Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4 (Tiết 13 đến 16) - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4 (Tiết 13 đến 16) - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu

I- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự . Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. Tập viết mở bài cho bài văn tự sự

II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

 1- Giới thiệu bài : Tiết học này giới thiệu bài tự sự hoàn chỉnh một chủ đề và dàn bài , chuẩn bị để viết bài thức nhất.

 2- Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc 13 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 751Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 4 (Tiết 13 đến 16) - Năm học 2006-2007 - Đặng Thị Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 Ngày dạy: Ngày ..... tháng ..... năm 2006 
TUầN 4 
 Bài 4 : Tiết 13 + 14
Sự tích Hồ Gươm
I- Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh nắm được nội dung ý nghĩa của truyện, vẻ đẹp của một số hình ảnh trong truyện “ Sự tích hồ Gươm”
 II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
 1. Kiểm tra bài cũ:
Kể tóm tắt truyện Sơn tinh, Thủy tinh?
Nêu ý nghĩa của truyện Sơn tinh, Thủy tinh?
 2. Bài mới:
A- Giới thiệu bài : Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn Chống quân Minh là một cuộc khởi nghĩa lớn ở nửa đầu thế kỉ 15. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 10 năm “nếm mật nằm gai”, “căm giặc nước thề không cùng sống”, bắt đầu từ lúc Lê Lợi dấy binh ở Lam Sơn và kết thúc bằng sự kiên nghĩa quân Lam Sơn đại thắng quân Minh, nhà Lê dời đô về Thăng Long
- Lê lợi là thủ lĩnh là người anh hùng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhân dân ghi nhớ hình ảnh Lê Lợi không chỉ bằng đền thờ, tượng đài, lễ hội mà bằng cả những sáng tác văn học dân gian.
- Truyền thuyết dân gian về Lê Lợi và khởi nghĩa Lam Sơn rất phong phú. Truyện “Sự tích hồ Gươm” là một trong những sáng tác tạo nên sự phong phú ấy.
B-Tiến trình tổ chức các hoạt động :
Thiết bị tài liệu cần thiết cho các hoạt động:
Những bức tranh ảnh về vùng Lam Sơn, đền thờ vua Lê ở Thanh Hóa. 
Những tranh ảnh về hồ Gươm.
 Hướng dẫn học sinh đọc văn bản 
Hoạt động 1: Đọc - chú thích.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
 GV hướng dẫn HS đọc VB và tìm hiểu các chú thích 
? Truyện này có thể chia làm hai phần 
- Phần 1: GV có thể chia thành các đoạn nhỏ cho HS đọc. ở từng phần, từng đoạn GV cần hướng dẫn góp ý cho HS về cách đọc nhất là những chi tiết quan trọng.
- Phần tìm hiểu chú thích: Chú ý các chú thích:1,3,4,6,12
- Phần 1: từ đầu...đất nước: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
- Phần 2: tiếp ...hết: Long Quân đòi gươm thần sau khi đất nước hết giặc.
Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sơ bộ về tác phẩm 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Phương thức biểu đạt của văn bản là gì?
? Truyện gồm có những sự việc nào?
? Sự việc nào bắt đầu, tiếp theo và kết thúc?
? Những sự việc này xảy ra ở đâu, vào T/g nào?
? Sự việc do những nhân vật nào thực hiện?
? Sự việc nào nêu nguyên nhân?
? Sự việc nào nêu diễn biến, kết quả?
GV chuyển ý sang hoạt động 3
Phương thức biểu đạt: Tự sự
Nhân vật: Lê Lợi, Lê Thận, Thần Kim Quy. 
Sự việc:
- Hoàn cảnh đất nước: Bị giặc ngoại xâm, nhân dân ta nổi dậy đánh giặc nhưng thế lực còn yếu.
