I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển loại của từ nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
II. Các bước lên lớp
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nghĩa của từ là gì ? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ, hãy nêu rõ ?
- Chữa bài tập 4, 5 trang 36.
2. Bài mới:
A. Gíới thiệu bài
Khi mới xuất hiện, thường từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định. Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới. Để có tên gọi cho những sự vật mới khám phá và biểu thị khái niệm mới nhận thức ấy, còn những từ có sẵn. Theo cách thứ hai này, những từ trước đây chỉ có một nghĩa, nay lại được mang thêm nghĩa mới. Chính vì vậy mà nảy sinh hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Bài học hôm nay giúp chúng ta nhận biết những từ đó và sử dụng sao cho hợp lí.
B.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 tuần 5 Bài 5: Tiết 17 - 18 Sọ dừa I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh : + Hiểu sơ lược khái niệm truyện cổ tích + Hiểu nội dung ý nghĩa truyện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật mang lối xấu xí. + Kể lai được truyện II. Các bước lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Nêu ý nghĩa giải thích tên Hồ Hoàn Kiếm ( Trả gươm) ? Chi tiết nào trong truyện em thích nhất ? Vì sao ? 2. Bài mới: A. Gíới thiệu bài: Trong văn học dân gian, truyện cổ tích là thể loại rất tiêu biểu được mọi người ưu thích. Không có truyện cổ tích nào có tuổi đời của ông bà chúng ta, nhưng cũng rất kì lạ, không truyện cổ tích nào già nua trong đôi mắt, tâm hồn của lớp thế hệ mới. Sọ Dừa là một truyện cổ tích mà trong đó nhân vật là một người có hình dáng xấu xí, dị dạng. Nhưng bên trong vẻ xấu xí, Sọ Dừa lại có những tài năng phẩm chất tuyệt vời. Vậy nhân vật ấy có cuộc đời và số phận như thế nào, chúng ta sẽ tìm hiểu truyện để hiểu rõ điều đó! B. Tiến trình tổ chức các hoạt động + Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học: Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? GV cho HS đọc phần chú thích * trong SGK. Giúp học sinh nắm được khái niệm đó bằng những câu hỏi sau: ? Nội dung chính của truyện cổ tích là gì? ? Những loại NV thường xuyên xuất hiện trong truyện cổ tích? ? Truyện cổ tích có hình thức sáng tác ntn? ? ý nghĩa của truyện cổ tích? ? Vậy khái niệm truyện cổ tích có mấy ý chính? ? Từ những đặc điệm trên, em hãy kể tên những truyện cổ tích mà em biết? ? So sánh cổ tích với truyền thuyết, rút ra NX gì? GV cho HS thảo luận và nêu ý kiến. HS tự đánh giá bằng cách treo đáp án. ( Bảng phụ ) 1- Đọc - chí thích 1- Khái niệm về truyện cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc dời của một số kiểu nhân vật quyen thuộc: + NV bất hạnh ( Người mồ côi, người con riêng, người em út, người có hình dạng xấu xí... ) + NV dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ + NV thông minh và nhân vật ngốc nghếch + NV là động vật ( con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người ) Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân vật về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, đối với cái sấu, sự bất công bằng đối