1-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh nắm được khái niệm từ nhiều nghĩa, hiện tượng chuyển loại của từ;nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
II-CÁC BƯỚC LÊN LỚP
1-Kiểm tra bài cũ:
2-Giới thiệu bài mới:
Khi mới xuất hiện, thường từ chỉ được dùng với một nghĩa nhất định.Nhưng xã hội phát triển, nhận thức của con người cũng phát triển, nhiều sự vật của thực tế khách quan được con người khám phá và vì vậy cũng nảy sinh nhiều khái niệm mới .Để có tên gọi cho những sự vật mới khám phá và biểu thị khái niệm mới nhận thức ấy, con người có thể tạo ra một từ mới để gọi sự vật.Ngoài ra, con người cũng có thể thêm nghĩa cho những từ đã có sẵn.Theo cách thứ hai này, những từ trước đây chỉ có một nghĩa, nay lại được mang thêm nghĩa mới.Chính vì vậy mà nảy sinh hiện tượng nhiều nghĩa của từ. Bài học hôm nay giúp chúng ta nhận biết những từ đó và sử dụng sao cho hợp lí.
3-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học
Hoạt động 1:TÌM CÁC NGHĨA KHÁC NHAU CỦA TỪ “CHÂN”
Ngày soạn : Ngày dạy : Bài 5 :Tiết 17-18 văn bản Sọ dừa 1-Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : +Hiểu sơ lược khái niệm truyện cổ tích +Hiểu nội dung ý nghĩa truyện Sọ Dừa và một số đặc điểm tiêu biểu của kiểu nhân vật mang lốt xấu xí +Kể lại được truyện. II-Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: 1-Giới thiệu bài: 2-Tiến trình tổ chức các hoạt động: + Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học : Hoạt động 1 Hướng dẫn học sinh Tìm hiểu khái niệm truyện cổ tích Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Hoạt động 1: ?Giáo viên cho học sinh đọc phần chú thích * trong SGK, giúp học sinh nắm được khái niệm đó bằng những câu hỏi nhỏ sau: + Nội dung chính của truyện cổ tích là gì ? + Những loại nhân vật thường xuất hiện trong truyện cổ tích? + Truyện cổ tích có hình thức sáng tác như thế nào? + ý nghĩa của truyện cổ tích? => Chốt về khái niệm. Từ những đặc điểm trên, em hãy kể tên những truyện cổ tích mà em biết? ?So sánh cổ tích với truyền thuyết em rút ra nhận xét gì? GV cho HS thảo luận và nêu ý kiến. Sau đó cho các em tự đánh giá bằng cách treo đáp án.(Bảng phụ) 1-Đọc -chú thích 1-Khái niệm về truyện cổ tích: là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc: +Nhân vật bất hạnh(Người mồ côi,người con riêng,người em út,người có hình dạng xấu xí...) +Nhân vật dũng sĩ và nhân vật có tài năng kì lạ +Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch +Nhân vật là động vật(con vật biết nói năng, hoạt động, tính cách như con người) Truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chién thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Bảng phụ: Đặc điểm chung Truyết thuyết Cổ tích Hình thức sáng tác Sáng tác bằng trí tưởng tượng , nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo, có cốt lõi là sự thật lịch sử Sáng tác bằng trí tưởng tượng , nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường. Nội dung Kể về nhân vật và sự việc liên quan đến lịch sử. Kể về cuộc đời và số phận của một số kiểu nhân vật Nhân vật Nhân vật liên quan đến lịch sử thời quá khứ. Nhân vật bất hạnh(Mồ côi, người con