- Long Quân cho mượn gươm thần
- Lê Lợi cùng nghĩa quân dùng gươm thần đánh giặc và thu được nhiều thắng lợi lớn
Đất nước thanh bình, Long quân sai Rùa Vàng đòi lại gươm 
 Hoạt động 3:Tìm hiểu về việc Long Quân cho mượn gươm thần
? Vì sao đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần?
? Việc Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa gì?
? Lê Lợi nhận được gươm thần ntn?
? Vì sao tác giả không để cho Lê Lợi nhận cả lưỡi gươm và chuôi gươm cùng một lúc mà lại cho các nhân vật nhận các bộ phận của thanh gươm ở mỗi nơi khác nhau?
? Trong đoạn truyện này chi tiết nào là tưởng tượng Những chi tiết ấy có ý nghiã gì ?
* Cho HS thảo luận theo nhóm câu hỏi này
? Hãy chỉ ra sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn?
? Đằng sau sự tưởng tượng kì ảo em có thể lí giải sức mạnh ấy được không?
TH kiến thức LS: 
- Hoàn cảnh Long Quân cho mượn gươm thần
+ Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều baọ ngược nhân dân ta căm giận chúng đến tận xương tuỷ
+ ở vùng Lam Sơn Nghĩa quân nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn yếu, nhiều lần bị thua.
=> Cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn đã được thần linh, tổ tiên ủng hộ giúp đỡ
-Lê Lợi nhận gươm thần:
+ Chàng đánh cá Lê Thận bắt được lưỡi gươm ở dưới nước...lưỡi gươm gặp chủ tướng Lê Lợi thì sáng rực lên hai chữ Thuận Thiên
+ Chủ tướng Lê Lợi trên đường bị giặc đuổi, thấy ánh sáng lạ chính là chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn đa, láy chuôi gươm về 
+ Đem lưỡi gươm của Lê Thận tra vào chuôi gươm thì vừa như in (Giáo viên có thể cho HS biết thêm một dị bản khác thanh gươm Lê Lợi nhận được thì lưỡi gươm ở đáy sông, chuôi gươm từ trong lòng đất, vỏ gươm trên ngọn cây)
+ Lê Thận nâng gươm thần lên đầu dânh cho Lê Lợi: Đây là Trời đã phó thác cho minh công làm việc lớn, chúng tôi nguyện đem xương thịt của mình theo minh công”.
ý nghĩa chi tiết tưởng tượng:
+ Các nhân vật nhận được lưỡi gươm dưới nước, chuôi gươm trên rừng: Khả năng cứu nước có ở khắp nơi, từ miền sông nước đến miền rừng núi, miền ngược miền xuôi cùng đánh giặc
+ Các bộ phận của thanh gươm rời nhau nhưng khớp lại thì vừa như in có ý nghĩa nguyện vọng của dân tộc là nhất trí, nghĩa quân trên dưới một lòng (Đây cũng là lời dạy của tổ tiên hôm nào: “kẻ miền núi, người miền biển khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau đừmg quên lời hẹn”
+Lê Lợi được chuôi gươm, Lê Thận được lưỡi gươm, Lê Thận dâng gươm cho Lê Lợi những chi tiết này khẳng định đề cao vai trò minh chủ, chủ tướng của Lê Lợi. Gươm sáng ngời hai chữ Thuận Thiên. Đây là cái vỏ hoang đường để nói lên ý muôn dân. Trời tức là dân tộc, nhân dân đã giao cho Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn trách nhiệm đánh giặc. Gươm chọn người, chờ người mà dâng và người đã nhận thanh gươm, nhận trách nhiệm trước đất nước, trước dân tộc.) 
Sức mạnh của sự đoàn kết toàn dân và mục đích chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa. Chủ tướng là Lê Lợi, nghĩa quân tiêu biểu là Lê Thận xuất thân là nghề đánh cá, trên là Đức Long Quân tượng trưng cho hồn thiêng đất nước, tổ tiên dân tộc. Các bộ phận gươm khớp vào nhau là hình ảnh nhân dân các vùng, các miền trên dưới đồng lòng hợp sức tạo nên sức mạnh giúp cho cuộc khởi nghĩa đi đến thắng lợi)
GV: Bình nâng cao về đặc điểm của truyền thuyết LS: Là những pho sử vẻ vang của dân tộc được dệt bởi trí tưởng tượng phong phú và bay bổng của người nghệ sĩ dân gian... 
* Sau khi Lê Lợi dời địa bàn là vùng núi Chí Linh để xuống vùng đồng bằng Nghệ An, nghĩa quân được nhân nhân ủng hộ, thu được nhiều thắng lợi. Trên đà thắng lớn, nghĩa quân tiến đánh một vùng rộng lớn xuống Thuận Hoá...
 Hoạt động 4: Tìm hiểu sự việc trả gươm
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Hoàn cảnh Long Quân đòi gươm?
? Cảnh trao gươm thần diễn ra như thế nào?
? Việc Long Quân cho Rùa Vàng đòi gươm thần và vua Lê Lợi trả gươm có ý nghĩa gì?
Hoàn cảnh Long Quân đòi gươm
- Đất nước, nhân dân đã đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi.
- Chủ tướng Lê Lợi đã lên ngôi vua và nhà Lê đã dời đô về Thăng Long.
- Nhân dịp vua Lê ngự thuyền rồng trên hồ. 
Cảnh trao gươm thần:
* ý nghĩa: + Đất nước đã hoà bình thì không dùng đến gươm thần nữa
+ Để lại cho hồ Tả Vọng một cái tên: hồ Hoàn Kiếm
 Hoạt động 5: Tìm hiểu ý nghĩa truyện
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Qua việc tìm hiểu những chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa trên em hãy cho biết ý nghĩa truyền thuyết “Sự tích hồ Gươm”? (Giáo viên cho học sinh thảo luận tại lớp)
- Cho HS đọc ghi nhớ trên.
Mở rộng:
? Em còn biết truyền thuyết nào của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng. Theo em hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam có ý nghĩa gì?
(Trong truyền thuyết An Dương Vương, thần Kim quy giúp vua xây thành, chế nỏ, chỉ cho vua biết giặc ngồi sau lưng nhà vua. Thần Kim Quy xuất hiện lúc nhân vật gặp khó khăn để khơi đường chỉ lối, hi sinh một phần thân thể của mình cho nhân vật làm vũ khí, thần giúp Long Quân lấy lại gươm để thực hiện tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
Thần Kim Quy trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên, khí thiêng sông núi, tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân ta. Trong truyền thuyết sự tích hồ Gươm còn có ý nghĩa đề cao gây thanh thế cho nghĩa quân Lam Sơn và củng cố uy thế cho nhà Lê sau cuộc khởi nghĩa.
+ Ca ngợi tính chất nhân dân, toàn dân và chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ ý nghĩa đề cao suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
+ ý nghĩa giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
 Hoạt động 6: Ghi nhớ
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn học sinh thực hiện phần ghi nhớ. 
* Tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa.
* Tính toàn dân, đoàn kết của nhân dân để bảo vệ bờ cõi.
* ý nghĩa đề cao suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
* ý nghĩa giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
Tên hồ Hoàn kiếm:
+ Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của nghĩa quân Lam Sơn đối với giặc Minh.
+Tên hồ phản ánh tư tưởng, tình cảm yêu hoà bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.
+ Tên hồ còn có ý nghĩa cảnh giác, răn đe đối với những kẻ có ý dòm ngó nước ta. Trả gươm cũng có ý nghĩa là gươm vẫn còn đó.
 + Tên hồ và ánh sáng le lói của thanh gươm dưới mặt hồ xanh kết tụ, toả sáng cả ba ý nghĩa trên. 
 Hoạt động 7: Luyện tập 
1- Hãy đọc phần đọc thêm để thấy rõ hơn tính lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyền thuyết (Phần này đã làm ở hoạt động 2).
2- Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi được trực tiếp nhận cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc thì tác phẩm sẽ không thể hiện được tính chất toàn dân trên dưới một lòng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến. Thanh gươm Lê Lợi nhận được là thanh gươm thống nhất và hội tụ tư tưởng, tình cảm, sức mạnh của toàn dân trên mọi miền đất nước.
3- Lê Lợi nhận gươm ở Thanh Hoá nhưng lại trả ở Hồ Gươm- Thăng Long. Nếu trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này sẽ bị giới hạn. Kinh Thành Thăng Long tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm ở đây thể hiện tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của cả nước và của toàn dân.
4-Hãy nhắc lại Định nghĩa Truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.
Hoạt động 8: Hướng dẫn học bài ở nhà.
Học thuộc ghi nhớ. Kể lại truyện.
Hãy sưu tầm những câu thơ, câu ca dao nói về Hồ Gươm?
Hãy cho mình là thanh gươm hồ Hòan Kiếm tự kể chuyện mình theo cốt truyện trên.
Hãy tìm một chi tết đặc sắc của truyện và phát biểu nhận xét của em về chi tiết đó?
 Ngày soạn: Ngày tháng năm 2006	 Ngày dạy: tháng năm 2006 
Bài 4 : Tiết 14
Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
I- Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh nắm được chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự . Mối quan hệ giữa sự việc và chủ đề. Tập viết mở bài cho bài văn tự sự
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
 1- Giới thiệu bài : Tiết học này giới thiệu bài tự sự hoàn chỉnh một chủ đề và dàn bài , chuẩn bị để viết bài thức nhất.
 2- Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động1: I-Tìm hiểu chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HS đọc bài văn tự sự trong phần a bài 1?
? Sự việc trong phần thân bài thể hiện chủ đề gì? Hay nối một cách khác sự việc chủ yếu ... au lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện ơn huệ”)
? Ngoài ra chủ đề của bài tự sự còn thể hiện qua tên bài văn. Bài văn tự sự này chưa có tên, em hãy đặt tên cho bài văn này sao cho thể hiện được chủ đề đó?
? Em có nhận xét gì về những tên nhan đề được nêu trong sách giáo khoa? Tên nào hợp lí nhất? Vì sao?
Qua việc tìm hiểu câu chuyện, em hãy cho biết thế nào là chủ đề của truyện?
Chủ đề của truyện được thể hiện dưới hình thức nào?
1-Chủ đề của bài văn tự sự:
+ Chủ đề là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản (Là những điều mà câu chuyện muốn đề cao, muốn ngợi ca, muốn chế giễu, phê phán...)
+ Chủ đề thể hiện trong các sự việc, trong các lời văn, trong tiêu đề của văn bản.
 Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu dàn bài bài văn tự sự
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
? Bài văn tự sự trong sách giáo khoa chia làm mấy phần? Các phần mở bài, thân bài, kết bài trên đây thực hiện những yêu cầu gì của bài văn tự sự?
? Học sinh nhắc lại những ghi nhớ đã rút ra trong bài học?
2-Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần:
Mở bài: Giới thiệu chung về NV và sự việc
Thân bài: kể diễn biến sự việc
 Kết bài: Kể kết cục của sự việc
 Hoạt động3: Luyện tập :
Bài tập 1: Học sinh đọc bài văn trong bài 1
+ Nêu chủ đề: Tố cáo tên cận thần tham lam và biểu dương người nông dân trung thực.
+ Chủ đề t/ hiện tập trung ở sự việc người ND xin được thưởng 50 roi và đề nghị chia đều phần thưởng đó.
+ Nhan đề cũng thể hiện được chủ đề ấy: Phần thưởng có ý nghĩa thực đối với anh nông dân, phần thưởng cũng có ý mỉa mai, chế giễu đối với viên quan cận thần.
+ Bài văn gồm ba phần: 
Mở bài: Câu 1. 
Thân bài: Các câu tiếp theo. 
Kết bài: Câu cuối.
+ Sự việc gây thú vị trong thân bài: Cầu xin phần thưởng lạ lùng và kết thúc bất ngờ ngoài dự kiến của tên quan và của người đọc, thể hiện sự thông minh, hóm hỉnh, tự tin của người nông dân.
+ So sánh với truyện Tuệ Tĩnh và hai người bệnh:
 Mở bài bài Tuệ Tĩnh nói rõ ngay chủ đề, mở bài bài phần thưởng chỉ giới thiệu tình huống. Kết bài cả hai bài đều hay, đều tạo sự bất ngờ dối với người đọc. Kết bài bài Tuệ Tĩnh có sức gợi: Bài hết mà thầy thuốc lại bắt đầu một cuộc chữa bệnh mới. Kết bài bài “Phần thưởng” là viên quan bị đuổi ra còn người nông dân được thưởng. Cả hai truyện đều có những bất ngờ, kịch tính: Truyện “Tuệ Tĩnh” bất ngờ ở phần đầu truyện còn truyện “Phần thưởng”bất ngờ ở cuối truyện..
Bài tập 2: Đọc lại truyện “Sơn Tinh Thuủy Tinh”và “Sự tích hồ Gươm”, đánh giá mở bài kết bài ở hai truyền thuyết này?
Mở bài: “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”: Nêu tình huống.
Mở bài: “Sự tích hồ Gươm”: Nêu tình huống nhưng dẫn giải dài.
Kết bài: “Sơn Tinh Thuỷ Tinh”: Nêu sự việc tiếp diễn.
Kết bài: “Sự tích hồ Gươm”: Nêu sự việc kết thúc.
* Có hai cách mở bài :+ Giới thiệu chủ đề câu chuyện. 
 + Kể tình huống nảy sinh câu chuyện
* Có hai cách kết bài:+ Kể sự việc kết thúc câu chuyện.
 + Kể sự việc sáng chuyện khác như vẫn đang tiếp diễn.
 Hoạt động 7: Hướng dẫn học bài ở nhà:
Học bài, học ghi nhớ.
Làm BT 2/46.
Chuẩn bị bài: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự. 
Ngày soạn: Ngày tháng năm 2006	 Ngày dạy: Ngày tháng năm 2006
Bài 4 : Tiết 15 + 16
Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
I- Mục tiêu cần đạt :
 Giúp học sinh biết tìm hiểu đề văn tự sự và biết cách làm bài văn tự sự
II- Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học :
1. Kiểm tra bài cũ:
Chủ đề bài vă tự sự là gì? Dàn bài văn tự sự gồ mấy phần? Đó là những phần nàoNêu nhiệm vụ của từng phần?
Chữa BT 2 SGK - T 46.
2. Bài mới:
A- Giới thiệu bài
B- Tiến trình tổ chức các hoạt động :
+ Các thiết bị tài liệu cần thiết cho giờ học :
Hoạt động 1:_Đề, Tìm hiểu đề, cách làm bài văn tự sự:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
-GV chép các đề trong sách lên bảng và nêu câu hỏi cho học sinh trả lời theo từng câu hỏi gợi ý trong sách với từng đề.
? Lời văn trong đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Những từ nào trong đề cho em biết điều đó?
? Vẫn câu hỏi ấy với đề số 2?
? Các đề 3, 4, 5, 6 không có từ kể nhưng ta vẫn biết đó là đề tự sự nhờ những từ nào? Em hãy gạch dưới những từ đó và cho biết yêu cầu làm nổi bật điều gì?
? Có đề tự sự nghiêng về kể người, có đề nghiêng về kể việc, có đề nghiêng về tường thuật sự việc. Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể người, đề nào nghiêng về kể việc, đề nào nghiêng về tường thuật sự việc?
1-Đề văn tự sự
1- Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
2-Kể một câu chuyện về người bạn tốt.
3- Kỉ niệm ngày thơ ấu.
4- Ngày sinh nhật của em
5- Quê em đổi mới.
6- Em đã lớn lên rồi.
Hoạt động 2: Chọn một đề cho học sinh lập ý
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Cho đề văn: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em.
? Hãy tìm hiểu và lập dàn ý theo các bước sau:
? Đề nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện. Em hiểu những yêu cầu ấy ntn?
Tìm hiểu đề 
 + Kể một câu chuyện em thích
 + Bằng lời văn của mình, không sao chép một văn bản tương tự.
Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
 Hoạt động 3: Lập ý
? Trước khi lập ý tức là xác định những nội dung sẽ viết trong bài, trước hết em sẽ chọn truyện nào? Em thích nhân vật nào, sự việc nào? Em chọn truyện đó nhằm biểu hiện chủ đề gì?
? Đối với truyện “Thánh Gióng”, nếu muốn thể hiện chủ đề đề cao tinh thần yêu nước, sẵn sàng đánh giặc, uy lực mạnh mẽ và vô địch của người anh hùng, cùng với những nguồn gốc thần linh là có thật thì em sẽ kể những sự việc nào?Với chủ đề như vậy thì sự việc nào có thể bỏ qua? (Sự việc mẹ Gióng giẫm vết chân to có thể bỏ qua)
GV có thể nhấn mạnh cách kể bằng lời văn của em chính là ở chỗ này.
Một ví dụ khác: Với truyện “Sự tích Hồ Gươm”:
Nếu xác định chủ đề là đề cao tinh thần đoàn kết toàn dân, tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa, đề cao tư tưởng hoà bình và giải thích tên hồ Hoàn Kiếm có thể chọn sự việc Lê Thận bắt được lưỡi gươm, Lê Lợi bắt được chuôi gươm, tra vào thì vừa khít, đánh thắng quân Minh, trả gươm tại hồ Tả Vọng... Có thể bỏ qua cách kể tỉ mỉ việc ba lần Lê Thận kéo lưới đều bắt được lưỡi gượm, kiếm phát sáng trong nhà...
? Tóm lại lập dàn ý tức là ta phải làm gì?
 HS ghi ghi nhớ 2.
Lập ý
Xác định chủ đề.
Xác định sự việc thể hiện rõ chủ đề.
*Lập ý là xác định nội sẽ viết theo yêu cầu của đề , cụ thể là xác định :Nhân vật, sự việc,diẽn biến, kết quả ý nghĩa của câu chuyện
 Hoạt động 4: Lập dàn ý 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Xác định truyện bắt đầu kể từ đâu, kết thúc ở đâu?
Giáo viên lấy ví dụ cụ thể là truyện Thánh Gióng.
Truyện Thánh Gióng đánh giặc Ân nên bắt đầu từ đâu? Với sự việc khởi đầu như vậy thì mở bài như thế nào?
 - Mở bài: Giới thiệu nhân vật (Sự ra đời và sự lớn lên lạ kì của Thánh Gióng)
- Thân bài: + Sự việc bắt đầu: Đứa bé nghe sứ giả tìm người đánh giặc, cất tiếng nói.
 +...
 +...
 + Sự việc kết thúc: Vua nhớ công ơn phong là “Phù Đổng Thiên Vương “và lập đền thờ ở quê nhà.
Theo em tại sao phải bắt đầu từ: Đứa bé nghe sứ giả tìm người đánh giặc, cất tiếng nói...mà không bắt đầu từ lời kể bà mẹ thụ thai 12 tháng sinh ra ... Sự việc này không phải là phần mở bài, bỏ đi có được không? (Phần này để giới thiệu nhân vật, người đọc mới hiểu Gióng là người như thế nào) 
? Tại sao truyện nên kết thúc ở chỗ: Vua nhớ công ơn...