với sự bất công. Đặc điểm chung Truyết thuyết Cổ tích Hình thức sáng tác Sáng tác bằng trí tưởng tưởng, nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, có cốt lõi là sự thật lịch sự Sáng tác bằng trí tưởng tượng, nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường. Nội dung Kể về nhân vật và sự việc liên quan đến lịch sử. Kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật. Nhân vật Nhân vật liên quan đến lịc sử thời quá khứ. NV bất hạnh ( Mồ côi, người con riêng, em út, người có hình dáng xấu xí.) - NV thông minh, ngốc nghếch. - NV là động vật... ý nghĩa Giải thích nguồn gốc dân tộc, đất nước... thể hiện thái độ và cách đánh giá về sự việc và nhân vật lịch sử. Thể hiện mơ ước, niềm tin của ND về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối vưói cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt - GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Giọng đọc: Chậm rãi, bình tĩnh, lưu ý thay đổi giọng đọc cho phù hợp với từng nhân vật. Gọi HS đọc truyện thành 3 đoạn - HS nhận xét cách đọc của nhau - GV chọn một số từ, câu, nhóm câu để góp ý HS cách đọc. - HS đọc phần chú thích, GV chú ý chú thích 1,6,8,10,11. 1- Đọc - chú thích Đoạn 1: từ đầu ... " đặt tên cho nó là sọ Dừa" Đoạn 2: Tiếp ... phong khi dùng đến. Đoạn 3: Còn lại Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm ( Bằng 1 hoạt động ) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Truyện có mấy nhân vật, nhân vật nào là nhân vật chính? ? Tại sao truyện lại lấy tên nhân vật là Sọ Dừa làm tên cho truyện? ? Qua việc đọc truyện, em hãy tóm tắt những sự việc chính của truyện? Từ phần này giáo viên chuyển sang phần tìm hiểu nhân vật Sọ Dừa. Nhân vật: - Sọ Dừa - Cô út Sự việc chính: - Mẹ Sọ Dừa thụ thai khi uống nước đựng trong cái sọ dừa, sinh ra một cậu bé không chân, không tay, tròn như quả dừa. - Sọ Dừa giúp mẹ chăn bò cho phú ông và lấy cô út làm vợ. - Sọ Dừa trút bỏ lốt trở thành chàng trai khôi ngô tuấn tú, học giỏi, đỗ trạng nguyên và đi sứ. Vợ Sọ Dừa ở nhà gặp nạn. - Sọ Dừa trở về, gặp lại vợ, sống hạnh phúc, hai cô chị hãm hại em, xấu hổ bỏ đi biệt xứ. Hoạt động 4: Tìm hiểu nhân vật Sọ dừa GV hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Sọ Dừa ? Em hãy nhắc lại cho cả lớp biết phần mở đầu của bài văn tự sự có nội dung gì? ( giới thiệu nhân vật - sự việc ) ? Nhân vật Sọ Dừa bằng những câu văn nào? Giới thiệu những đặc điểm gì của Sọ Dừa? ( hoàn cảnh ra đời... ) ? Em hãy chỉ ra những nét khác thường về sự ra đời của Sọ Dừa? ? Hãy so sánh sự ra đời của Sọ Dừa với sự ra đời của các nhân vật: Hùng vương thứ nhất, Thánh Gióng? Giống và khác nhau ở điểm gì? ( Đều là sự ra đời khác thường, kỳ lạ. tuy nhiên có sự khác nhau: những nhân vật kia khi ra đời đều có hình dáng bình thường, hoặc đẹp đẽ, còn Sọ Dừa phải mang lốt gớm ghiếc ) ? Câu nói đầu tiên của Sọ Dừa là gì? ? Chỉ ra điều kì lạ qua chi tiết này? ( Là tiếng nói của một quái thai, vừa sinh ra đời đã biết nói năng rành rẽ, thấu tình đạt lý ) ? Bên trong sự kỳ lạ ấy, câu nói đầu tiên của Sọ Dừa có ý nghĩa ntn? ( Đó là tiếng nói của một con người bình thường, chứa đựng một nội dung hết sức cảm động, giàu tình người. Có lẽ không có tiếng nói ấy, cục thịt đỏ hỏn kia đúng là một quái thai đáng sợ ) ? Qua sự ra đời khác thường này, em hãy cho biết Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào? ? Kiểu nhân vật gợi cho em liên tưởng tới những người ntn trong xã hội xưa? ? Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì? Từ đó gợi cho ta một tâm trạng ntn? Qua phần đầu câu chuyện, em học tập được gì ở cách giới thiệu nhân vật của người kể? ( Không chỉ giới thiệu nhân vật về các đặc điểm như: Tên, nguồn gốc xuất thân... mà còn gợi nên sự chú ý, thương cảm của người đọc đối với nhân vật ) ? Với hình dáng kì dị, tưởng như Sọ Dừa không làm được gì và trở thành gánh nặng cho những người trong gia đình. Vậy Sọ Dừa lại rất tài giỏi và thông minh. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự tài giỏi đó của Sọ Dừa? Lưu ý: Để học sinh tìm đủ những chi tiết có liên quan đến phẩm chất này của nhân vật, GV có thể đưa ra những câu hỏi phụ như: (Sọ Dừa chăn bò như thế nào, thông minh ở chỗ nào? ? Mỗi khi nhân vật cổ tích gặp khó khăn, bế tắc thì thường có Bụt, Tiên giúp đỡ, vậy theo em lúc tưởng chừng như bế tắc nhất là Sọ Dừa là gì? Sọ Dừa có cần đến sự giúp đỡ của Tiên Bụt không? Sọ Dừa giải quyết như thế nào? Đây có thể coi là sự tài giỏi của Sọ Dừa được không? Mặc dù có phép lạ như vậy, nhưng Sọ Dừa không dùng nó để biến mình thành Trạng Nguyên....Sọ Dừa làm thế nào. Điều đó đã chúng tỏ Sọ Dừa là người như thế nào? ? Khi phải đi sứ, Sọ Dừa để lại cho vợ ba thứ có ý nghĩa gì? Thể hiện Sọ Dừa là người như thế nào- Biết phòng xa, lường trước khó khăn... ?Khi đó vợ về, biết được âm mưu của hai bà chị vợ, Sọ Dừa đã có cách cư xử như thế nào? Cách giải quyết ấy chứng tỏ Sọ Dừa còn có phẩm chất gì nữa? ? Nhận xét gì về những chi tiết kể về Sọ Dừa? Về hình dáng, về phẩm chất? (Những chi tíêt tưởng tượng này không những làm cho câu truyện trở nên hấp dẫn lôi cuốn, mà còn tạo nên những ý nghĩa sâu sắc.) Qua những chi tiết tưởng tượng này em nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bề ngoài với phẩm chất bên trong của nhân vật? (Trái ngược nhau) ? Sự trái ngược nhau giữa hình dáng bề ngoài và phẩm chất của Sọ Dừa đã nói lên điều gì? Khẳng định điều gì? (Khẳng định và đề cao giá trị con người) ? Trong những chi tiết tưởng tượng về Sọ Dừa, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao? GV tôn trọng những ý thích của các em về những chi tiết, nhưng nên gợi các em hướng tới một chi tiết có tính bất ngờ...đó là chi tiết Sọ Sừa trở thành một chàng trai tuấn tú tài năng. ? Sự biến đổi kì diệu từ một cậu bé có bề ngoài dị hình dị dạng mà thành một chàng trai tuấn tú, khôi ngô, tài giỏi và đõ đạt mà tên gọi vẫn là Sọ Dừa thể hiện điều gì? ( thể hiện mơ ước gì của nhân dân ta? (Mơ ước mãnh liệt về sự đổi mới của nhân dân ta) GV: truyện cổ tích không kể về những chuyện thường tình mà kể về những truyện khác thường. Sự trái ngược rất đặc biệt giữa cái lốt ngoài và thực chất ở nhân vật Sọ Dừa là yếu tố chi phối toàn bộ kết cấu TP. Từ đó mở ra tình huống khác thường để câu chuyện tiếp tục phát triển, dẫn đến ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm như đã nói ở trên. 