riêng, em út, người có hình dạng xấu xí.) Nhân vật thông minh, ngốc nghếch. Nhân vật là động vật.... ý nghĩa Giải thích nguồn gốc dân tộc, đất nước..., thể hiện thái độ và cách đánh giá về sự việc và nhân vật lịch sử. Thể hiện mơ ước, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công. Hoạt động 2 hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt G hướng dẫn học sinh đọc văn bản. Giọng đọc: Chậm rãi, bình tĩnh, , lưu ý thay đổi giọng cho phù hợp với từng nhân vật. Gọi học sinh đọc truyện theo 3 đoan : Đoạn 1:từ đầu ...”đặt tên cho nó là Sọ Dừa” Đoạn 2:Tiếp ...phòng khi dùng đến Đoạn 3:Còn lại HS nhận xét cách đọc của nhau. Giáo viên chọn một số từ, câu, nhóm câu để góp ý cho học sinh cách đọc. Học sinh đọc phần chú thích, giáo viên chú ý các chú thích 1,6,8,10,11. 1-Đọc -chú thích Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản Hoạt động 3: Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm (Bằng 1 hoạt động ) Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ?Truyện có mấy nhân vật, nhân vật nào là nhân vật chính? ?Tại sao truyện lại lấy tên nhân vật Sọ Dừa làm tên cho truyện? ?Qua việc đọc truyện, em hãy tóm tắt những sự việc chính của truyện? Từ phần này giáo viên chuyển sang phần tìm hiểu nhân vật Sọ Dừa Nhân vật: -Sọ Dừa -Cô út Sự việc chính: -Mẹ Sọ Dừa thụ thai khi uống nước đựng trong cái sọ dừa, sinh ra một cậu bè không chân không tay, tròn như một quả dừa. -Sọ Dừa giúp mẹ chăn bò cho phú ông và lấy cô út làm vợ. -Sọ Dừa trút bỏ lốt trở thánh chàng trai khôi ngô tuấn tú, học giỏi, đỗ trạng nguyên và đi sứ. Vợ Sọ Dừa ở nhà gặp nạn. -Sọ Dừa trở về, gặp lại vợ, sống hạnh phúc, hai cô chị hãm hại em, xấu hổ bỏ đi biệt xứ. Hoạt động 3:tìm hiểu nhân vật sọ dừa Giáo viên hướng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Sọ Dừa bằng những lệnh sau: ?Phần mở đầu của bài văn tự sự có nội dung gì? + Giới thiệu nhân vật-sự việc ?Sọ Dừa được giới thiệu qua những chi ttiết nào? + Hoàn cảnh ra đời + Đặc điểm ngoại hình ? Nhận xét về sự ra đời ấy? So sánh với sự ra đời của các nhân vật : Hùng Vương thứ nhất, Thánh Gióng giống và khác nhau ở điểm gì? Đều là sự ra đời khác thường, kì lạ. Tuy nhiên có sự khác nhau:Những nhân vật kia khi ra đời đều có hình dáng bình thường hoặc đẹp đẽ, còn Sọ Dừa phải mang lốt quái thai gớm ghiếc. ?Câu nói đầu tiên của Sọ Dừa là gì? Là tiếng nói của một quái thai, vừa sinh ra đời đã biết nói năng rành rẽ, thấu tình đạt lí Câu nói ấy cho ta biết điều gì về con người của Sọ Dừa? Đó là tiếng nói của một con người bình thường, chứa đựng một nội dung hết sức cảm động, giàu tình người. .Có lẽ không có tiếng nói ấy, cục thịt đỏ hỏn kia đúng là một quái thai đáng sợ. ? Qua sự ra đời khác thường này, em hãy cho biết Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào? ?Kiểu nhân vật này gợi em liên tưởng tới những người như thế nào trong xã hội xưa? ?Kể về sự ra đời của Sọ Dừa như vậy, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì?Từ đó gợi cho ta một tâm trạng như thế nào? Qua phần đầu câu chuyện, em học tập được gì ở cách giới thiệu nhân vật của người kể?