Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3, Tiết 9 đến 12 - Năm học 2007-2008 - Lò Điệp Hồng

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3, Tiết 9 đến 12 - Năm học 2007-2008 - Lò Điệp Hồng

A. Phần chuẩn bị.

 I. Mục tiêu bài dạy:

- Giúp học sinh nắm được: Thế nào là nghĩa của từ, một số cách giải nghĩa từ

- Rèn luyện kĩ năng giải nghĩa từ để dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết.

 II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.

 - Học sinh: Đọc kĩ bài và chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên (trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa).

B. Phần thể hiện trên lớp.

 * Ổn định tổ chức: (1phút)

- Kiểm tra sĩ số học sinh:

 + Lớp 6 A: /20

 + Lớp 6 B: /19

 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 * Câu hỏi:

- Thế nào là từ mượn? Cho ví dụ?

* Đáp án - biểu điểm:

- Từ mượn: Ngoài từ thuần Việt là những từ do nhân dân ta tự sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm.mà tiếng Việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là các từ mượn.

- Ví dụ: Từ Hán Việt: Độc lập, tự do, giai cấp, cộng sản,.

 II. Dạy bài mới:

 * Giới thiệu bài: (1phút)

 Các em đã biết, từ là đơn vị ngôn ngữ có nghĩa dùng để tạo câu. Vậy nghĩa của từ là gì? Tại sao phải tìm hiểu nghĩa của từ? có những cách giải nghĩa từ như thế nào? Ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

 

