Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 30 - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 30 - Năm học 2010-2011

A. Kiểm tra bài cũ:

1. HS đọc diễn cảm một đoạn văn bản hay nhất. Vì sao nói cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, không chỉ đối với thủ đô Hà Nội mà còn đối với nhân dân cả nước trong một thế kỷ qua?

2. (Chung): Hãy chọn câu trả lời theo em là đúng nhất? Giải thích lý do tại sao?

a. Cầu Long Biên là một di tích lịch sử.

b. Cầu Long Biên là một danh lam thắng cảnh.

c. Cầu Long Biên là một công trình giao thông vận tải đồ sộ nhất Đông Dương đầu thế kỷ 20

d. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 579Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ Văn Lớp 6 - Bài 30 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 25/ /200	Ngày dạy: /200
Bài 30 - Tiết 125,126
	Văn bản:	Bức thư cuả thủ lĩnh da đỏ
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh:
+ Thấy được bức thư của thủ lĩnh da đỏ xuất phát từ tình yêu thiên nhiên đất nước đã nêu lên một vấn đề bức xúc có ý nghĩa to lớn đối với cuộc sống hiện nay: bảo vệ và giữ gìn sự trong sạch của môi trường thiên nhiên.
+ Thấy được tác dụng của việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong bức thư đối với việc diễn đạt ý nghĩ và tình cảm, đặc biệt phép nhân hoá, yếu tố trùng điệp và thủ pháp đối lập.
II. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
1. HS đọc diễn cảm một đoạn văn bản hay nhất. Vì sao nói cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử, không chỉ đối với thủ đô Hà Nội mà còn đối với nhân dân cả nước trong một thế kỷ qua?
2. (Chung): Hãy chọn câu trả lời theo em là đúng nhất? Giải thích lý do tại sao?
a. Cầu Long Biên là một di tích lịch sử.
b. Cầu Long Biên là một danh lam thắng cảnh.
c. Cầu Long Biên là một công trình giao thông vận tải đồ sộ nhất Đông Dương đầu thế kỷ 20
d. Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
B. Bài mới:
1. Lời vào bài: Đối với mỗi con người, quê hương là mảnh đất thiêng liêng nhất và thân thiết nhất, dù đó là vùng quê nghèo khổ và cơ cực. Những người dân da đỏ sinh sống trên đất Mỹ cách đây hơn một thế kỷ cũng vậy. Nhưng, thủ lĩnh của họ, ông Seattle lại viết thư cho Tổng thống Mỹ, kiên quyết không bán mảnh đất quê hương mình cho những người da trắng mới nhập cư dù với giá tiền thế nào chăng nữa. Lá thư ấy đã trở thành một văn bản được rất nhiều người yêu thích và đánh giá cao. Vì sao vậy? Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng đi tìm câu trả lời.
2. Tổ chức các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về văn bản:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
* GV gọi học sinh đọc phần chú thích (*) SGK. 
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
GV: Đây là một bức thư rất nổi tiếng được nhiều người coi là văn bản hay nhất viết về việc bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Như vây, nó thuộc loại văn bản chính luận viét theo hình thức một bức thư. Vậy, những phương thức nào có mặt trong văn bản?
HS đọc. Trả lời câu hỏi:
- Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mỹ là Franklin Pierce tỏ ý muốn mua đất của người da đỏ. Thủ lĩnh da đỏ Seattle đã viết bức thư này để trả lời. 
- Biểu cảm, tự sự, miêu tả.
* Là một văn bản trích vì vậy, nội dung thư không liền mạch. Tuy nhiên, các em cũng cần nắm được các ý chính trong lập luận của người viết. Vậy, theo em, những điều thiêng liêng trong ký ức người da đỏ sẽ bao gồm từ đâu đến đâu?
- Nỗi lo âu của người da đỏ về việc thiên nhiên và môi trường sống sẽ bị người da trắng tàn phá?
- Phần còn lại có nội dung gì?