(Không chỉ giới thiệu nhân vật về các đặc điểm như:tên, nguồn gốc xuất thân, ...mà còn gợi nên sự chú ý , thương cảm của người đọc đối với nhân vật.) ?Với hình dáng kì dị, tưởng như Sọ Dừa không làm được gì và trở thành gánh nặng cho những người trong gia đình.Vậy mà Sọ Dừa lại rất tài giỏi và thông minh.Em hãy tìm những chi tiết thể hiện sự tài giỏi đó của Sọ Dừa? Để học sinh tìm đủ những chi tiết có liên quan đến phẩm chất này của nhân vật, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi phụ như: (Sọ Dừa chăn bò như thế nào, thông minh ở chõ nào? ?Mỗi khi nhân vật cổ tích gặp khó khăn, bế tắc thì thường có Bụt ,Tiên giúp đỡ, vậy theo em lúc tưởng chừng như bế tắc nhất của Sọ Dừa là gì? Sọ Dừa có cầu đến sự giúp đỡ của Tiên Bụt không? Sọ Dừa giải quyết như thế nào? Đây có thể coi là sự tài giỏi của Sọ Dừa được không? Mặc dù có phép lạ như vậy, nhưng Sọ Dừa không dùng nó để biến mình thành Trạng Nguyên.Sọ Dừa làm thế nào. Điều đó đã , chứng tỏ Sọ Dừa là người như thế nào? ? Khi phải đi sứ, Sọ Dừa để lại cho vợ ba thứ có ý nghĩa gì?Thể hiện Sọ Dừa là người như thế nào-Biết phòng xa , lường trước khó khăn... ?Khi đón vợ về, biết được âm mưu của hai bà chị vợ, Sọ Dừa đã có cách cư xử như thế nào?Cách giải quyết ấy chứng tỏ Sọ Dừa còn có phẩm chất gì nữa? ?Nhận xét gì về những chi tiết kể về Sọ Dừa?Về hình dáng, về phẩm chất? (Những chi tiết tưởng tượng này không những làm cho câu truyện trở nên hấp dẫn lôi cuốn.mà còn tạo nên những ý nghĩa sâu sắc.) Qua những chi tiết tưởng tượng này em nhận xét gì về quan hệ giữa hình dạng bề ngoài với phẩm chất bên trong của nhân vật? (Trái ngược nhau) ?Sự trái ngược nhau giữa hình dáng bề ngoài và phẩm chất của Sọ Dừa đã nói lên điều gì?Khẳng định điều gì? +Khẳng định và đề cao giá trị con người) ?Trong những chi tiết tưởng tượng về Sọ Dừa, em thích nhất chi tiết nào ?Vì sao? G tôn trọng những ý thích của các em về những chi tiết , nhưng nên gợi các em hướng tới một chi tiết có tính bất ngờ,.....đó là chi tiết Sọ Dừa trở thành một chàng trai tuấn tú tài năng. ?Sự biến đổi kì diệu từ một cậu bé có bề ngoài dị hình dị dạng mà thành một chàng trai tuấn tú , khôi ngô, tài giỏi và đỗ đạt mà tên gọi vẫn là Sọ Dừa thể hiện điều gì ?(thể hiện mơ ước gì của nhân dân ta?) (+Mơ ước mãnh liệt về sự đổi đời của nhân dân ta) G;Truyện cổ tích không kể về những chuyện thường tình mà kể về những truyện khác thường.Sự trái ngược rất đặc biệt giữa cái lốt ngoài và thực chất ở nhân vật Sọ Dừa là yếu tố chi phối toàn bộ kết cấu tác phẩm.Từ đó mở ra tình huống khác thường để câu chuyện tiếp tục phát triển, dẫn đến ý nghĩa nhân sinh của tác phẩm như đã nói ở trên. 2- Tìm hiểu truyện : a-Nhân vật Sọ Dừa: +Sự ra đời kì lạ -Bà mẹ mang thai khác thường -Ra đời với hình dạng khác thường -Cứ lăn lông lốc trong nhà , không làm việc gì =>Kiểu nhân vật bất hạnh =>*Gợi sự thương cảm đối với nhân vật *Mở ra tình huống khác thường, tạo nên sự lôi cuốn đối với người đọc người nghe *Quan tâm đến một loại người đau khổ , có số phân thấp hèn Giáo viên treo bảng phụ các chi tiết. +Tài giỏi, thông minh +Chăn bò rất giỏi +Tài thổi sáo +Tự biết khả năng của mình +Kiếm đủ sính lễ theo yêu cầu của phú ông +Thông minh, đỗ Trạng Nguyên +Tài dự đoán chính xác, biết lo xa . +Tế nhị, , khôn khéo. -Được kể bằng trí tưởng tượng phong phú, tạo nên những chi tiết có tính khác thường -Sự đối lập giữa hình dáng bề ngoài và phẩm chất. =>(+Khẳng định và đề cao giá trị con người) +Từ hình dạng xấu xí ->chàng trai khôi ngôi tuấn tú có tài năng =>(+Mơ ước mãnh liệt về sự đổi đời của nhân dân ta) Hoạt động 4:tìm hiểu nhân vật cô út Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ?Nhân vật Cô út được giới thiệu như thế nào? ?Tại sao cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa? ?Tại sao cô lại nhận ra đằng sau vẻ xấu xí, dị hình dị dạng kia là vẻ đẹp của Sọ Dừa?Có thể có ý kiến trả lời :Vì cô đưa cơm và vô tình nhìn thấy chàng trai thổi sáo là Sọ Dừa. ?G hỏi thêm:Đấy là nguyên nhân trực tiếp, ai có thể cho biết nguyên nhân sâu xa hơn ..(Đó chính là lòng thương người, sự nhân hậu đã giúp cô nhân ra điều đó.) ?Qua chi tiết này người xưa muốn đề cao điều gì? (+Đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh) Người xưa có câu:”Lửa thử vàng, gian nan thử sức”Là một người nhân hậu, tốt bụng nhưng cũng có biết bao gian nan thử thách cô.Em hãy kể lại tóm tắt thử thách đó? ?Điều gì giúp cho cô có thể vượt qua những thử thách ấy? Kết cục cô có một cuộc sống như thế nào ?Em có nhận xét gì về nhân vật cô út? b-Nhân vật cô út: +là con gái út của phú ông, tính hay thương người +Khác với hai cô chị thường hắt hủi sọ Dừa, cô út thường xuyên đưa cơm cho Sọ Dừa +Đồng ý lấy Sọ Dừa vì cô nhận ra vẻ đẹp của Sọ Dừa. =>Thương người, nhân hậu (+Đề cao lòng nhân ái đối với người bất hạnh) +Thử thách: -Bị hai chị đẩy xuống biển -Bị cá ăn thịt +Vượt qua thử thách nhờ dũng cảm, tháo vát, niềm tin, nghị lực...) Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa truyện Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Nêu kết cục truyện? (Sọ Dừa có hình dạng xấu xí nhưng cuối cùng được trút bỏ lốt kết hôn cùng người đẹp,cô út hưởng hạnh phúc còn hai cô chị độc ác tham lam đã phải bỏ làng đi biệt tích.) ?Em có nhận xét gì về kết cục này? Qua kết cục này em thấy người lao động mơ ước ... n sinh cho mọi người , kể cả người đã chết (Ba chàng thiện nghệ), hoặc như Thạch Sanh có tài diệt chằn tinh, diệt đại bàng(Thạch Sanh) (Tích hợp dọc:kiến thức về đặc điểm truyện cổ tích) ?Nhân vật Mã Lương trong truyện có tài năng như thế nào? ?Những nguyên nhân gì khiến Mã Lương vẽ giỏi như vậy? ?Ngoài nguyên nhân ấy, điều gì khiến cho Mã Lương có thể vẽ giỏi như vậy? ?Giữa nguyên nhân thực tế và nguyên nhân thần kì có quan hệ với nhau như thế nào?(Tại sao Mã lương lại được ban bút thần, tại sao ông cụ lại ban cho Mã Lương cây bút chứ không phải vật gì khác? ) ?Trong truyện cổ tích chúng ta thường gặp những chi tiết thần kì như đôi hài đi được bảy dạm, tấm thảm có thể bay lên không trung, cây cải tử hoàn sinh giúp cho người chết sống lại...Những chi tiết ấy đã mở ra một cánh cửa sổ để trong vào một thế giới với bao điều tốt đẹp , thế giới của nhữngười ước mơ.Vậy chi tiết cây bút thần giúp cho Mã Lương Có tài năng phi thường như vậy , nhân dân ta muốn thể hiện mơ ước gì? ?Sau khi kể người(tức là giới thiệu nhân vật), tác giả đi vào kể việc(tức là kể các hành động, việc làm của nhân vật .Theo em , đó là hành động nào? (Tích hợp TLV-Lời văn tự sự) Mã Lương vẽ cho người nghèo. ?Có bút thần trong tay Mã Lương đã vẽ gì cho những người nghèo khổ? ?Nhận xét gì về những thứ mà Mã Lương vẽ cho người nghèo? ?Tại sao mã Lương lại vẽ cho họ những công cụ lao động mà không vẽ cho họ của cải vật chất sẵn có cho họ hưởng thụ? ...Mã lương không vẽ của cải vật chất sẵn có để hưởng thụ mà vẽ các phương tiện cần thiết cho cuộc sống để người lao động tự nuôi sống mình một cách lâu dài, chủ động.Hơn ai hết , Mã Lương hiểu những người lao động có những gì và thiếu những gì.Có Lẽ cũng như Mã Lương, họ có lòng say mê yêu lao động,có sự cần cù chăm chỉ, nhưng chỉ vì nghèo, họ thiếu công cụ lao động) ?Qua hành động này, em hiểu gì về Mã lương? ?Với những kẻ tham lam, Mã Lương đã vẽ gì cho chúng? ?Với tên địa chủ , Mã Lương đã sử dụng cây bút như thế nào với hắn? ?tại sao Mã Lương không vẽ cung tên tiêu diệt tên địa chủ ngay từ đầu? ?Với tên vua, Mã Lương có cách sử dụng bút thần khác với tên địa chủ như thế nào? ?Qua những chi tiết này , em hãy cho biết Mã Lương có những phẩm chất gì? (+Khảng khái, dũng cảm, thông minh) ?Qua những chi tiết này, em có nhận xét gì về quan niệm của nhân dân về mục đích của tài năng nghệ thuật? (+Tài năng nghệ thuật phải được phục vụ nhân dân , phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác) ?Cũng qua những chi tiết này, qua nhân vật Mã lương, người xưa còn thể hiện quan niệm như thế nào về công lí xã hội? (+Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh, được nhận phần thưởng xứng đáng, kẻ độc ác tham lam bị trừng trị.) 2-Tìm hiểu truyện: +Nhân vật Mã Lương -Giới thiệu nhân vật: -Tên :Mã Lương -Lai lịch :mồ côi , nhà nghèo -Tính tình:Chăm chỉ -Tài năng:thông minh, vẽ rất đẹp: vẽ chim , chim tung cánh bay lên trời, vẽ cá , cá trườn xuống sông bơi lội . -Mã Lương được tặng bút thần -Nguyên nhân: - Say mê cần cù , chăm chỉ cộng với sự thông minh và khiếu vẽ sẵn có - Được ông cụ già tặng cho một cây bút thần =>(+Những nguyên nhân trên quan hệ chặt chẽ với nhau vì Mã Lương là một cậu bé ham học vẽ , cậu vẽ rất đẹp nhưng không có tiền mua một cây bút.Cây bút thần cũng vì lí do này mà chỉ trao cho Mã Lương chứ không phải ai khác.Chính vì vậy mà cây bút là phần thưởng xứng đáng cho Mã Lương.Hơn nữa , tài năng của Mã Lương thực sự đạt tới đỉnh cao khi có sự say mê, năng khiếu và cả phương tiện thể hiện nữa. =>ước mơ và niềm tin về những khả năng kì diệu của con ngưòi Mã Lương sử dụng bút thần: +Mã Lương vẽ cho người nghèo: -vẽ thùng, đèn, cày cuốc... =>Thể hiện là người yêu lao động, hiểu cuộc sống của người lao động =>Bình , nâng cao. +Mã Lương trừng trị kẻ tham lam độc ác. *Với tên địa chủ: -Không vẽ một thứ gì. -Vẽ thang, ngựa để chạy trốn -Vẽ cung tên tiêu diệt tên địa chủ *Với tên vua: -Vẽ trái ngược ý vua -Vờ đồng ý vẽ cho vua -Vẽ biển , sóng , gió...cùng với lòng tham của vua =>Khảng khái, dũng cảm, thông minh =>Tài năng nghệ thuật phải được phục vụ nhân dân , phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác) =>Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh, được nhận phần thưởng xứng đáng, kẻ độc ác tham lam bị trừng trị =>G Bình nâng cao Hoạt động 4: Tìm hiểu ý nghĩa truyện Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ?Truyện kể này được xây dựng theo trí tưởng tượng vô cùng phong phú và độc đáo của nhân dân.Theo em những chi tiết nào trong truyện là gợi cảm lí thú hơn cả? ?Hãy tìm trong truyện dân gian , còn có những chi tiết thần kì nào tương tự?(Đôi đũa thần, cái mâm thần, lọ nước thần, cây đèn thần...) ?So với những vật thần kì ấy, cây bút thần giống và khác ở điểm nào ? Thảo luận nhóm ý nghĩa của “cây bút thần”? ?Qua việc tìm hiẻu những chi tiết của truyện, tìm hiểu về nhân vật Mã Lương em hãy cho biết ý nghĩa của truyện? Giáo viên cho HS trình bày kết quả và tham gia bình giảng cùng HS(Đây là lúc tạo chất văn cho bài dạy) ý nghĩa cây bút thần (+Là phần thưởng xứng đáng dành cho Mã Lương +Có những khả năng kì diệu +Chỉ có ở trong tay Mã lương, bút thần mới phát huy tác dụng, trong tay kẻ ác, nó tạo ra những điều ngược lại +Cây bút thần thực hiện công lí của nhân dân, giúp đỡ kẻ nghèo khó, trừng trị kẻ tham lam độc ác.Nó cũng thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người. ý nghĩa truyện: .Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội , về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân về những khả năng kì diệu của con người Hoạt động 5: Ghi nhớ: Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt Giao cho học sinh chuẩn bị trong 2 phút những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện theo hướng dẫn : -Những chi tiết tưởng tượng , thần kì -Đặc điểm của nhân vật cổ tích trong truyện Từ đó cho HS rút ra ý nghĩa của truyện? -Cho HS rút ra ghi nhớ Ghi nhớ : Cây bút thần là truyện cổ tích về nhân vật có tài năng kì lạ.Cây bút thần với những khả năng sức mạnh kì diệu của nó là chi tiết tưởng tượng thần kì đặc sắc.Truyện thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội , về mục đích của tài năng nghệ thuật, đồng thời thể hiện ước mơ của nhân dân về những khả năng kì diệu của con người Hoạt động 6: Luyện tập :Tuỳ vào thời gian còn lại của tiết học Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 8:Tiết 32 tập làm văn: Ngôi kể và lời kể trong văn tự sự 1-Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh nắm được đặc điểm và ý nghĩa của ngôi kể trong văn tự sự (Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba) Biết lựa chọn và thay đổi ngôi kể thích hợp trong tự sự Sơ bộ phân biệt được tính chất khác nhau của ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất II_các bước lên lớp 1-Kiểm tra bài cũ 2Giới thiệu bài: Khi kể chuyện , bắt buộc phaỉ xác định mối quan hệ giữa người kể với sự việc được kể , chỗ đứng để quan sát và để gọi tên sự vật, nhân vật và miêu tả chúng.Có khi người kể giấu mình, không lộ diện nhưng biét hết từ bề ngoài đến ý nghĩ của nhân vật và kể lại những sự kiện xảy ra với nhân vật.Có khi người kể kể lại chuyện của chính mình, về những điều mắt tháy tai nghe, mang nhiều màu sắc chủ quan cá nhân.Bài học hôm nay giúp em phân biệt và kể theo hai ngôi kể này. 2Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôi kể thứ ba Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ?Học sinh đọc đoạn1 và trả lời câu hỏi sau: ?Chuyện xảy ra trong đoạn văn thứ nhất xảy ra ở những đâu? ?Vậy, để kể được những chuyện như vậy vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện như thế nào?