2- Tìm hiểu truyện: a- Nhân vật Sọ Dừa + Sự ra đời kì lạ. - Bà mẹ mang thai khác thường. - Ra đời với hình dạng khác thường - Cứ lăn lông lốc trong nhà, không làm việc gì ị Kiểu nhân vật bất hạnh. ị* Gợi sự thương cảm đối với nhân vật. * Mở ra tình huống khác. thường, tạo nên sự lôi cuốn đối với người đọc người nghe. * Quan tâm đến một loại người đau khổ, có số phận thấp hèn. Tài giỏi, thông minh + Chăn bò rất giỏi. + Tài thổi sáo. + Tự biết khả năng của mình. + Kiếm đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông. + Thông minh, đỗ Trạng Nguyên. + Tài dự đoán chính xác, biết lo xa + Tế nhị, khôn khéo. - Được kể bằng trí tưởng tượng phong phú, tạo nên những chi tiết có tính khác thường - Sự đối lập giữa hình dáng bề ngoài và phẩm chất ị Khẳng định và đề cao giá trị con người + Từ hình dạng xấu xí >< chàng trai khôi ngô tuấn tú có tài năng =>Mơ ước mãng liệt về sự đổi đời của nhân dân ta Hoạt động 5: Tìm hiểu nhân vật cô út Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? Nhân vật Cô út được giới thiệu ntn? ? Tại sao Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa? ? Tại sao cô lại nhận ra đằng sau vẻ xấu xí, dị hình dị dạng kia là vẻ đẹp của Sọ Dừa? Có thể có ý kiến trả lời: Vì cô đưa cơm và vô tình nhìn thấy chàng trai thổi sáo là Sọ Dừa. ? Đấy là nguyên nhân trực tiếo nguyên nhân sâu xa hơn là gì? (Đó chính là lòng thương người, sự nhân hậu đã giúp cô nhận ra điều đó) ? Qua chi tiết này người xưa muốn đề cao điều gì? Người xưa có câu:" Lửa thử vàng, gian nan thử sức". Là một người nhân hậu, tốt bụng nhưng cũng có biết bao gian nan thử thách cô. Em hãy kể lại tóm tắt thử thách đó? ? Điều gì giúp cho cô có thể vượt qua những thử thách ấy? Kết cục cô có một cuộc sống như thế nào? ? Em có nhận xét gì về nhân vật Cô út? Nêu kết cục truyện? ( Sọ Dừa có hình xấu xí nhưng cuối cùng được trút bỏ lốt kết hôn cùng người đẹp, cô út hưởng hạnh phúc còn 2 ... hĩa gốc)? Những nghĩa còn lại liên quan đến nghĩa gốc như thế nào? ( Được suy ra từ nghĩa gốc) G- Hiện tượng từ có nhiều nghĩa, trong đó có một nghĩa ban đầu( nghĩa gốc), những nghĩa còn lại suy ra từ nghĩa gốc( nghĩa chuyển) là hiện tượng gì? ( Hiện tượng chuyển nghĩa của từ) ? Trong bài thơ" Những cái chân" từ "chân" được dùng với những nghĩa nào? (+ Từ chân được dùng với nghĩa chuyển nhưng vẫn được hiểu theo nghĩa gốc nên mới có những liên tưởng thú vị) ? Trong một câu cụ thể từ được dùng với mấy nghĩa? (Một nghĩa, tuy nhiên trong một số trường hợp, từ có thể hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển) ? Nêu những nhận xét của mình về hiện tượng chuyển nghĩa? Đó chính là những điều cần nhớ của bài học hôm nay. *GV cho HS ghi, ghi nhớ vào vở. 2-Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: *Chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của tạo ra những từ nhiều nghĩa * Trong từ nhiều nghĩa gồm có: + Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác + Nghĩa chuyển là nghĩa hình thành trên cơ sở nghĩa gốc * Thông thường trong câu, từ chỉ có một nghĩa nhất định. Tuy nhiên trong một số trường hợp từ có thể đồng thời cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển. Hoạt động 5: Luyện tập Bài tập 1: Một số từ chỉ bộ phận cơ thể người có sự chuyển nghĩa: Đầu: + Đau đầu + Đầu sông, đầu nhà, đầu giường + Đầu mối, đầu têu Mũi: + Sống mũi, mũi tẹt... + Mũi kim, mũi kéo, mũi thuyền. + Cách quân chia thành ba mũi. Tay: + Đau tay, cánh tay.. + Tay vịn, tay ghế... + Tay súng, tay anh chị... Bài tập 2: Một số bộ phận của của cây cối được chuyển nghĩa để cấu tạo để chỉ cơ thể người: + Lá: lá phổi, lá lách... + Quả: quả tim, quả thận... Bài tập 3: Chỉ sự vận chuyển thành hành động: - Hộp sơn - sơn cửa: cái bào - bào gỗ: cân muối- muối dưa. Chỉ hành động chuyển thành đơn vị. - Đang bó lúa- gánh ba bó lúa, cuộn bức tranh- ba cuộn giấy, đang nắm cơm - ba năm cơm. Bài tập 4: a- Tác giả nêu hai nghĩa của từ "bụng". Còn thiếu một nghĩa nữa: phàn phình to của một số sự vật ( bụng chân). b- Nghĩa của các trường hợp sử dụng từ" bụng" + ấm bụng: nghĩa 1 + tốt bụng: nghĩa 2 + bụng chân : nghĩa 3 Bài tập5: Chính tả: bài Sọ Dừa từ- " Một hôm ....giấu đem cho chàng''. Hoạt động 6: Hướng dẫn học bài ở nhà: Học bài, học ghi nhớ SGK. Làm bài tập 4, 5. Chuẩn bị bài mới. Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Bài 5 : Tiết 20 Lời văn, đoạn văn tự sự I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh năm được hình thức lời văn kể người, kể việc chủ đề và liên kết trong đoạn văn. Xây dựng được đoạn văn giới thiệu và kể chuyện sinh hoạt hằng ngày. Nhận ra các hình thức, các kiểu câu thường dùng trong việc giới thiệu nhân vật, sự việc, nhận ra mối liên hệ giữa các câu trong đoạn văn và vận dụng để xây dựng đoạn văn giới thiệu nhân vật và kể việc. II- các bước lên lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: - Tìm hiểu đề bài văn tự sự ta phải làm gì ? Cách lập ý và dàn ý trong văn tự sự ? Em hiểu ntn về viết bằng lời văn của em ? Khi viết bài văn tự sự có bố cục mấy phần ? Đó là những phần nào ? 2. Bài mới: A. Giới thiệu bài mới: Sau khi đã năm được những đặc điểm về chuỗi các sự việc, về nhân vật, chủ đề và dàn bài văn tự sự, hôm nay chúng ta tìm hiểu tiếp về cách hành văn, Lời văn tự sự bao gồm các thành phần như: lời giới thiệu, kê sự việc, miêu tả đối thoại, độc thoại, bình luận...Trong đó lời giới thiệu và lời kể sự việc là quan trọng nhất. Hôm nay chúng ta tìm hiểu về lưòi văn này trong văn tự sự. B. Tiến trình tổ chức các hoạt động: Hoạt động 1: Tìm hiểu đoạn văn 1 và 2 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Học sinh đoạ đoạn văn 1 và 2 trong SGK. Đoạ 1,2 gồm mấy câu, giới thiệu nhân vật nào? Giới thiệu điều gì? Nhằm mục đích gì? Thứ tự các câu tại sao không đảo lộn được? Những câu văn trên đây thường dùng những cụm từ gì? (+ Đoạn 1 gồm 2 câu, mỗi câu giới thiệu 2 ý rất cân đối, đầy đủ, không thiếu, không thừa) Câu a: 1 ý về Hùng Vương, 1 ý về Mị Nương Câu b: 1 ý về tình cảm, 1 ý về nguyện vọng => Cách giới thiệu hàm ý đề cao, khẳng định: Người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu, yêu thương hết mực....thật xứng đáng + Đoạn 2: Gồm 6 câu: Câu 1: Giới thiệu chung về 2 nhân vật. Câu 2,3 : Giới thiệu một người. Câu 4,5: Giới thiệu một ngườ.i Câu 6 chốt lại rất chặt chẽ. => Cách giới thiệu về tài năng của hai chàng cân đối, ngang nhau phần nào thể hiện sự ngang sức ngang tài của hai chàng. + Kiểu câu tự sự trên thường có cụm từ: "là....có...." câu văn kể theo ngôi thứ ba. ? Tóm lại, lời giớ thiệu trong 2 đoạn văn trên giới thiệu những đặc điểm chung nào của nhân vật? Kèm theo là thái độ như thế nào của người kể? + Lời giới thiệu thường xuất hiện ở phần nào trong câu chuyện? Tại sao? (+Trong lời giới thiệu bao hàm việc cung cấp thông tin về tên, học, lai lịch quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật cùng với thái độ khen chê khẳng định, đề cao... Lời giới thiệu thường xuất hiện ở phần đầu câu chuyện để tạo điều kiện và tình huống cho nhân vật hành động sau này. I_ Lời văn đoạn văn tự sự: 1- Lời văn giới thiệu nhân vật: + Trong lời giới thiệu bao hàm việc cung cấp thông tin về tên, học, lai lịch quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật cùng với thái độ khen chê khẳng định, đề cao... Lời giới thiệu thường xuất hiện ở phần đầu câu chuyện để tạo điều kiện và tình huống cho nhân vật hành động sau này. Hoạt động 2: Tìm hiểu đoạn 3 Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ? HS đọc đoạn 3. Đoạn văn trên có mấy câu, kể về những hành động gì của nhân vật? ? Đọc những từ chỉ hành động ấy? Các hành động ấy được xếp theo thứ tự như thế nào? Hành động ấy đem lại kết quả gì? ? Lời kể trùng điệp: "nước ngập...nước ngập...nước dâng" gây được ấn tượng gì cho người đọc? * HS nêu ghi nhớ thư 2 về lời kể 2- Lời văn kể sự việc: + Khi kể việc thì kể các hành động, việc làm, kết quả và sự đổi thay do hành động ấy mang lại). Hoạt động 3: Tìm hiểu truyện ? Đọc lại 3 đoạn văn đã học? ? Hãy cho biết mỗi đoạn văn biểu đạt ý chính nào? Gạch dưới câu biểu đạt ý chính ấy? Tại sao người ta gọi đó là câu chủ đề? ? Để dẫn đến ý chính ấy, người kể dẫn dắt từng bước bằng cách kể các ý phụ ntn? ? Chỉ ra các ý phụ và mối quan hệ của chúng với ý chính? (+Đoạn văn 1 biểu đạt ý:"Vua Hùng kén rể".Muốn kén rể thì trước hết phải nói vua có con gái đẹp, sau mới có lòng yêu htương và có ý kén rể tài giỏi. Nếu đảo lại nói: Vua hùng muốn kén rể một chàng rể thật xứng đáng, bởi vì ông có một người con gái đẹp như hoa, tính tình hiền dịu..." thì đó là văn giải thích lí do chứ không phải là văn kể nữa. Văn kể phải kể sự việc theo thứ tự, có trước có sau thì người đọc mới cảm được. + Đoạn 2 biểu đạt: Có hai người đến cầu hôn, đều có tài lạ như nhau, đều xứng đáng làm rể Vua hùng. Muốn nói được ý này phải giới thiệu từng người, phải dẫn dắt. Họ đều có tài nhưng tài năng ấy không giống nhau. + Đoạn 3 diễn đạt ý: Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh. Muốn diễ đạt ý này, người kể phải kể trận đánh theo thứ tự trước sau: từ nguyên nhân đến trận đánh. ? Tóm lại, trong đoạn văn, ý chính được diễn đạt bằng câu gì? Các câu còn lại diễn đtạ ý gì? Chúng liên quan tới câu chủ đề ( ý chính) ntn? ? Về mặt trình bày, đoạn văn có cách trình bày ntn? (+Mỗi đoạn phải có 1 ý chính, diễn đạt thành câu gọi là câu chủ đề + Các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn dắt đến ý chính hoặc để giải thích, hoặc làm cho ý chính nổi lên. * Học sinh đọc ghi nhớ 3 GV cho HS thực hành viết đoạn văn theo nhóm: Nhóm1: Kể đoạn có ý chính: Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt phun lửa giết chết hết giặc Ân. Nhóm 2: Kể đoạn có ý chính: Tuệ Tĩnh thấy ai có bệnh nặng thì lo chữa cho người đó, không kể người bệnh có địa vị như thế nào? 3- Đoạn văn: + Mỗi đoạn phải có một ý chính, diễn đạt thành câu gọi là câu chủ đề. + Các câu khác diễn đạt ý phụ dẫn dắt đến ý chính hoặc để giải thích, hoặc làm cho ý chính nổi lên. Luyện tập: Bài 1: a- ý của đoạn 1 là nói về việc Sọ Dừa chăn bò rất giỏi Câu chủ đề là: " Cậu chăn bò rất giỏi". Các câu khác nói cụ thể việc chăn bò rất giỏi của Sọ Dừa: - " Chăn suốt ngày từ sáng đến tối". - " Dù nắng, mưa thế nào bò đều được ăn no căng bụng". b- ý chính của đoạn b là nói hai cô chị ác, hay hắt hủi Sọ Dừa, còn cô út hiền lành đối xử với Sọ Dừa tử tế. Muốn nói được ý này phải dẫn dắt từ chỗ: Ngày mùa , tôi tớ ra đồng làm cả..." nghĩa là do thiếu người, con gái phú ông cũng phải làm việc đưa cơm cho Sọ Dừa. Nếu không người ta sẽ thắc mắc, phú ông giàu thế, tôi tớ nhiều thế mà còn bắt ba cô gái đưa cơm ra đồng... Câu 1 đóng vai trò dẫn dắt giải thích". c- ý chính của đoạn này là" Tính cô còn trẻ con lám" Các câu sau nói rõ cái tính trẻ con ấy biểu hiện ntn? Bài 2: Đọc hai câu văn sau, theo em câu nào đúng, câu nào sai: a- Người gác rừng cưỡi ngựa lao vào bóng chiều, nhảy lên lưng ngựa, đóng chắc yên ngựa. b- Người gác rừng đóng chắc chíêc yên ngựa, nhảy lên lưng ngựa rồi lao vào bóng chiều. Câu a sai, câu b đúng vì câu a sai trật tự lô gích. Bài 3: + Hãy viết câu giới thiệu nhân vật Thánh Gióng: Thánh Gióng là một cậu bé được sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, hiếm con. Lên ba tuổi mà không biết nói biết cười, đặt đâu thì nằm yên đấy. + Hãy viết câu giới thiệu nhân vật Lạc Long Quân: Lạc Long Quân là một vị thần nòi Rồng, con trai thần Long Nữ. Thần sống ở miền nước thẳm, thỉnh thoảng lên cạn, sức khoẻ vô địch và có nhiều phép lạ. + Hãy viết câu giới thiệu nhân vật Âu Cơ: ở vùng núi cao phương bắc, có nàng Âu Cơ thuộc họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. + Hãy viết câu giới thiệu nhân vật Tuệ Tĩnh là một danh y lỗi lạc thời Trần. Ông chẳng những là người mở mang ngành y học dân tộc mà còn là người hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. Bài 4: Viết đoạn văn kể truyện Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt xông trận, ngựa phun lửa giết giặc Ân và đoạn kể chuyện Thánh Gióng khi roi sắt gẫy, đã nhổ tre đằng ngà tiếp tục đánh đuổi quân giặc. Hoạt động 7: Hướng dẫn học bài ở nhà: Học bài. Học ghi nhớ. Làm BT 3, 4. Viết 1 đọan văn tự sự kể về 1 người: Giới thiệu chung về gia đình mình hoặc chọn giới thiệu 1 trong những người thân của mình. Gợi ý: Gia đình em gồm những ai ? Ngọai hình, tính , nết, công việc, công việc của mỗi người có nét gì đặc biệt? Cảm tưởng của em khi được sống gần gũi hay phải sống xa họ. Khi kể chú ý sắp xếp, nối kết các câu thành đọan văn. Viết 1 đọan văn kể 1 số việc làm quen thuộc của em hàng ngày. (Đó là việc gì? Việc ấy diễn ra bao lâu? ở đâu? Cái khó của công việc ở chỗ nào? Niềm vui khi làm việc đó hay trước kết quả của việc đó. )
Tài liệu đính kèm: