Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 29 - Năm học 2011-2012

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 29 - Năm học 2011-2012

I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.

- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.

II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức

- Đặc điểm của thể thơ năm chữ.

- Các khái niệm vần chân, vân lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.

2. Kỹ năng:

- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.

- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.

3.Thái độ: Giáo dục HS tình cảm đối với người thân , bạn bè thầy cô qua thơ tự làm.

III.CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan . tích hợp với bài thơ 5 chữ " Đêm nay

Bác không ngủ "(Minh Huệ).

2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.

IV. PHƯƠNG PHÁP:Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp.

V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số

2.Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm thể thơ bốn chũ ? Cách gieo vần ?

3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được học tập làm thơ 4 chữ . Tiết học hôm nay

 chúng ta tập làm thơ 5 chữ.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 671Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 (Chuẩn kiến thức kĩ năng) - Tuần 29 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 29 : TIẾT 109,110 
 Văn bản: Ngày soạn : 19/03/2012 
 Ngày dạy : 21 /03/2012 
 CÂY TRE VIỆT NAM
 (Thép Mới)
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc Việt Nam.
- Hiểu được những đặc sắc nghệ thuật của bài kí.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người Việt Nam.
- Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kỹ năng:
- Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
- Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
3.Thái độ Giáo dục HS lòng tự hào dân tộc , tự bồi dưỡng phẩm chất đạo đúc qua bài học.
III.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Soạn bài. Tìm đọc tài liệu liên quan .Sưu tầm tranh ảnh của tác giả. 
2. Học sinh: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
IV. PHƯƠNG PHÁP : Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp...
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: 
Nêu Nghệ thuật và ý nghĩa của văn bản " Cô Tô" ? ” 
* Đáp án và biểu điểm.
Câu
Đáp án
Điểm
Câu1
 Nghệ thuật :
-Khắc họa hình ảnh tinh tế, chính xác , độc đáo.
-Sử dụng các phép so sánh mới lạ và từ ngữ giàu tính sáng tạo .
Ý nghĩa văn bản :Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô , vẻ dệp của người lao động trên dảo này. Qua đó thấy được tình cảm yêu mến của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
10
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: "Tre xanh xanh tự bao giờ ?
 Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh
 Thân gầy guộc , lá mong manh
 Mà sao nên lũy , nên thành tre ơi ! "
 (Nguyễn Duy)
Cây tre Việt Nam đã có từ lâu đời . Hôm nay ta sẽ tìm hiểu bài :" Cây tre Việt Nam "của nhà văn Thép Mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I: Giới thiệu chung
HS đọc phần chú thích dấu à .
 Tóm tắt một vài nét về tác giả , tác phẩm?
Nêu nội dung khái quát của văn bản ?
Hoạt động II: Đọc – Hiểu văn bản
GV hướng dẫn cách đọc :Đọc diễn cảm và sáng tạo bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp.
GV hướng dẫn HS giải thích một số từ khó.
Chỉ ra bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn ?
Cây tre được giới thiệu như thế nào ?
Quan sát từ đầu  như người: Tác gỉa giới thiệu những gì về cây tre ?
Tác giả sử dụng nghệ thuật gì ?
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Tác giả : Thép Mới ( 1925 -1991) , tên khai sinh là Hà Văn Lộc , quê ở Hà Nội.
- ngoài viết báo ông còn viết nhiều bút kí, thuyết minh phim
2.Tác phẩm:
- Là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà đại điện ảnh Ba Lan. Bộ phim ca ngợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta .
- Nội dung khái quát : Giá trị về vẻ đẹp của cây tre – Một biểu tượng về đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam
II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN:
1.Đọc –giải thích từ khó .
2. Bố cục: 4 đoạn :
Đoạn 1: Từ đầu "như người ":cây tre có mặt ở khắp nơi trên đất nước và có những phẩm chất đáng quý .
Đoạn 2: Tiếp  "chung thuỷ" : Tre gắn bó với con người Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày trong lao động.
Đoạn 3 :Tiếp .. chiến đấu : Tre sát cánh với con người trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương.