(Hay người kể đứng ở những nơi nào để có thể kể được chuyện) (Người kể giấu mình, nhưng có mặt ở khắp nơi:Lúc đầu ở cung vua, biết được ý nghĩ của cung vua và đình thần,tiếp theo người kể có mặt ở công quán, để chứng kiến cảnh hai cha con đang ăn cơm, cuối cùng lại có mặt ở cung vua để biết rằng :”Vua nghe nói , từ đó mới phục hẳn”. ?Người kể gọi các nhân vật như thế nào? GV: Vậy vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng chính là ngôi kể.Người kể giấu mặt nhưng có mặt ở mọi nơi, biết hết mọi chuyện, kể một cách linh hoạt , tự do những gì diễn ra với nhân vật và gọi nhân vật bằng tên gọi của chúng.ở vị trí giao tiếp như vậy, người kể kể chuyện ở ngôi nào? HS nhắc lại kết luận bạn vừa nêu, GV ghi bảng. 1-Ngôi kể và vai trò của ngôi kể trong văn tự sự: - Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện - Khi gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi kể thứ ba , người kể có thể kể linh hoạt , tự do những gì diễn ra với nhân vật Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngôi kể thứ nhất Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt ?Đoạn 2 được kể theo ngôi nào?Làm sao nhận ra điều đó? ?Khác ngôi kể ở đoạn trên như thế nào (+Kể theo ngôi thứ nhất,Người hiện diện xưng “tôi”) ?Người xưng tôi trong đoạn 2 là Tô Hoài hay Dế Mèn? ?Những chuyện được kể chỉ liên quan đến nhân vật nào? ?Trong hai ngôi kể trên,ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế bởi những chuyện chỉ liên quan đến người kể? ?Ngôi kể nào chỉ kể những chuyện mình biết hoặc mình đã trải qua? (+Ngôi kể thứ ba cho phép người kể tự do hơn, ngôi kể thứ nhất chỉ kể những chuyện liên quan đến mình hoặc mình trải qua , nhưng ở ngôi kể này người kể tự do thể hiện cảm xúc cá nhân của mình) ?Em thử thay ngôi kể “Tôi”bằng ngôi kể thứ ba là “Dế Mèn”, nhận xét xem có gì thay đổi không? (+Đoạn văn không thay đổi nhiều, chỉ làm cho người kể giấu mình) ?Có thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất , xưng “tôi được không?Vì sao? (+Khó có thể thay đổi ngôi kể được vì sự việc xảy ra trong truyện ở phạm vi rộng, xảy ra với nhiều nhân vật, nếu ngôi kể là “tôi”thì khong thể biết hết mọi chuyện như vậy được) Qua phần tìm hiểu bài, em hãy cho biết nội dung phần ghi nhớ? Học sinh đọc và chép vào vở. -Khi tự xưng là tôi , kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy , mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình -Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp -Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là tác giả. Luyện tập: Bài 1: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn? Đoạn văn nếu thay bằng ngôi kể thứ ba, đoạn văn có màu sắc khách quan hơn. Bài 2: Thay đổi ngôi kể cho đoạn văn, nhận xét ngôi kể mới đem lại điều gì cho đoạn văn? Thay “Tôi”vào các từ “Thanh”,”chàng”, ngôi kể “tôi”tô đậm thêm sắc thái tình cảm cho đoạn văn.
Tài liệu đính kèm: