đều xếp hàng ra về.
b. Ngoài cánh đồng, bà con nông dân // đang gặt lúa.
c. Giữa cánh đồng lúa chín, mấy chiếc máy tuốt lúa đang mải miết chạy cùng với nhịp lao động khẩn trương của bà con nông dân.
d.Khi chiếc ô tô về đến đầu làng, bọn trẻ chạy ùa ra xem.
Bài 3:
a. Câu thiếu VN. Cách sửa: Giữa hồ, nơi có một toà tháp cổ kính, hai chiếc thuyền đang bơi.
b. Câu thiếu cả CN và VN. Cách sửa: trải qua mấy nghìn nămanh hùng, chúng ta // đã bảo vệ vững chắc non sông gấm vóc.
c. Câu thiếu cả CN, VN. Cách sửa: Nhằm ghi lại ác liệt, ta // nên xây dựng bảo tàng “Cầu Long Biên”.
Bài 4:
a. Sai về nghĩa : VN(2) không phù hợp với CN:cây cầu
-> Sửa: Cây cầu // đưa những chiếc xe vận tải nặng nề vượt qua sông. Nhiều khi tiếng còi xe // rộn vang cả dòng sông yên tĩnh.
b.
4. Củng cố: 
 Ý thức nói đúng, viết đúng TP câu.
5. HDVN:
- Học, lên kế hoạch ôn tập
- Chuẩn bị: Tổng kết phần Tiếng Việt
Tuần: 33	Ngày soạn: 17/04/2011
Tiết: 128	Ngày dạy: 20/04/2011
LUYỆN TẬP VỀ CÁCH VIẾT ĐƠN VÀ
SỬA LỖI VỀ ĐƠN
I. Mức độ cần đạt:
- Phát hiện và khắc phục các lỗi thường gặp khi viết đơn.
II. Trọng tâm:
1. Kiến thức:
- Các lỗi thường mắc phải khi viết đơn(về nội dung, về hình thức).
- Cách sửa chữa các lỗi thường mắc khi viết đơn.
2. Kĩ năng:
- Phát hiện và sửa được các lỗi thường gặp khi viết đơn.
- Rèn kĩ năng viết đơn theo đúng nội dung quy định.
	3. Thái độ:
- Ôn tập những hiểu biết về đơn từ.
III. Chuẩn bị:
1- GV : Đọc, soạn bài.
2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK, chuẩn bị một số đơn có sẵn.
IV. Phương pháp:
Thực hành, thảo luận nhóm, kích thích tư duy.
V. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 
? Nêu lại quy trình viết một lá đơn? Đơn có mấy loại ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
GV cho HS đọc ví dụ SGK
? Chỉ ra chỗ sai trong các lá đơn đó và nêu cách chữa lại cho đúng
HS trả lời , lớp nhận xét, GV chốt lại.
 ? Phát hiện lỗi và chữa lỗi ntn?
HS đọc lá đơn ở SGK 
? Đơn đó sai ở chỗ nào ? sửa lại ntn?
GV: tổ chức cho HS thảo luận nhóm các bài tập ở trong SGK sau đó cho Nhón trình bày
Nhóm khác nhận xét
Cuối cùng GV tổng kết lại toàn bộ nội dung của các bài tập tròn SGK.
I. Các lỗi thường mắc khi viết đơn
1. Ví dụ SGK
2. Nhận xét 
- Thiếu quốc hiệu, ngày, tháng, năm, nơi viết dơn, họ và tên người viết đơn, 
- Nơi nhận đơn không rõ, chữ ký của người viết đơn.
* Cách chữa: bổ sung những phần thiếu.
* Phát hiện lỗi và nêu cách chữa.
- Lỗi : thừa phần viết về bố mẹ
- Lý do trình bày trong đơn chưa rõ ràng
- Thiếu thời gian ,nơi viết đơn , lời cam đoan, chữ ký của người viết đon.
- Cách sửa : bổ sung phần thiếu , bỏ phần thừa.
3. Đơn sau sai ở chỗ nào ( SGK)
- Sai: lý do trình bày chưa phù hợp (sốt li bì mà vẫn viết được đơn).
- Sửa: thay người viết đơn là phụ huynh, trình bày lại lý do cho phù hợp.
II. Luyện tập
 GV: phân nhóm cho học sinh làm bài tập SGK.
* Cụ thể: 
- nhóm 1,2 làm bài tập 1 ở SGK
- nhóm 3,4 làm bài tập 2 ở SGK
* Sau khi HS thảo luận xong GV cho HS trình bày bài làm theo nhóm
Các nhóm khác nhận xét , GV bổ sung chốt lại nội dung bài học.
3. Củng cố: 
	- GV : hệ thống lại toàn bộ nội dung bài học.
 	? Em hãy nêu lại trình tự một lá đơn ?
4. Hướng dẫn học bài: 
	- Sưu tầm một số loại đơn có mẫu và tự viết đơn không có mẫu.
 	- Học bài, nắm nội dung bài học 
 	- Soạn bài mới: ôn tập về dấu câu theo câu hỏi SGK
	- Chuẩn bị bài: Động phong nha.

Tài liệu đính kèm:

  • docvan6tuan33cktkn vien.doc