(Thể hiện sự biết ơn đối với công lao của Gióng, đặc biệt đây là dấu ấn lịch sử còn lại làm tăng tính chất thật của câu chuyện)
? Tiếp sau sự việc đầu tiên là những sự việc gì? Em hãy sắp xếp ntn cho hợp lí?
? Vậy theo em, trong quá trình lập dàn ý thì quan trọng nhất là gì? (Xác định nên bắt đầu từ đâu, kết thúc ở chỗ nào, sự việc nào kể trước, sự việc nào kể sau)
* Cho HS ghi ghi nhớ 3.
Lập dàn ý:
Mở bài: Giới thiệu nhân vật (Sự ra đời và sự lớn lên lạ kì của Thánh Gióng)
Thân bài: + Sự việc bắt đầu: Đứa bé nghe sứ giả tìm người đánh giặc, cất tiếng nói.
 +...
 +...
 + Sự việc kết thúc: Vua nhớ công ơn phong là “Phù Đổng Thiên Vương “và lập đền thờ ở quê nhà.
*Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. 
 Hoạt động 5: Tập viết lời kể
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên cho học sinh tập viết phần mở bài.
- Chia nhóm như sau:
Nhóm 1:Giới thiệu về người anh hùng.
Nhóm 2:Nói đến chú bé lạ.
Nhóm 3:Nói tới sự biến đổi..
Nhóm 4:Nói tới một nhân vật mà ai cũng biết.
(Nhân dân ta không ai không biết Thánh Gióng.Thánh Gióng là một người kì lạ. Mới ba tuổi, không biết nói biết cười đặt đâu nằm đấy lại đòi đi đánh giặc cứu nước.)
* Sau khi cho các nhóm tập viết, mời đại diện từng nhóm đọc bài viết của mình. 
* Giáo viên cho học sinh nhận xét sự khác nhau giữa các cách diễn đạt. 
=> Từ đó cho học sinh hiểu thế nào là diễn đạt theo lời văn của mình.
Tập viết lời kể.
Giới thiệu về người anh hùng
Thánh Gióng là vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên ba mà Thánh Gióng vẫn không biết nói biết cười, Một hôm...
Nói đến chú bé lạ
Ngày xưa ở làng Gióng có một chú bé rất lạ.Đã lên ba mà vẫn không biết nói biét cười...
Nói tới sự biến đổi:
Ngày xưa giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta, vua sai sứ giả đi tìm người tài cứu nước. Khi tới làng Gióng, một đứa bé lên ba không biết nói biết cười đặt đâu nằm đấy suốt ba năm bỗng cất tiếng nói đòi đi đánh giặc. Chú bé ấy là Thánh Gióng.
Nói tới một nhân vật mà ai cũng biết:
Nhân dân ta không ai không biết Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người kì lạ. Mới ba tuổi, không biết nói biết cười đặt đâu nằm đấy lại đòi đi đánh giặc cứu nước.
*Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài
 Hoạt động 5: Ghi nhớ 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Học sinh nhắc lại toàn bộ phần ghi nhớ 
* Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiẻu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
* Lập ý là xác định nội sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: Nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả ý nghĩa của câu chuyện.
* Lập dàn ý là sắp xếp việc gic kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết. 
* Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
 Hoạt động 6: Luyện tập: Tuỳ vào thời gian còn lại của tiết học Tập lập dàn ý vào vở đề bài trên.
- Cho HS viết thành đọan văn sự việc 1, sự việc 2 truyện Thánh Gióng --> Nhận xét --> Chữa bài.
Hoạt động 7: Hướng dẫn học bài ở nhà:
Học bài. Nắm chắc cắch làm bài văn tự sự.
Viết hoàn chỉnh bài văn: đề bài đã lập dàn ý.
Chuẩn bị bài viết số 1 ở nhà - Văn kể chuyện,

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 4.doc