Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8 - Năm học 2010-2011

LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN

1. Mục tiêu bài dạy:

 a. Kiến thức

Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.

 b. Kỹ năng:

- Lập dàn bài kể chuyện.

- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.

- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp.

- Rèn kĩ năng sống :

+ Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyeenj.

+ Giao tiếp : Ứng xử, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.

 c. Thái độ:

 - GD HS lòng yêu thích môn học.

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án.

 b. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

 - Học bài cũ, chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên (Lập dàn bài cho đề a, c (Phần chuẩn bị - SGK,T.77)).

3. Tiến trình bài dạy.

 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)

 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.

 * Giới thiệu bài: (1phút)

 Để giúp các em rèn luyện kỹ năng nói, kể trước tập thể sao cho rõ ràng, mạch lạc, tiết học hôm nay chúng ta cùng luyện nói kể chuyện.

 

doc 186 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 709Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 8 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8
NGỮ VĂN - BÀI 7-8
Kết quả cần đạt.
 - Hiểu được ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự. Biết cách diễn đạt miệng một câu chuyện đời thường.
 - Hiểu được nội dung ý nghĩa của truyện cổ tích Cây bút thần và một số chi tiết nghệ thuật têu biểu, đặc sắc trong truyện. 
 - Củng cố và nâng cao một bước kiến thức về danh từ đã học ở bậc tiểu học.
Ngày soạn:./10/2011
Ngày dạy :
6A:./10/2011
6B:./10 /2011
 Tiết 29. Tập làm văn.
LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN
1. Mục tiêu bài dạy: 
 a. Kiến thức
Cách trình bày miệng một bài kể chuyện dựa theo dàn bài đã chuẩn bị.
 b. Kỹ năng:
- Lập dàn bài kể chuyện.
- Lựa chọn, trình bày miệng những việc có thể kể chuyện theo một thứ tự hợp lí, lời kể rõ ràng, mạch lạc, bước đầu biết thể hiện cảm xúc.
- Phân biệt lời người kể chuyện và lời nhân vật trực tiếp.
- Rèn kĩ năng sống :
+ Suy nghĩ sáng tạo, nêu vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin để kể chuyeenj.
+ Giao tiếp : Ứng xử, trình bày suy nghĩ/ ý tưởng để kể các câu chuyện phù hợp với mục đích giao tiếp.
 c. Thái độ: 
	- GD HS lòng yêu thích môn học.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 	- Học bài cũ, chuẩn bị bài ở nhà theo yêu cầu của giáo viên (Lập dàn bài cho đề a, c (Phần chuẩn bị - SGK,T.77)).
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
	- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 	Để giúp các em rèn luyện kỹ năng nói, kể trước tập thể sao cho rõ ràng, mạch lạc, tiết học hôm nay chúng ta cùng luyện nói kể chuyện.
 b. Dạy nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG ghi
?
Gv
Hs 
Gv
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
?K
Hs
Gv
Nhắc lại cách làm bài văn tự sự
- (Kiểm tra chuẩn bị của học sinh ): 
 Tiết trước cô giáo đã hướng dẫn các em về nhà lập dàn ý cho hai đề (a, c), Sau đây các em sẽ thảo luận theo nhóm, cùng kiểm tra, thống nhất lại dàn ý đã được chuẩn bị ở nhà, sau đó chúng ta sẽ luyện nói theo dàn bài đã được chuẩn bị.
- Thảo luận nhóm (5 phút).
→ Trình bày dàn ý đã chuẩn bị.
- Nhận xét việc chuẩn bị và lưu ý các em lập dàn ý theo định hướng sau: 
1) Tự giới thiệu về bản thân.
a) Mở bài:
 Lời chào và lý do tự giới thiệu.
b) Thân bài:
 - Tên tuổi, vài nét về hình dáng.
 - Gia đình gồm những ai, công việc hằng ngày.
 - Vài nét về tính tình, sở thích, ước mơ.
c) Kết bài: 
 Lời cảm ơn người nghe.
2) Kể về gia đình mình.
a) Mở bài:
 Lí do kể. Giới thiệu chung về gia đình.
b) Thân bài:
 - Kể về các thành viên trong gia đình: Ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,...
 Lưu ý: - Với từng người, lưu ý kể, tả một số ý:
+ Chân dung ngoại hình.
+ Tính cách, tình cảm, hoạt động, công việc hàng ngày,...
c) Kết bài: 
 Tình cảm của mình với gia đình.
 - Hướng dẫn học sinh luyện nói và nhận xét luyện nói ở nhóm, tổ.
- Luyện nói theo tổ.
- Hướng dẫn học sinh luyện nói và nhận xét luyện nói trước lớp:
 + Khi nói trước lớp, các em cần phải tự tin, bình tình, đàng hoàng, mắt nhìn vào các bạn.
 + Nói to, rõ ràng để các bạn cùng nghe. 
- Nói trước lớp, mỗi tổ hai em (nhận xét).
- Nhận xét, cho điểm với những học sinh nói tốt.
* Đọc bài tham khảo: (SGK.T78, 79)
* Em có nhận xét gì về ba bài tham khảo trong sách giáo khoa?
- Các bài văn trên đều rất ngắn gọn, giản dị, nội dung mạch lạc, rõ ràng, rất phù hợp với việc tập nói.
→ Đó chính là yêu cầu cần thiết cho một bài luyện nói. Các em cần lưu ý để tiết luyện nói sau sẽ đạt kết quả cao hơn.
I. Lý thuyết 
 (7 phút). 
* Lập dàn bài cho đề bài sau:
 1) Tự giới thiệu về bản thân.
 2) Kể về gia đình mình. 
II. Luyện nói trên lớp. (25 phút).
 1. Luyện nói theo tổ.
 2. Luyện nói trước lớp.
III. Đọc bài tham khảo. (7 phút). 
c. Củng cố: 
	- Gv khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
 - Về nhà ôn lại lý thuyết văn tự sự.
	- Tập nói theo dàn bài đã chuẩn bị. 
	- Đọc và chuẩn bị bài Cây bút thần. Tóm tắt các sự việc chính trong truyện; trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa. 
=============================
Ngày soạn:./10/2011
Ngày dạy :
6A:./10/2011
6B:./10/2011
 Tiết 30, 31. Văn bản hướng dẫn đọc thêm:
CÂY BÚT THẦN
 (Truyện cổ tích Trung Quốc)
1. Mục tiêu bài dạy : 
 a. Kiến thức :
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì về kiểu nhân vật thông minh, tài giỏi.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết, sự đối lập giữa các nhân vật.
 b. Kỹ năng:
 - Đọc - hiểu văn bản truyện cổ tích thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi.
 - Nhận ra và phân tích được các chi tiết nghệ thuật kì ảo trong truyện.
 - Kể lại câu chuyện.
 c. Thái độ : 
	- Yêu mến cái thiện, căm ghét cái ác. Ý thức học tập và rèn luyện.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Nghiên cứu kĩ nội dung SGK, SGV - soạn giáo án.
 b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Học bài và chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên, trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. 
3. Tiến trình bài dạy.
 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
 * Giới thiệu bài: ( 1phút)	
 Là một trong những truyện cổ tích thần kỳ, thuộc kiểu loại truyện kể về những con người thông minh, tài giỏi, Cây bút thần đã trở thành truyện bình dân quen thuộc đối với cả trăm triệu người dân Trung Quốc và Việt Nam từ bao đời nay. Câu chuyện khá ly kỳ, xoay quanh số phận của Mã Lương, từ một cậu bé nghèo khổ trở thành một hoạ sĩ lừng danh với cây bút thần kỳ diệu, giúp dân diệt ác.Vậy, nội dung câu chuyện được kể như thế nào? mời chúng ta cùng tìm hiểu trong 2 tiết học: 30 – 31
b. Dạy nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Gv
Hs1
Hs2
Gv 
?Tb
Hs
?K
Hs
Gv
?Tb
Hs
?Tb
Hs
?Tb
Hs
Gv
?Tb 
?Tb
?K
?Tb
?G
?Tb
?K
Hs
Gv
?Tb
Hs
Gv
Hs
Gv
- Hướng dẫn đọc, kể: 
 Giọng to, rõ ràng, chậm rãi, bình tĩnh; chú ý phân biệt lời kể và lời một số nhân vật trong truyện.
 → Đọc mẫu một đoạn từ đầu đến “em rất lấy làm lạ”.
- Đọc tiếp từ “Mã Lương lấy bút ra vẽ một con chim” đến “ngựa tung vó phóng như bay”.
- Đọc phần còn lại của văn bản.
- Lưu ý học sinh một số từ khó trong sách giáo khoa: Dốc lòng, khảng khái, mách lẻo, tố giác, ngục.
* Văn bản gồm những sự việc chính nào?
- Văn bản gồm những sự việc chính sau:
1. Giới thiệu Mã Lương - một cậu bé mồ côi ham học vẽ và được tặng một cây bút thần.
2. Mã Lương vẽ cho người nghèo.
3. Mã Lương vẽ để trừng trị địa chủ. 
4. Mã Lương vẽ để trừng trị vua quan.
5. Những lời truyền tụng về Mã Lương. 
* Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các sự việc trong câu chuyện?
- Các sư việc trong câu chuyện được sắp xếp theo trình tự thời gian → Kết cấu của bài văn tự sự.
* Căn cứ vào những sự việc chính, hãy kể lại câu chuyện Cây bút thần?
- Kể theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung).
- Nhận xét, uốn nắn cách kể.
* Căn cứ vào nội dung văn bản, câu chuyện có thể chia thành mấy phần Cho biết nội dung chính của từng phần?
- Chuyện Cây bút thần có thể chia thành 4 phần với nội dung cụ thể như sau:
1. Mã Lương học vẽ.
2. Mã Lương vẽ cho người nghèo.
3. Mã Lương vẽ để trừng trị địa chủ.
4. Mã Lương vẽ để trừng trị vua quan.
* Theo em, truyện Cây bút thần thuộc truyện cổ tích nào?
- Truyện Cây bút thần thuộc truyện cổ tích kể về nhân vật có tài năng kì lạ. 
- Để hiểu rõ nội dung, ý nghĩa của truyện, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần Phân tích văn bản.
* Đọc lại phần đầu của văn bản và nhắc lại nội dung chính của phần vừa đọc?
- Đọc " Nội dung chính của phần đầu là giới thiệu Mã Lương học vẽ.
* Trong phần đầu câu chuyên, Mã Lương được giới thiệu qua những chi tiết nào? (Về số phận, tính nết, tài năng?).
- [...] ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ đều mất sớm [...] nghèo đến nỗi không có tiền mua bút. [...] Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi [...] Lúc cắt cỏ ven sông [...] Khi về nhà [...]
- Năm tháng trôi qua, Mã Lương không ngừng học vẽ, không bỏ phí một ngày nào và em đã tiến bộ rất mau. Em vẽ chim, cá giống như hệt.
* Qua những chi tiết trên, em có nhận xét gì về Mã Lương?
- Mã Lương - một cậu bé thông minh, chăm chỉ, kiên trì rèn luyện, có năng khiếu vẽ.
* Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào?
- Trong mơ Mã Lương được một cụ già râu tóc bạc phơ [...] đưa cho em một câu bút thần [...] bằng vàng sáng lấp lánh.
* Theo em, chi tiết này có ý nghĩa gì?
- Trong mơ Mã Lương được một cụ già râu tóc bạc phơ thưởng cho một câu bút bằng vàng sáng lấp lánh. Thú vị là ở chỗ giấc mơ tan, cây bút thần đã thành sự thật. Chi tiết kì diệu chủ chốt của truyện đã xuất hiện hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu xa:
 + Đó là hình ảnh biểu trưng kết quả khổ học thành tài của Mã Lương.
 + Phần thưởng xứng đáng dành cho chú bé thông minh, cần cù, nghị lực.
 + Sự kết hợp giữa tài năng và phương tiện (công cụ mới đem lại chất lượng nghệ thuật mới, hoàn chỉnh).
* Từ khi có cây bút thần, Mã Lương vẽ được tác phẩm như thế nào?
 - Vẽ chim - chim tung cánh.
 - Vẽ cá - cá trườn xuống nước bơi lội.
* Do đâu Mã Lương vẽ giỏi như vậy?
- Do lòng say mê, sự cần cù, kiên trì luyện tập, sự thông minh, năng khiếu vẽ.
 - Do Mã Lương đã vẽ bằng cả tâm hồn, tình yêu cuộc sống của mình, Mã Lương đã thổi hồn mình vào sự vật " sự vật có sự sống.
- Như vậy, sự thành công của Mã Lương không chỉ nhờ phép thần mà nhờ tài năng, phẩm chất của Mã Lương. Tài năng được rèn luyện thì sẽ phát triển đạt tới trình độ cao. Qua đó, nhân dân muốn khảng định: Nghệ thuật được trau dồi bởi người có lương tâm có thể đạt tới trình độ tuyệt vời.
* Qua phân tích, em rút ra bài học gì từ việc học vẽ của Mã Lương? 
- Trình bày.
- Nhận xét, khái quát và chốt nội dung.
- Kể diễn cảm phần đầu văn bản.
- Nhận xét, uốn nắn cách kể.
I. Đọc và tìm hiểu chung. (19 phút)
II. Phân tích văn bản. (16 phút)
1. Mã Lương học vẽ.
 Tài năng được rèn luyện thì sẽ phát triển đạt tới trình độ cao.
* Luyện tập tiết 1. 
 (5 phút).
c. Củng cố: Gv khái quát nội dung bài học.
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
 - Tập phân tích lại nội dung bài học, học thuộc ghi nhớ (SGK, T.74).
	- Tìm đọc thêm những câu chuyện kể về nhân vật là em bé thông minh.
 - Đọc kĩ và chuẩn bị bài chữa lỗi dùng từ (tiếp theo) (SGK, T.75, 76): Đọc kĩ câu hỏi tìm hiểu và suy nghĩ trước bài tập trong phần luyện tập.
=======================================
Ngày soạn:./10/2011
Ngày dạy :
6A:./10/2011
6B ... g?
- Trình bày những truyện dân gian ở địa phương thông qua tìm hiểu.
- Nhận xét Š giới thiệu khái quát: Như các em đã biết trong phần lịch sử cũng đã khẳng định rất rõ, Sơn La cũng là quê hương của người Nguyên Thuỷ sống và trải qua hàng ngàn năm tồn tại và phát triển, song song với việc ổn định về đời sống vật chất, đời sống tinh thần cũng ngày càng phong phú. Các dân tộc ở Sơn La cần cù và sáng tạo, luôn thể hiện rõ niềm lạc quan yêu đời, đã có rất nhiều sáng tác từ những buổi đầu sơ khai của lịch sử; khi chưa có chữ viết, họ đã sáng tác nhiều truyện dân gian nhằm phản ánh cuộc sống, sinh hoạt xã hội trong cộng đồng, làng bản (gồm 14 dân tộc anh em) đều có những di sản văn hoá truyền thống độc đáo của riêng mình.
- Đến nay, việc bảo tồn và phát huy văn hoá văn nghệ, nổi bật là văn hoá văn nghệ dân gian: Đã tìm thấy hàng trăm di vật thời tiền kì sử ở nhiều nơi như: Mường Chanh (Mai Sơn), Thôm Mòn (Thuận Châu), và một số huyện ven sông Đà, gần 1000 bản sách đợc ghi chép bằng chữ Thái cổ (Trường ca, truyện, thơ ca,...).
- Từ thời Hùng Vương, Sơn La thuộc bộ Tân Hưng, một trong mười lăm bộ lạc của nước Văn Lang. Người dân tộc ở đây có vẻ đẹp hồn hậu, mộc mạc, dân dã nhưng lại vô cùng độc đáo đầy sức hấp dẫn với một nền văn hoá đa dạng, phong phú, đậm đã bản sắc dân tộc.
- So sánh với các loại truyện dân gian mà chúng ta đã học, ở Sơn La cũng có các loại truyện dân gian: Cổ tích, truyền thuyết, ngụ ngôn, truyện cười,.
* Liệt kê những truyện cổ dân gian ở địa phương mà em biết?
- Trình bày.
- Nhận xét và giới thiệu thêm một số truyện tiêu biểu:
 + Truyện Con cầy hương biết hát (dân tộc Thái);
 + Ý ưởi, ý noọng (Cổ tích dân tộc Thái);
 + Kẻ ác hại người lành (Cổ tích dân tộc Thái);
 + Truyện Bố vợ và con rể (Truyện cười - Thái),...
* Kể lại một trong những câu chuyện vừa nêu?
- Kể (Có nhận xét).
- Bên cạnh những tác phẩm dân gian tiêu biểu, trong cuộc sống, nhân dân các dân tộc Sơn La còn duy trì những sinh hoạt văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc với những nét đẹp văn hoá riêng biệt. Vậy những nét đẹp văn hoá đó là gì? Š 
* Em hãy kể tên một số nét đẹp trong sinh hoạt văn hoá truyền thống ở quê hương em mà em biết?
- Có nhiều trò chơi dân gian: Ném còn vòng, ném còn giao duuyên, đẩy gậy, kéo co, đánh yến, đánh con quay, đánh pao, bắn nỏ, tó lẹ,...
- Các điệu xoè: Múa nón (Thái Trắng) xoè vòng , múa sạp (Thái) múa khèn (HMông), múa chuông (Dao), múa au eo (KhMú),lăm vông (Lào),...
- Nhạc cụ: Đàn tính, sáo, nhị, khèn bè, chiêng trống.
- Lễ hôi: Sên lẩu nó, sên mường, lễ hội mững cơm mới, tết xíp xí,...
- Toàn tỉnh hiện nay: Có 1.020 đội văn nghệ, trong đó có khảng 650 đội hoạt động thường xuyên trên 30 điệu múa khác nhau của các dân tộc (Thái, HMông, Dao, KhMú,...).
- Tôn giáo: Theo tín ngưỡng (Thờ cúng tổ tiên (có sách cúng); sinh hoạt cộng đông: tập chung ăn uống vào các dịp lễ, tết, cưới xin, ma chay, giỗ chạp,...
* Các truyện cổ dân gian các dân tộc Tây Bắc có những nét đẹp về nghệ thuật, nội dung như thế nào?
- Trình bày.
- Nhận xét, bổ sung:
Nghệ thuật:
- Có yếu tố tưởng tượng hư cấu, các chi tiết gọn, rõ ràng, dễ nhớ, dễ thuộc.
- Kể theo kết cấu của truyện cổ dân gian Việt Nam nói chung.
- Nhiều truyện có cách kể độc đáo, hóm hỉnh, hồn nhiên nhưng cũng có ý nghĩa phê phán (truyện cười).
- Có những câu chuyện gắn với địa danh cụ thể (Thần thoại núi Hài, Hồ Thuận Châu, Thẳm Báo Ké,...).
- Kể về các kiểu nhân vật, có hai tuyến nhân vật đó là thiện và ác, chiến thắng cuối cùng bao giờ cũng thuộc về cái thiện - Thể hiện ước mơ, khát vọng về cuộc sống yên ấm, tốt lành của nhân dân.
- Về nội dung: Các truyện cổ của các dân tộc ở Sơn La cũng có những nét đồng nhất với nội dung các truyện cổ dân gian Việt Nam nói chung: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện, phê phán cái ác, bất công, giải thích phong tục tập quán, tín ngưỡng của các dân tộc,...Qua đó, giáo dục, răn dạy người đời, con cháu sống tốt, mơ ước một xã hội công bằng, công lí thuộc về nhân dân lao động.
- Mang đậm phẩm chất, dấu ấn của mỗi dân tộc song đều nổi bật nét đáng quý, đáng trân trọng đó là sự hồn nhiên, giản dị, cách nói, cách hiểu, cách giải thích giản dị, vô tư,...