- Các nội dung trên được trình bày qua một đối lập lớn. Theo em, đó là đối lập nào?
* Sự đối lập ấy có ý nghĩa gì?
* Quan sát bức tranh trong SGK, em hiểu gì về nó?
- Luận điểm 1: từ đầu đến..."tiếng nói của cha ông chúng tôi"
- Tiếp theo đến..." đều có sự ràng buộc"
- Hậu quả con người sẽ phải gánh chịu nếu không bảo vệ được đất đai và huỷ hoại môi trường.
- Đối lập giữa thái độ của người da trắng và người da đỏ trong việc cư xử đối với đất đai và môi trường tự nhiên.
- HS tự do trình bày ý hiểu. Chốt lại với các em: Khẳng định tình yêu tha thiết đối với đất đai và thiên nhiên của người da đỏ, nỗi lo âu sâu sắc của họ về sự tàn phá môi trường sống của người da trắng.
- Đó là hành động phá hoại môi trường tự nhiên của người da trắng.
* Vậy, thể hiện thái độ và tình cảm của người viết cũng là một người da đỏ , em cần đọc bức thư này thế nào?
GV gọi các em đọc các phần nội dung. Gọi HS nhận xét cách đọc.
- HS nêu cách đọc GV để các em góp ý. 
+ Tình cảm tha thiết khi nói đến tình yêu đối với thiên nhiên, đất nước.
+ Đôi khi cần mỉa mai kín đáo kế hoạch nói về người da trắng, với Tổng thống Mỹ.
+ Nhấn giọng thích hợp ở những câu hỏi, câu có kết cấu trùng điệp.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ:
* Những hình ảnh, những cảnh vật nào luôn hiện lên trong ký ức cuả người da đỏ?
+ Tấc đất...mỗi lá thông óng ánh, mỗi hạt sương long lanh trong các cánh rừng rậm rạp, mõi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng, những dòng nhựa chảy trong cây cối...
* Vì sao người thủ lĩnh lại gọi đó là những điều thiêng liêng?
* Trong đoạn văn bản này, người viết đã có cách diễn đạt như thế nào?
* Cách viết ấy có hiệu quả ra sao trong việc biểu đạt tình cảm và thái độ của con người đối với thiên nhiên và đất đai? Chúng phản ánh cách sống nào của người da đỏ?
GV bổ sung: Bằng nghệ thuật nhân hoá và lối nói trùng điệp, tác giả đã cho chúng ta thấy tình cảm gắn bó và biết ơn chân thành của người da đỏ với thiên nhiên. Đất là mẹ, thiên nhiên cũng là những phần tử trong một gia đình lớn, đó là gia đình của sự sống. Điều dễ hiểu là với họ, đó là quê hương, là mảnh đất bao đời gắn bó với nòi giống, với nếp sống thuần phác, giản dị nặng nghĩa tình của họ. Sâu thẳm trong nguồn cội đó là biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước.
- Vì mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.
- Những bông hoa ngát hương là người chị, người em...
- Những mỏm đá, vũng nước, đồng cỏ...là một gia đình.
- Dòng nước...là máu của tổ tiên.
- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của ông cha...
+ Sử dụng lối diễn đạt nhân hoá và câu văn trùng điệp. 
+ Tình cảm gắn bó đối với đất đai.
+ Dánh giá cao ý nghĩa của thiên nhiên đối với cuộc sống bởi thiên nhiên không chỉ mang lại sự sống mà còn là lịch sử của ông cha, được bảo vệ và gìn giữ cũng bằng xương máu của tổ tiên.
+ Gắn bó đối với đất đai, môi trường và thiên nhiên: thiên nhiên không chỉ là môi trường sống mà thiên nhiên còn là một phần máu thịt của con người. Như những người thân thiết trong gia đình. 
2. Những âu lo cuả người da đỏ về đất đai, môi trường tự nhiên:
* Xuất phát từ tình yêu đó, người da đỏ đã lo lắng như thế nào trước lời đề nghị mua đất của người da trắng?
+ Đất đai môi trường thiên nhiên sẽ bị tàn phá bởi người da trắng.
* Nỗi lo lắng ấy hình thành bởi cách cư xử của người da trắng đối với thiên nhiên và môi trường. Chúng được bày tỏ như thế nào trong văn bản?
+ Trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần.
+ Cư xử với đất mẹ và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc.
* Tác giả đã giải thích lý do vì sao người da trắng lại có thái độ như thế ?
- Không hiểu cách sống của người da đỏ.
- Là kẻ xa lạ, không coi mảnh đất này là anh em, thậm chí là kẻ thù và khi đã chinh phục thì họ lấn tới.
* Thái độ ấy sẽ tạo ra sự khác biệt như thế nào giữa người da trắng và người da đỏ trong cách sống, thái độ đối với thiên nhiên?
- Người Anh điêng ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua mặt hồ, dược nước mưa gội rửa và thấm đượm hương vị của phấn thông.
- Người da đỏ thấy không khí là quý giá vì cùng hít thở với chim muông cây cối.
- Người da trắng không cần tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiéng vỗ cánh của côn trùng, âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm trên hồ.
- Người da trắng không cần quan tâm đến không khí mặc dù họ cũng hít thở chung cùng với vạn vật và người da đỏ.
* Những lo âu ấy đã phản ánh sự đối lập nào giữa cách sống của người da trắng với cách sống của ngươì da đỏ?
Đó là sự đối lập giữa lối sống coi trọng vật chất, thực dụng, không quan tâm đến thiên nhiên với lối sống gần gũi với thiên nhiên, hoà đồng và yêu mến thiên nhiên, tức là coi trọng những giá trị tinh thần hơn những ích lợi thực dụng...
* Trong đoạn văn bản này, người viết cũng đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì?
- Nhân hoá.
- Điệp ngữ, điệp từ.
- Đối lập.
* Nghệ thuật tương phản, đối lập đã tạo nên hai bức tranh cuộc sống khác nhau, một của người da đỏ và một của người da trắng. Em hãy nhận xét về hai bức tranh đó?
* Điều băn khoăn lớn nhất của thủ lĩnh da đỏ trước lời đề nghị bán đất của Tổng thống Mỹ có phải là giá tiền hay là gì?
* Như vậy, tức là người da đỏ đã cảnh báo điều gì đối với tổng thống Mỹ?
HS nêu nhận xét theo cảm nhận của các em . Tựu chung lại, các em chỉ ra được một cuộc sống gần gũi với thiên nhiên, thấy được sự êm đẹp của cuộc sống coi thiên nhiên là bạn bè, hít thở bầu không khí trong lành và giữ được tâm hồn thanh thản thư thái. Còn cuộc sống của người da trắng là vắng bóng thiên nhiên, tàn phá và khai thác, vắt kiệt thiên nhiên một cách lạnh lùng, vô cảm. Thiên nhiên nghèo đi, đồng thời tâm hồn con người cũng trở nên nghèo nàn, xơ cứng.
- Đó là thái độ của người da trắng đối với đất đai của họ:
+ Ngài phải nhớ rằng, không khí ...là vô cùng quý giá.
+ Ngài phải gìn giữ và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được ...
+ Người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.
- Về một cuộc sống không có giá trị tinh thần mà chỉ thuần tuý là khai thác vật chất, thực dụng: Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống nếu con người không nghe được...? Con người là gì nếu cuộc sống thiếu đi những con thú? Nếu chúng ra đi, con người sẽ chét dần chết mòn trong nỗi cô đơn về tinh thần...
* Qua cách viết của tác giả, em thấy có phải chỉ bộc lộ nỗi lo âu hay còn thể hiện tình cảm gì nữa?
- Lo âu vì môi trường bị tàn phá huỷ hoại.
- Đau đớn xót xa khi thấy cái đẹp của tự nhiên bị chà đạp, dự cảm trước một thế giới nghèo nàn, trơ trụi bởi sự lãnh đạm của con người.
- Tôn trọng, bảo vệ đất đai, môi trường như coi trọng và yêu quý chính mạng sống của mình. 
GV bình, chuyển ý.
3. Lời nhắn gửi tha thiết đối với con người:
* Kết lại lá thư, người thủ lĩnh da đỏ đã nhắn gửi điều gì đến tổng thống Mỹ cũng là đến con người?
- Phải biết kính trọng đất đai.
- Dạy cho con cháu biết: Đất là Mẹ.
* Vì sao lại cần con người biết điều đó?
* Em hiểu thế nào về câu nói Đất là Mẹ
- Vì mảnh đất mà chúng ta đang sống là những nắm tro tàn của cha ông. Vì sự giàu có của đất đai do mạng sống của bao thế hệ bồi đắp nên
=> Đất được tạo nên và gìn giữ bằng nước mắt và máu xương.
- HS trình bày ý hiểu của mình.
- Đát là nguồn sống, sản sinh ra muôn loài.
- Cái gì con người làm cho đất đai cũng là làm cho chính mình.
- Con người cần sống hoà hợp và gắn bó với đất đai, với môi trường và bảo vệ nó...
* Em nhận thấy giọng điệu trong đoạn văn này có gì khác trước?
* Tại sao người viết lại có cách diễn đạt như vậy?
- Giọng văn vừa tha thiết, nhắn nhủ vừa đanh thép hùng hồn, dứt khoát
- Nhằm khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai và môi trường, trước hết là phải dạy cho người da trắng thấy được cách cư xử đúng đắn đối với môi trường thiên nhiên.
Những lời văn cuối bài đã được diễn đạt bằng những câu vừa giản dị vừa sâu sắc, mang tính triét lý thấm thía, bởi nó được cất lên không phải là cách nói suông mà là những lời nhắn nhủ tự trong đáy lòng tha thiét yêu mến và chan hoà với thiên nhiên, thật sự sống giữa thiên nhiên của một người dân da đỏ, nói thay cho cộng đồng mình. Chính bởi thế, đó không chỉ những lời nhắn nhủ đối với Tổng thống Mỹ, đối với người da trắng nói riêng mà nó trở thành lời cảnh báo, nhắn nhủ đối với mọi con người sống trên trái đất bởi có ai là người tự cho mình sống ngoài thiên nhiên, không cần đến sự hỗ trợ của thiên nhiên. Vì vậy, chừng nào con người còn chưa biết yêu mến và bảo vệ thiên nhiên quanh mình, chưa thấy hết giá trị to lớn của thiên nhiên, chừng đó bức thư của người thủ lĩnh giàu tâm huyết này còn vẹn nguyên giá trị.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần tổng kết:
* Theo em, bức thư của thủ lĩnh da đỏ đã đề cập đến vấn đề nào trong cuộc sống?
- Con người cần biết sống hoà hợp với thiên nhiên, phải biét chăm lovà bảo vệ môi trường như yêu mến và bảo vệ mạng sống của chính mình.
* Để truyền đến người đọc những lời đề nghị sâu sắc và tha thiết ấy, người viết đã có cách diễn đạt thế nào?
- Lời văn giàu tính cảm xúc, tha thiết.
- các biện pháp tu từ được sử dụng nhiều: đối lập, nhận hoá, so sánh, điệp từ, điệp ngữ...
* Vậy từ đây ta hiểu, lý do nào đã khiến một bức thư ra đời cách đây hơn một thế kỷ vẫn được xem là một trong những văn bản hay nhất viết về vấn đề bảo vệ môi trường?
* GV liên hệ với cuộc bảo vệ môi trường của nhân loại hiện nay và ở Việt Nam nói riêng.
- Nó đề cập đến một vấn đề chung cho mọi thời đại: quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
- Nó được viết bằng sự am hiểu , hơn thế là bằng môt trái tim chan chứa tình yêu đối với đất đại, với thiên nhiên của một con người sinh ra giữa thiên nhiên và sống gắn bó suốt đời với thiên nhiên.