Đoạn 4 : (Còn lại): Tre là bạn đồng hành của dân tộc ta trong hiện tại và tương lai. 
3.Tìm hiểu chi tiết văn bản :
a.Giá trị chung về cây tre :
- Cây tre là người bạn thân của nông dân , nhân dân Việt Nam
- Tre thân thuộc : Đồng Nai , Việt Bắc , Điện Biên Phủ. , đâu đâu cũng có
- Tre , nứa , trúc , mai , vàu 
- Ở đâu cũng sống , cũng xanh tốt
- Dáng mộc mạc , nhũn nhặn , cứng cáp ,dẻo dai , vững chắc , thanh cao , giản dị , chí khí như người
=> Liệt kê , so sánh ,nhân hoá : Sức sống mãnh liệt của tre , tre mang phẩm chất tốt đẹp của con người
Hãy tìm những chi tiết , hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày .
tác giả miêu tả, giới thiệu theo trình tự nào ?
Ở đoạn cuối, tác giả đã hình dung như thế nào về nét đẹp của cây tre ? Về vị trí của cây tre trong tương lai ?
Trong thực tế hiện nay, trên khắp đất nước ta, quá trình đô thị hoá đang diễn ra rất nhanh. Màu xanh của tre cứ giảm dần. Điều này nên mừng hay nên tiếc ?
Những suy nghĩ về cây tre của tác giả?
Hoạt động III: Tổng kết
- Nêu những đặc sắc nghệ thuật của văn bản ?
Nêu ý nghĩa văn bản ?
b.Cây tre gắn với đời con người trong sinh hoạt , lao động
- Dựng nhà , dựng cửa , vỡ ruộng khai hoang , tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp
- Giúp người trăm công nghìn việc , là cánh tay của người nông dân.
+ Tuổi thơ : Đánh chuyền ,chắt.
+ Cụ già : Điếu cày.
+ Cất tiếng chào đời – nhắm mắt xuôi tay.
=> Liệt kê ,nhân hoá ,hoán dụ : Tre là người bạn của nhà nông Việt Nam.
c.Tre với đời sống chiến đấu :
- Là đồng chí cùng ta đánh giặc.
- Là vũ khí chống lại sắt thép quân thù.
- Xung phong giữ làng , giữ nước , mái nhà tranh, đồng lúa , bảo vệ con người
- Tre anh hùng lao động ! Tre anh hùng chiến đấu ! :nhân hoá , điệp ngữ
=> Ca ngợi công lao phẩm chất của cây tre Việt Nam bằng những danh hiệu cao quí của con người : Đức tính hiền hoà , thẳng thắn , can đảm , thuỷ chung , dũng cảm , anh hùng.
III. TỔNG KẾT: 
1.Nghệ thuật :
-Kết hợp giữa chính luận và trữ tình.
-Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng.
-Lựa chọn lời văn giàu nhạc diệu và có tính biểu cảm cao.
-Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ.
2. Ý nghĩa văn bản : văn bản này cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống dân tộc ta.Qua đó cho thấy tác giả là người có hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam.
(Ghi nhớ SGK)
VI. CỦNG CỐ, DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
 - nắm nội dung , nghệ thuật văn bản.
- Đọc kĩ văn bản, nhớ các chi tiết , các hình ảnh so sánh, nhân hóa đặc sắc.
 - Hiểu vai trò của cây tre đối với cuộc sống của nhân dân ta trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
 - Sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về cây tre.
 Soạn bài :"CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN".
VII.RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................
 *************************************
 Ngày soạn : 19/03/2012
 Ngày dạy : 22 /03/2012 
Tiết 111: Tiếng Việt: CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn
- Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Đặc điểm ngữ pháp của câu trần thuật đơn.
- Tác dụng của câu trần thuật đơn.
2. Kỹ năng:
- Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản và xác định được chức năng của câu trần thuật đơn.
- Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết.
3.Thái độ: Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
III.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan .
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. PHƯƠNG PHÁP:Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp...
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: - Vị ngữ là gì ? Đặt một câu và xác định vị ngữ ?
 - Chủ ngữ là gì ? Đặt một câu và xác định chủ ngữ ?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở cấp I, các em đã được học hai kiểu câu : câu đơn và câu ghép . 
Lên cấp II các em tìm hiểu tiếp về câu đơn .
HOẠT ĐỌNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động I : Câu trần thuật đơn
Học sinh đọc đoạn văn .
Đoạn văn gồm mấy câu ?
Mục đích của từng câu ? Hãy phân loại câu theo mục đích nói ?
Hãy xác định chủ ngữ và vị ngữ của câu trần thuật vừa tìm được?
Hãy sắp xếp 4 câu trên thành 2 loại:
+ Câu có 1 cặp C – V .
+ Câu có 2 hoặc nhiều cặp C – V sóng đôi tạo thành.
- Căn cứ vào nội dung của câu thì câu trần thuật đơn dùng để làm gì ?
Cho ví dụ ? 
Học sinh đọc mục ghi nhớ .
Hoạt động II: Luyện tập
Học sinh đọc bài tập 1 :
Học sinh thảo luận nhóm .
Đại diện nhóm trả lời – học sinh nhận xét .
Giáo viên nhận xét
Bài 2,3,4,5Học sinh làm - Giáo viên nhận xét.
I.TÌM HIỂU CHUNG