Tóm lại: Kho tàng văn hoá văn nghệ của các dân tộc Sơn La rất phong phú đa dạng, bao gồm cả những giá trị văn hoá truyền thống và cả những giá văn hoá hiện đại. Song sẽ không thể là mãi mãi vô tận nếu không biết giữ gìn và phát triển nó.
- Sơn La đã tổ chức chỉ đạo kiểm kê, sưu tầm,... từ chất liệu dân gian hiện có, sự đầu tư sáng tạo nâng cao, làm phong phú thêm vốn văn hoá cổ truyền của dân tộc. Đó là những điệu múa, hát, xoè, trường ca, những di tích, danh lam thắng cảnh ở mỗi vùng đất như ngọn núi, dòng sông, bến sông thiêng,...là chứng tích của quá trình khai phá tạo bản, lập mường. Qua những câu chuyện truyền thuyết, dã sử, đựơc mọi người dân tôn thờ, trân trọng.
- Tiếp tục sưu tầm để bảo tồn, phục vụ cho con cháu mai sau.
- Có thể nói Sơn La có rất nhiều tiềm năng để phat triển một nền văn hoá văn nghệ dân tộc. Phát huy truyền thống dân tộc chính là nhằm phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
I. Các thể loại văn học dân gian đã học ở lớp 6 nói chung và văn học dân gian địa phương. (8 phút)
II. Một số tác phẩm tiêu biểu - nét đẹp văn hoá độc đáo của quê hương Sơn La.
(25 phút)
 1. Các tác phẩm tiêu biểu:
 2. Một số nét đẹp văn hoá độc đáo:
III. Kết luận.
(10 phút)
 Kho tàng văn hoá văn nghệ của các dân tộc Sơn La rất phong phú đa dạng cả về nội dung lần hình thức, mang đầy đủ những nét đặc trưng của nền văn học dân gian Việt Nam. 
c. Củng cố: GV khái quát nội dung bài học. 
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút)
 Sưu tầm các truyện dân gian ở địa phương, 
 Tìm đọc thêm một số truyện dân gian Thái, HMông.
 - Chuẩn bị cho tiết sau: Trả bài KT học kì I.
* Những kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy:
=========================================
Ngày soạn:./12 /2011
Ngày dạy :
6A:./12 /2011
6B:./12 /2011
 Tiết 72:
TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ I.
1. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
 a. Kiến thức: 
	- Đánh giá được ưu, nhược điểm của bài kiểm tra học kỳ I.
 b. Kĩ năng: 
	- Tự sửa lỗi và biết cách trình bày cho một bài làm văn.
	- Rèn kĩ năng sống: Tự tin
 c. Thái độ: 
- Đánh giá ý thức, thái độ học tập của học sinh trong việc nắm bắt những kiến thức cơ bản, từ đó có hướng phấn đấu ở học kỳ tới.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
 a. Chuẩn bị của giáo viên :
	- Nghiên cứu kĩ đề - chấm bài; chuẩn bị nội dung trả bài (Soạn giáo án)
 b. Chuẩn bị của học sinh:
	- Ôn lại lí thuyết, đọc kĩ và lập dàn ý cho đề bài tự luận theo yêu cầu của gv.
3. Tiến trình bài dạy:
 a. Kiểm tra bài cũ: (3 phút)
 - Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.Nhận xét.
 * Giới thiệu bài: (1phút).
Các em đã làm bài kiểm tra học kỳ I với kiến thức tổng hợp. Vậy qua bài làm đó các em đã đạt được những yêu cầu gì? Còn những điểm gì cần phải rút kinh nghiệm? Trong tiết trả bài hôm nay chúng ta cùng xem xét lại.
 b. Dạy nội dung bài mới:	
1. HS NHẮC LẠI ĐỀ BÀI
Câu 1: Kể tên các thể loại văn học dân gian mà em đã học? (1đ)
Câu 2: Trình bày ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa (Vũ Trinh)? (1đ)
Câu 3: Thế nào là chỉ từ ? Đặt một câu có sử dụng chỉ từ và gạch chân dưới chỉ từ ấy? (2đ)