doc 24 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 646Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 3, Tiết 9 đến 12 - Năm học 2007-2008 - Lò Điệp Hồng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 3.
NGỮ VĂN - BÀI 3
Kết quả cần đạt.
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa, một số yếu tố nghê thuật tiêu biểu của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Kể lại được câu chuyện.
 - Hiểu thế nào là nghĩa của từ và nắm được một số cách giải nghĩa của từ.
 - Nắm được vai trò và ý nghĩa của các yếu tố tự sự, chỉ ra và vận dụng các yếu tố trên khi đọc hay kể một câu chuyện.
Ngày soạn:21/9/2007 Ngày giảng:24/9/2007
 Tiết 9. Văn bản:
SƠN TINH, THUỶ TINH
 (Truyền thuyết)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Giúp học sinh:
- Hiểu truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhằm giải thích hiện tượng lụt lội sảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thưở các vua Hùng dựng nước và khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của mình thông qua một số yếu tố nghệ thuật đặc sắc của truyện.
- Rèn luyện kĩ năng: Vận dụng, liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. 
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Đọc kĩ văn bản, chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên.
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A: /20
 + Lớp 6 B: /19 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	* Câu hỏi: 
 	1. Kể lại truyện Thánh Gióng bằng lời văn của em? Hình ảnh nào của Thánh Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em? Vì sao?
	2. Hình tượng Thánh Gióng có ý nghĩa gì?
* Đáp án - biểu điểm:
	1. Học sinh kể theo yêu cầu, đảm bảo các sự việc chính: (4 điểm - mỗi ý đúng 1 điểm; ).
a) Sự ra đời kì lạ của Gióng: Bà lão phúc đức, một hôm ra đồng thấy vết chân to, ướm thử, về nhà thụ thai 12 tháng sinh một cậu bé mặt mũi khôi ngô, lên ba tuổi vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu nằm đấy. 
b) Tuổi thơ và sự lớn lên của Gióng: Một nghe thấy tiếng sứ giả tìm người đánh giặc cứu nước, cậu bé bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc. Cũng từ hôm gặp sứ giả, cậu bé bỗng lớn nhanh như thổi, bà con góp gạo nuôi Gióng.
c) Gióng ra trận đánh giặc, chiến thắng giặc Ân và bay về trời: Giặc đến chân núi Châu, thế nước rất nguy, chú bé vươn vai thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt, cưỡi ngựa phi thẳng ra nơi có giặc đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Thắng giặc, cháng sĩ cởi bỏ giáp bay về trời.
d) Những dấu tích liên quan đến Thánh Gióng: Tre ngà, làng Cháy, làng Gióng, ao hồ,...
	2. Học sinh nêu được hình ảnh đẹp nhất, gây ấn tượng nhất đối với bản thân và giải thích được lí do (2 điểm)
	2. Ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng: (4 điểm)
 - Hình tượng Thánh với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức về sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời là thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 	Dọc dải đất hình chữ S, bên bờ biển Đông, Thái Bình Dương, nhân dân Việt Nam chúng ta, nhất là nhân dân miền Bắc, hằng năm phải đối mặt với mùa mưa bão, lũ lụt như là thuỷ - hoả - đạo - tặc hung dữ khủng khiếp. Để tồn tại, chúng ta phải tìm đủ mọi cách sống chiến đấu và chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kì gian truân ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết Sơn Tinh, Tuỷ Tinh mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay.	
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
 GV
 GV
 HS
? KH
? TB
? TB
 HS1
 HS2
 HS
 GV
? KH
 HS
 GV
 GV
? TB
? HS
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS 
?Giỏi
 HS
? TB
 HS
? KH
 HS
 GV
 GV
? TB
 HS
? KH
 HS
? TB
 HS
? TB
? KH
 HS
 GV
 HS
? TB
? TB 
? KH
 HS
 ? TB
 HS
 GV
 HS
? HS
 HS
 GV
Hướng dẫn đọc và kể:
 - Đọc, kể rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh những chi tiết tưởng tượng kì ảo, chú ý đổi giọng cho phù hợp với từng nội dung câu chuyện: Chậm rãi ở đoạn mở đầu;nhanh gấp ở đoạn sau: Đoạn tả cuộc chiến giữa hai thần; Đoạn cuối, giọng đọc, kể trở lại chậm, bình tĩnh,... 
→ Đọc mẫu một lần.
- Đọc (có nhận xét uốn nắn).
* Câu chuyện có những sự việc chính nào?
 Truyện gồm những sự việc chính sau:
 1. Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương đẹp, hiền, vua muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
 2. Có hai vị thần tên là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh tài sức ngang nhau đến cầu hôn.
 3. Vua băn khoăn không biết chọn ai liền yêu cầu sính lễ, ai đem đến trước sẽ gả con cho.
 4. Sơn Tinh mang sính lễ đến trước được rước Mị nương về núi.
 5. Thuỷ Tinh đến sau không lấy được vợ, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh Sơn Tinh.
 6.Hai thần đánh nhau dữ dội, cuối cùng Sơn Tinh thắng.
 7. Thuỷ Tinh oán giận, hằng năm lại dâng nước đánh Sơn Tinh, gây lũ lụt nhưng lần nào cũng thua phải rút quân về. 
* Căn cứ vào các sự việc chính trên, hãy kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? 
- Kể đoạn: 3 sự việc đầu.
- Kể đoạn: Kể 4 sự việc còn lại
- Theo dõi, nhận xét cách kể của bạn.
- Theo dõi cách kể, nhận xét, uốn nắn. 
* Căn cứ vào nội dung các sự việc trong truyện, văn bản có thể chia thành mấy đoạn? cho biết nội dung chính của từng đoạn?
- Văn bản chia làm 4 đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu đến “Mỗi thứ một đôi” → Vua Hùng kén rể.
 Đoạn 2: Tiếp đến “Thần nước đánh rút quân” → Chuyên Sơn Tinh, Tinh cầu hôn và cuộc giao tranh giữa hai vi thần.
Đoạn 3: Còn lại → Sự trả thù của Thuỷ Tinh trước sức mạnh của Sơn Tinh.
- Lưu ý học sinh chú thích 1, 4, 6, 9 theo sách giáo khoa.
Chuyển: Để thấy rõ nội dung ý nghĩa của truyện, chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể trong phần phân tích văn bản →
* Đọc đoạn đầu của văn bản và nhắc lại nội dung chính của đoạn?Š
* Qua việc đọc và chuẩn bị ở nhà, em thấy truyện có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính?
- Truyện gồm có một số nhân vật: Vua Hùng, công chúa Mị nương. Sơn Tinh, thuỷ Tinh.
- Nhân vật trong truyện là Sơn tinh, thuỷ Tinh.
* Vì sao Sơn tinh và Thuỷ Tinh được coi là nhân vật chính trong truyện?
- Vì tên của hai vị thần đã trở thành tên truyện. Ngoài ra, còn nhiều nội dung khác để chứng minh cho hai nhân vật chính.
* Vậy ở phần đầu câu chuyện, các nhân vật chính được giới thiệu qua những chi tiết, hình ảnh nào?
- Một người ở núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nỏi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Người ta gọi chàng là Sơn tinh. Một người ở miền biển, tài năng cũng không kém: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về. người ta gọi chàng là Thuỷ Tinh. Một người là chúa vùng non cao, một người là chúa vùng nước thẳm.
* Cách giới thiệu nhân vật qua những chi tiết trên có gì đáng chú ý? Cách giới thiệu đó có ý nghĩa gì?
- Với những chi tiết tưởng tượng, kì ảo, giới thiệu hai nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh đều là những vị thần có tài lạ, hô phong hoán vũ, đảo hải di sơn đều xứng đáng làm rể vua Hùng.
- Cách giới thiệu như trên khiến người nghe hấp dẫn, mặt khác chuẩn bị cho cuộc tranh tài đọ sức ngang ngửa giữa hai thần vì một người con gái mắt phượng mày ngài: Mị Nương.
* Trước hai người tài giỏi, ngang sức, ngang tài như vậy, vua Hùng đã suy nghĩ gì và có giải pháp như thế nào để kén rể?
- Vua Hùng băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai [...] vua phán:
- [...] ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
- [...] “Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi”. 
* Em có nhận xét gì về đồ sính lễ mà vua Hùng đã đưa ra? Qua đó em nhận thấy được thái độ gì trong việc kén rể của nhà vua?
- Những thứ vua yêu cầu vừa trang nghiêm giản dị, truyền thống (gà, gạo nếp, bánh chưng), vừa quý hiếm kì lạ (voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao) ai hoàn thành sớm, mang đến sớm là thắng.
- Nhưng không cần tinh ý lắm ta cũng có thể nhận thấy sự thiên vị của ông bố vợ tương lai đối với chàng Sơn Tinh may mắn, số đào hoa. Bởi “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” đều là những con vật sống ở trên cạn, xứ sở của Sơn Tinh; lại còn phải mang tới thật sớm nữa. Còn Thuỷ tinh, nếu muốn có đồ sính lễ đó thì hoặc là dùng phép biến hoá, hoặc chỉ có thể cho quân lên rừng mà kiếm tìm. Bởi không có gì ngạc nhiên khi mới tờ mờ sáng hôm sau Sơn Tinh đã đem lễ vật đến, còn Thuỷ Tinh đến sau, đành chịu thua cuộc. Sự thiên vị của vua Hùng phản ánh thái độ của người Vệt cổ đối với núi rừng và lũ lụt. Lũ lụt là kẻ thù, chỉ đem lại tai hoạ, chết chóc. Còn núi rừng là quê hương, là lợi ích, là bè bạn, là ân nhân. Núi rừng cung cấp thức ăn, vật dụng hàng ngày, còn giúp họ thoát chết khi lũ dâng cao.
* Theo em, vì sao thiện cảm của vua Hùng lại dành cho Sơn Tinh?
- Vua Hùng biết rõ sức tàn phá của thuỷ Tinh và tin vào sức mạnh của Sơn Tinh. 
* Kết quả của cuộc đua tài sắm lễ như thế nào? Qua việc chọn rể của vua Hùng, em cảm nhận được điều gì?
 - Sơn Tinh đến trước rước Mị Nương về núi.
 - Thuỷ Tinh đến sau đùng đùng nổi giận.
- Cuối cùng, vua Hùng đã sáng suốt chọn rể là Sơn Tinh. Đó cũng là cách nhìn nhận sáng suốt của vua Hùng trong cách lựa chọn người tài giỏi có thể giúp dân bảo vệ cuộc sống yên bình.
- Thông qua việc chọn rể, người xưa muốn ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng, cũng là của cha ông ta thuở trước.
→ Khái quát nội dung và chốt ý.
Chuyển: Vì đến sau, Thuỷ Tinh không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo Sơn Tinh hòng cướp lại Mị nương và thế là cuộc giao tranh giữa hai vị thần diễn ra. vậy cuộc giao tranh ấy diễn ra như thế nào? Mời chúng ta cùng tìm hiểu tiếp → 
* Hãy tìm những chi tiết kể về cuộc giao tranh giữa hai vị thần?
- Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận [...] Thần hô mưa, gọi gió làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước ngập nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
- Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đnhs nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân về.
* Theo em cách miêu tả cuộc giao tranh giữa hai vị thần có gì đáng chú ý?
- Lời kể dồn dập, chi tiết kì lạ, hoang đường cùng với những động từ, tính từ chỉ trạng thái, mức độ (đùng đùng nổi giận, hô, gọi, rung chuyển, cuồn cuộn, bốc, rời, bao nhiêu - bấy nhiêu,...) sử dụng hình ảnh so sánh (thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước)
* Với cách miêu tả trên, em hình dung ra trận đánh của Sơn Tinh và Thuỷ Tinh như thế nào?
- Trận đánh diễn ra rất quyết liệt, dai dẳng giữa hai v ... ai thần hằng năm.
- Kết quả: Thuỷ Tinh thua nhưng không cam chịu. Hằng năm cuộc chiến giữa hai thần vẫn sảy ra.
* Có thể xoá bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không? Vì sao?
- Không thể bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được, vì nếu như vậy, cốt truyện sẽ thiếu sức thuyết phục, không còn mang ý nghĩa truyền thuyết.
* Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Vì sao? Nếu bỏ việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không?
- Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài là rất cần thiết vì như thế mới có thể chống chọi nổi với Thuỷ Tinh.
- Nếu bỏ sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể cũng không được, vì không có lí do để hai thần thi tài.
* Việc Thuỷ Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?
- Việc Thuỷ Tinh nổi giận rất có lí, vì: 
 + Vì thần rất kiêu ngạo, cho rằng mình chẳng kém Sơn Tinh. Nay chỉ vì chậm chân mà mất vợ, hèn chi chẳng tức!
 + Vì tính ghen tuông ghê gớm của thần.
- Như các em đã biết, việc và chi tiết trong văn tự sự bao giờ cũng được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề tư tưởng muốn biểu đạt.
* Em hãy cho biết, sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng?
- Sự việc thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng trước hết là ở giọng kể trang trọng, thành kính khi nhắc đến vua Hùng và Sơn Tinh. Còn nói đến Thuỷ Tinh, ta không thấy có giọng này.
- Điều kiện kén rể có lợi cho Sơn Tinh, bất lợi cho Thuỷ Tinh. Đó là dụng ý của vua Hùng.
- Việc Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh nhiều lần, mỗi năm một lần, con người khắc phục, vượt qua lũ lụt, đắp đê thắng lợi.
- Không thể để cho Thuỷ Tinh thắng Sơn Tinh, vì như thế nghĩa là con người thất bại, bị tiêu diệt, còn đâu đến ngày nay!
- Không thể bỏ câu “Hằng năm, Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh”. Vì đó là hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm ở nước ta, là quy luật tự nhiên ở xứ này.
* Qua việc tìm hiểu, em có nhận xét gì về sự việc trong văn tự sự?
- Trình bày.
- Khái quát và chốt nội dung bài học.
- Đọc Ghi nhớ 1: (SGK, T.28).
* Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gồm có những nhân vật nào?
- Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh gồm những nhân vật sau:
 + Hùng Vương.
 + Mị Nương.
 + Sơn Tinh.
 + Thuỷ Tinh. 
* Những nhân vật trong truyện được kể như thế nào?
Š Những nhân vật đó được kể kể như sau:
 - Được gọi tên, đặt tên: Hùng Vương, Mị Nương, Sơn Tinh,Thuỷ Tinh. 
 - được giới thiệu lai lịch, tính cách, tài năng:
 Ví dụ: 
 + Trong truyện, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được kể thông qua các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói,...(Sơn Tinh: Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bài, vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi,....Bốc từng quả đồi, rời từng dãy núi ngăn chặn dòng nước lũ,...)
 + Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,...
* Những nhân vật trên giữ vai trò gì trong câu chuyện?
- Là kẻ thực hiện các sự việc vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án.
* Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh nhân vật chính là ai? Nhân vật nào được nói tới nhiều nhất? Nhân vật phụ là những ai? giữ vai trò gì?
- Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất là nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Nhân vật được nói tới nhiều nhất là Thuỷ Tinh.
- Nhân vật phụ: Hùng Vương, Mị Nương. Tuy là nhân vật phụ nưng họ lại rất cần thiết không thể bỏ được, vì nếu bỏ thì câu chuyện có nguy cơ lệch hướng hoặc bị đổ vỡ.
* Như vậy nhân vật trong văn tự sự giữ vai trò gì?
- Trình bày.
- khái quát và chốt nội dung.
- Đọc Ghi nhớ: (SGK, T.38).
- Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu những đặc điểm cơ bản về sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Để hiểu rõ hơn những đặc điểm đó, tiết sau chúng ta sẽ luyện tập, tiết học này kết thúc ở đây.
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 
 1. Sự việc trong văn tự sự:
 a) Ví dụ:
 b) Bài học:
 Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
 * Ghi nhớ: 
(SGK, T.38).
 2. Nhân vật trong văn tự sự.
 a) Ví dụ:
 b) Bài học:
 Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp cho nhân vật chình hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...
 * Ghi nhớ:
 (SGK, T.38).
Hết tiết 1
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (1 phút).
- Về nhà xem lại bài, học thuộc và nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.38).
	- Đọc kĩ và giải nội dung các bài tập trong sách giáo khoa theo ý hiểu của em, chuẩn bị tiết sau luyện tập.
==========================
Ngày soạn:25/9/2007 Ngày giảng:28/9/2007
 Tiết 12. Tập làm văn:
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ (tiếp)
A. Phần chuẩn bị.
 I. Mục tiêu bài dạy: Tiếp tục giúp học sinh:
	- Củng cố, nắm vững vai trò, đặc điểm hai yếu tố then chốt của tự sự: sự việc và nhân vật.
- Vận dụng những kiến thức đã học rèn luyện kĩ năng nhận diện, phân loại nhân vật, tìm hiểu, xâu chuỗi các sự việc, chi tiết trong truyện.
 II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Nghiên cứu kĩ sách giáo khoa, sách giáo viên; soạn giáo án.
 - Học sinh: Học bài cũ; Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của giáo viên (làm bài tập SGK,T.38, 39).
B. Phần thể hiện trên lớp.
 * Ổn định tổ chức: (1phút)
- Kiểm tra sĩ số học sinh:
 + Lớp 6 A:...../20
 + Lớp 6 B:....../19 
 I. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
*Câu hỏi: 
Trình bày những đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự?
* Đáp án - biểu điểm:
 - Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả,... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt. (5 điểm) 
 - Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp cho nhân vật chình hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...(5 điểm)
 II. Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài: (1phút)
 - Trong tiết học trước các em đã nắm được những đặc điểm sự việc và nhân vật trong văn tự sự. Trong tiết học này, chúng ta sẽ củng cố lại nội dung bài học trong phần luyện tập.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG
 GV
?BT1
 HS
 GV
 GV
 HS
? 1a)
? 1b)
? 1c)
? HS
 HS
 GV
 HS
 GV
- Ghi lại những tiêu mục đã thực hiện ở tiết trước →
(1 Phút)
* Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm?
- Đứng tại chỗ trả lời (có bổ sung).
- Nhận xét ghi kết quả bài tập lên bảng.
- Chia lớp làm 3 nhóm (thảo luận 5 phút) câu hỏi a, b, c, trong bài tập 1 (SGK,T.39).
- Thảo luận sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (có nhận xét, bổ sung).
- Nhận xét, bổ sung và ghi nhanh kết quả lên bảng.
* Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các nhân vật?
* Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc của các nhân vật chính?
* Tại sao truyện lại gọi là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh? Có thể đổi thành các tên khác như: Vua Hùng kén rể, truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn tinh và Thuỷ Tinh, Bài ca chiến công của Sơn Tinh..., bài ca thắng lũ bão...được không? Vì sao?
* Cho nhan đề truyện một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy. Em dự định sẽ kể sự việc gì, diễn biến ra sao, nhân vật là ai?
- Làm việc cá nhân (7 phút).
- Gợi ý: Ví dụ:
 + Kể việc không vâng lời mẹ (bố, ông bà, thầy, cô,...).
 + Chuyện xảy ra vào chiều chủ nhật (một buổi ngoại khoá, một tiết tự quản,...).
 + Ở nhà, trường,...
 + Nhân vật chính là bản thân em hoặc là một nhân vật (tự đặt tên) (GV lưu ý HS đặt tên nhân vật nên sử dụng đại từ chỉ định chung).
- Trình bày kết quả (có nhận xét, bổ sung).
- Nhận xét, đánh giá.
I. Ý nghĩa và đặc trưng chung của phương thức tự sự. 
 1. Sự việc trong văn tự sự.
 2. Nhân vật trong văn tự sự.
II. Luyện tập.
 (35 phút)
 1. Bài tập 1: 
(SGK, T.38, 39)
 + Vua Hùng: Kén rể, mời các lạc hầu bàn bạc, gả Mị Nương cho Sơn Tinh.
 + Mị Nương: Theo chồng về núi.
 + Sơn Tinh:Đến cầu hôn, đem sính lễ đến trước, rước Mị Nương về núi, dùng phép lạ đánh nhau với Thuỷ Tinh mấy tháng trời, hàng năm: bốc đồi, rời núi, dựng thành luỹ ngăn nước, cáng đánh, càng vững vàng .
 + Thuỷ Tinh: Đến cầu hôn, đem sính lễ đến muộn, đem quân đuổi theo Sơn Tinh định cướp Mị Nương, hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Sức kiệt, thần đành rút quân, nhưng hằng năm vẫn làm mưa, làm gió, bão, dâng nước đánh Sơn Tinh. Cuối cùng cũng chẳng làm gì nổi Thần non Tản , Thuỷ thần đành phải rút quân về.
a) Vai trò, ý nghĩa của các nhân vật:
 + Vua Hùng: Nhân vật phụ nhưng không thể thiếu vì ông là người quyết định cuộc hôn nhân lịch sử.
 + Mị Nương: Nhân vật phụ nhưng cũng không thể thiếu vì nếu không có nàng thì không có chuyện hai thần xung đột ghê gớm như vậy.
 + Thuỷ Tinh : Nhân vật chính, đối lập với Sơn Tinh, được nói tới nhiều, ngang với Sơn Tinh. Hình ảnh thần thoại hoá sức mạnh của bão lũ ở vùng châu thổ Sông Hồng.
 + Sơn Tinh: Nhân vật chính, đối lập với Thuỷ Tinh, người anh hùng chống bão lụt, thiên tai của nhân dân Việt cổ. 
b) Tóm tắt truyện theo sự việc của các nhân vật chính
- Vua Hùng kén rể.
- Hai thần đến cầu hôn.
- Vua ra điều kiện, cố ý thiên lệch cho Sơn Tinh.
- Sơn Tinh đến trước được vợ. Thuỷ Tinh đến sau mất Mị Nương, đuổi theo định cướp nàng.
- Trận đánh dữ dội giữa hai thần. Kết quả Sơn Tinh thắng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân.
- Hằng năm, hai thần vẫn kịch chiến mấy tháng trời, nhưng lần nào thuỷ thần cũng đều thất bại, rút lui.
c) Tác phẩm được đặt tên là Sơn Tinh, Thuỷ Tinh vì:
- Tên hai thần, hai nhân vật chính của truyện.
- Không nên đổi, vì tên thứ nhất chưa nói rõ nội dung chính của truyện, còn tên thứ hai lại thừa. Hai nhân vật Vua Hùng, Mị Nương chỉ đóng vai phụ...
- Nhưng vẫn có thể đặt thêm một vài nhan đề theo kiểu hiện đại, chẳng hạn: Chuyện tình cổ bên dòng sông, Năm năm báo oán đời đời đánh ghen, hờn ghen..., bài ca thắng bão lũ...
 2. Bài tập 2:
 III. Hướng dẫn học bài ở nhà. (2 phút).
 - Về nhà, học thuộc và nắm chắc nội dung ghi nhớ (SGK, T.38).
	 - Kể lại một trong bốn truyện đã học mà em thích nhất? Nói rõ lí do vì sao?
	 - Soạn văn bản Sự tích Hồ Gươm . Đọc kĩ và tóm tắt nội dung văn bản, trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa (SGK,T.42) .

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 3.doc