- Được trình bày trong một văn bản đầy tính nghệ thuật: Giàu hình ảnh, cảm xúc và các biện pháp tu từ.
Ngày soạn :	Ngày dạy: 
Bài 30 - Tiết 127
	Tiếng Việt	
Chữa lỗi về chủ ngữ, vị ngữ
Kết quả cần đạt: 
	1. Kiến thức:
	- Nắm được loại lỗi viết câu thiếu cả hai thành phần chính và lỗi sai về quan hệ nghĩa giữa các thành phần trong câu.
	2. Tích hợp với phần văn ở văn bản nhật dụng với phần tập làm văn ở luyện tập cách viét đơn và sửa lỗi về đơn.
	3. Luyện tập kỹ năng:
	- Tự phát hiện và tự sửa lõi câu
	- Có ý thức viết câu đúng về cấu trúc và ngữ nghĩa.
Tién trình tổ chức các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Trong bài học trước, chúng ta đã nhận biết những lỗi thông thường nào về câu hay mắc phải? Nguyên nhân nào dẫn đến mắc lỗi?
Thực hành một số ví dụ và nêu cách sửa lỗi 
B. Bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn chữa lỗi câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ:
Hoạt động của thầy
Hoạt động cuả trò
Gv gọi HS đọc nội dung mục I.1 và trả lời câu hỏi:
* hãy xác định hai thành phần chủ vị trong câu a, b.
* Hai câu trên mắc lỗi gì? Nguyên nhân do đâu? Nếu là em, em sẽ sửa như thế nào?
GV cho nhiều em cùng nêu cách sửa. Nhận xét.
Chốt:
Như vậy, đôi khi trong quá trình diễn đạt, do viết trạng ngữ quá dài, ta dễ nhầm lẫn câu đã đầy đủ chủ vị. Cần đọc lại và thêm chủ ngữ vào để câu đúng ngữ pháp.
HS đọc các vị dụ trong mục I1 SGK
- HS thực hành. Nhận thấy: không có chủ ngữ và vị ngữ.
- Lỗi: mới chỉ có trạng ngữ, không có chủ ngữ và vị ngữ.
+ Nguyên nhân: Chưa phân biệt đúng trạng ngữ và chủ vị.
+ Cách sửa: Thêm vào nòng cốt câu.
HS sửa:
- Mỗi khi đi qua cầu Long Biên, tôi đều thấy lòng mình bồi hồi rất lạ.
- Bằng khối óc sáng tạo và bàn tay lao động của mình, chỉ trong vòng sáu tháng, nhà điêu khắc đã bién khối đá vô tri thành bức tượng vô cùng sinh động.
Hoạt động 2: Hướng dẫn chữa lỗi câu sai về quan hệ ngữ nghĩa:
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Gv gọi HS đọc kỹ nội dung mục II và trả lời câu hỏi:
* Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu đã dẫn trong SGK?
* cách viết ấy có thể gây ra sự hiểu lầm như thế nào?
* Muốn tạo ra cách hiểu đúng, ta sẽ sửa như thế nào?
* Vậy, câu văn đã đủ thành phần nòng cốt, tại sao vẫn là câu sai?
* Muốn sửa lỗi như thế, chúng ta làm gì?
Hs đọc SGK.
- Hs xác định C- V
- CN: ta; VN: hai hàm răng cắn chặt...
- Sửa: Ta thấy dượng Hương Thư, hai hàm răng cắn chặt....hùng vĩ.
- Vì trật tự các vế câu sắp xếp chưa đúng nên gây hiểu lầm về nghĩa, thậm chí dễ dẫn đến hiện tượng câu tối nghĩa, không hiểu được.
- Sắp xếp lại các thành phần câu để tạo cách hiểu rõ ràng.
Hoạt động 3: Luyện tập:
I. Bài tập 1: xác định chủ ngữ - vị ngữ:

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 29, 30.doc