Câu 4: Hãy kể về gia đình mình. (6đ)
2. GV THÔNG QUA ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM
 Câu 1: (1đ) Mỗi đáp án đúng được 0,25đ
 Các thể loại của văn học dân gian: 
 Truyền thuyết 
 Truyện cổ tích
 Truyện ngụ ngôn
 Truyện cười. 
Câu 2: Ý nghĩa truyện Con hổ có nghĩa:
 Truyện đề cao giá trị đạo làm người: con vật còn có nghĩa huống chi là con người. (1đ)
Câu 3: (2đ)
 -Chỉ từ là những từ dùng để trỏ sự vật, nhằm xác định vị trí (định vị) của sự vật trong không gian hoặc thời gian. (1đ)
 -Học sinh đặt được một câu có sử dụng chỉ từ và gạch chân đúng chỉ từ.(1đ)
Câu 4: (6đ)* Yêu cầu chung: 
-Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn tự sự đã học.
-Bài văn trình bày mạch lạc, rõ ràng, các chi tiết và hình ảnh được trình bày thứ tự. Diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
 	 *Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
a.MB: (1đ) Lí do kể về gia đình.
b.TB:(4đ)
 -Gia đình gồm những ai; 
-Kể về cha; 
-Kể về mẹ; 
-Kể về anh, chị hoặc em (nếu có); 
c.KB:(1đ) Nêu tình cảm của mình đối với gia đình.
 *Lưu ý:
-Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn tự sự là 2 điểm.
-Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
-Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm.
3. NHẬN XÉT BÀI LÀM CỦA HỌC SINH
→ Nhận xét bài viết của học sinh:
Ưu điểm:
 Đa số các em đều có ý thức học bài, xác định đúng yêu cầu của câu hỏi, kiến thức đảm bảo tương đối chính xác.
+ Hiểu đề, kể đúng ngôi kể mới
+ Nắm chắc nội dung cốt truyện, đảm bảo những chi tiết chính.
+ Một số bài tương đối hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức.
+ Một số bài trình bày sạch, đẹp khoa học: Thành,Hậu, Lẻ, 
Nhược điểm:
nhiều em còn lười học (xác định không chính xác, lúng túng trong việc lựa chọn câu trả lời đúng).
 + Một số bài chưa xác định được kiến thức cơ bản, làm bài hời hợt, kể còn thiếu nhiều chi tiết; 
 + Một số em chưa thống nhất về việc sử dụng ngôi kể (xưng hô chưa nhất quán: lúc thì “tôi”, lúc thì xưng cháu, con, em ).
 + Một số bài không biết dùng ngôi kể thứ nhất; nội dung thiếu ý, kể không sáng tạo.
 + Một số em, chữ viết cẩu thả, gạch xoá tuỳ tiện, sai chính tả, diễn đạt yếu (Hoà , Tiến, Tỉnh, Hưng, Dũng). 
4. CHỮA LỖI:
* Hãy xác định xem trong đoạn, câu sau, bạn đã mắc phải lỗi gì?
- Nhận xét.
- Giáo viên bổ sung và gạch chân những từ ngữ dùng sai:
 1. Gia đình tôi có bố mẹ và hai em chai. 
 2. Tôi ngĩ mãi về chuyện hôm lấy
3. Tôi rất iêu ông và tôi vì ông bà tôi rất tốt vụng.
* Chữa lại cho đúng?
- Lên bảng chữa.
- Nhận xét, bổ sung cách chữa lỗi:
 1. Gia đình tôi có bố mẹ và hai em trai. 
2. Tôi nghĩ mãi về chuỵên hôm ấy.
3. Tôi rất yêu ông bà tôi vì họ rất tốt bụng.
- Đọc bài viết tốt: Hiền, Đức, Tuân, Ngoan.
 - Thông báo kết quả bài viết sau đó trả bài cho học sinh:
c. Củng cố: GV khái quát tiết trả bài
d. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
- Về nhà xem lại toàn bộ lí thuyết đã học về văn bản tự sự.
- Tìm đọc một số bài văn mẫu tham khảo.
	- Đọc kĩ và chuẩn bị văn bản Bài học đường đời đầu tiên theo câu hỏi trong sách giáo khoa.
* Những kinh nghiệm rút ra sau giờ dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 8.doc