1.Câu trần thuật đơn là gì ?
* Ví dụ :
a/ Đoạn văn gồm 9 câu :
Câu 1,2, 6, 9 : -> Mục đích kể, tả, nêu ý kiến . => câu trần thuật (câu kể ).
Câu 4 : => Mục đích hỏi ( câu hỏi )
Câu 3,5,8 : => Bộc lộ cảm xúc ( câu cảm )
Câu 7 : => cầu khiến ( câu cầu khiến ) .
b/ Câu trần thuật :
- Câu 1 : Tôi / đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài .
 C V
- Câu 2 : Tôi / mắng.
 C V
- Câu 6: Chú mày / hôi như cú mèo thế này, ta / nào chịu được 
 C V C.
 V
- Câu 9 : Tôi / về, không một chút bận tâm .
 C V
Câu 1,2,9 -> câu trần thuật đơn .
Câu 6 : -> câu trần thuật ghép .
=> Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến .
2/ Ghi nhớ : SGK
II.LUYỆN TẬP:
 Bài 1 :Câu trần thuật đơn là các câu sau:
 Câu 1: (câu trần thuật đơn dùng để tả hoặc để giới thiệu).
Câu 2 (Dùng để nêu ý kiến nhận xét) .
Bài 2 : Xác định kiểu câu và nêu tác dụng .
a/ câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhận vật .
b/ Câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhận vật .
c/ câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật.
Bài 3: Cách giới thiệu nhân vật ở cả ba ví dụ này là giới thiệu nhân vật phụ trước ròi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhan vật chính.
Bài 4: Ngoài việc giới thiệu nhân vật, các câu trong bài tập này còn miêu tả hoạt động của nhân vật.
Bài 5 : Viết một đoạn văn miêu tả có câu trần thuật đơn.
 VI. CỦNG CỐ , DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
- Học sinh ghi nhớ . Nhớ được khái câu trần thuật đơn.
-Nhận diện được câu trần thuật đơn và tác dụng của câu trần thuật đơn.Học bài, làm bài tập vào vở. Soạn “ Câu trần thuật đơn có từ là”.
VII.RÚT KINH NGHIỆM:
.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 *************************************************
 Ngày soạn : 19/03/2012
 Ngày dạy : 22 /03/2012 
Tiết 112 : HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN : THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
I – MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.
- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.
II – TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Các khái niệm vần chân, vân lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại.
2. Kỹ năng:
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3.Thái độ: Giáo dục HS tình cảm đối với người thân , bạn bè thầy cô qua thơ tự làm.
III.CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan . tích hợp với bài thơ 5 chữ " Đêm nay 
Bác không ngủ "(Minh Huệ).
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà.
IV. PHƯƠNG PHÁP:Thảo luận nhóm, thuyết trình, vấn đáp...
V.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm thể thơ bốn chũ ? Cách gieo vần ?
3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Tiết trước các em đã được học tập làm thơ 4 chữ . Tiết học hôm nay
 chúng ta tập làm thơ 5 chữ.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
I.Hoạt động I:
Học sinh đọc lại bài thơ ‘ Đêm nay Bác không ngủ “ ?
Nhận xét về số chữ trong mỗi dòng? Số câu trong bài ? Cáchchia khổ ?
Cách ngắt nhịp ?
Nhận xét về vần ?
Học sinh phân tích khổ thơ ?
Học sinh nêu đoạn thơ 5 chữ khác mà em biết ? Nhận xét đặc điểm của chúng ?
Ghi nhớ SGK
HS dọc những câu ví dụ mẫu SGK
Hoạt động II: Tập làm thơ 5 chữ:
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà ?
HS trinhg vày trước lớp kết quả làm thơ năm chữ.
HS khác nhận xét.
GV nhận xét, đánh giá 
I. Đặc điểm của thơ 5 chữ
-Mỗi dòng thơ gồm 5 chữ 
-Mỗi khổ thơ thường có bốn dòng.
-Số khổ thơ trong bài không hạn định 
-Nhịp 3/2 hoặc 2/3 .
-Vần : kết hợp các vần : chân, lưng, liền, cách /
-Thích hợp với lối thơ vừa kể chuyện vừa miêu tả .
VD : Anh đội viên / thức dậy
 Thấy trời khuya/ lắm rồi . ( vần chân )
 Mà sao / Bác vẫn ngồi .
 Đêm nay / Bác không ngủ .
 Ghi nhớ : SGK
II Tập làm thơ 5 chữ:
Hãy viết 8 dòng thơ bằng 2 khổ thơ 5 chữ nội dung tuỳ chọn
Yêu cầu : Mỗi câu 5 chữ ( tiếng )
+ Kết hợp các vần : chân , lưng, liền, cách , bằng, trắc .
+ Nhịp : 3/2 hoặc 2/3 .
+Đặt tiêu đề phù hợp với nội dung của bài thơ .
+Vận dụng tốt các phép tu từ .
VI. CỦNG CỐ DẶN DÒ, HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Đặc điểm của thể thơ năm chữ ?	
- Nhớ đặc điểm của thể thơ năm chữ.
- Nhớ một số vần cơ bản.
- Nhận diện được thể thơ năm chữ.
- Sưu tầm một số bài thơ viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm các bài thơ năm chữ.
- Soạn : " LÒNG YÊU NƯỚC, CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ"
VII.RÚT KINH NGHIỆM:
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 **********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docHUYGIA V6 TUAN 29 MOI NHAT.doc