Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 24, Tiết 101: Hoán dụ - Năm học 2007-2008

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 24, Tiết 101: Hoán dụ - Năm học 2007-2008

KIẾN THỨC CẦN ĐẠT

Giúp học sinh nắm vững :

- Khái niệm hoán dụ . Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ .

- Tích hợp với phần văn trong văn bản Lượm , Cô Tô , với phần tập làm văn .

- Luyện kỹ năng : Phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ , bước đầu vận dụng hoán dụ vào bài tập làm văn và khi nói .

TIẾN TRÌNH TIẾN HÀNH CÁC BƯỚC LÊN LỚP :

A. Kiểm tra bài cũ:

HS thực hành bằng giấy các ví dụ về ẩn dụ và nêu được tác dụng cua ẩn dụ trong diễn đạt .GV nhận xét và chấm điểm

B.Bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 708Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 24, Tiết 101: Hoán dụ - Năm học 2007-2008", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
	Bài 24 – Tiết 101	Ngày dạy :
 	 	 Hoán dụ
Kiến thức cần đạt
Giúp học sinh nắm vững :
Khái niệm hoán dụ . Phân biệt hoán dụ với ẩn dụ .
Tích hợp với phần văn trong văn bản Lượm , Cô Tô , với phần tập làm văn .
Luyện kỹ năng : Phân tích được giá trị biểu cảm của phép hoán dụ , bước đầu vận dụng hoán dụ vào bài tập làm văn và khi nói . 
Tiến trình tiến hành các bước lên lớp : 
A. Kiểm tra bài cũ:
HS thực hành bằng giấy các ví dụ về ẩn dụ và nêu được tác dụng cua ẩn dụ trong diễn đạt .GV nhận xét và chấm điểm 
B.Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
?Trong bài ẩn dụ , chúng ta đã vận dụng phép so sánh ngầm để tìm ra mối quan hệ tương đồng giữa thuyền và bến với ai ? 
-Với người con trai đi xa và người con gái chung thuỷ đợi chờ .
 I. Hoán dụ là gì ? 
1. Phân tích ví dụ 
a.
b.
2.Ghi nhớ :
Hoán dụ là gọi tên sự vật , hiện tượng , khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng , khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình , gợi cảm cho diễn đạt.
* Trong VD1 , mục I , áo nâu và áo xanh gợi cho em liên tưởng đến ai ? 
- Đến những người nông dân và những người công nhân 
* Giữa áo nâu với nông thôn ; áo xanh với thị thành có quan hệ gì ? 
+ áo nâu -> nông thôn
+ áo xanh -> thành thị .
Quan hệ đi đôi với nhau trong cuộc sống thực tế 
* Vậy , câu thơ ấy có thể có cách diễn đạt cụ thể như thế nào ? 
Tất cả nông dân ở nông thôn và công nhân ở thành thị đều đứng lên
* HS nhận xét về hai cách diễn đạt , cách nào khiến người đọc phát huy suy nghĩ và sự liên tưởng của mình hơn ? 
HS nhận thấy :
Cách diễn đạt trong hai câu thơ của Tố Hữu có sức khơi gợi những liên tưởng và suy nghĩ ở người đọc nhiều hơn và do thế tạo xúc cảm thẩm mỹ hơn hẳn cách diễn đạt thông thường 
* Theo em , trong cuộc sống , chúng ta còn hay gặp những cách diễn đạt như thế hay không ? HS thực hành nhanh các ví dụ : đầu xanh , tóc dài , mày râu, tay súng , chân sút , má hồng , áo trắng , mực tím . 
+ Đầu xanh : tuổi trẻ .
+ Tóc dài : Phụ nữ .
+ Mày râu : đàn ông .
+ Tay súng : người lính 
+ Chân sút : cầu thủ bóng đá .
+ Má hồng : con gái .
+ áo trắng , mực tím : học sinh .
* GV : Từ áo nâu và áo xanh mà ta có thể liên tưởng đến những người nông dân và công nhân vì nông dân hay mặc áo nâu nhuộm và công nhân thì hay mặc áo bảo hộ lao động màu xanh đến nhà máy làm việc . Do các sự vật ấy đi đôi với nhau trong cuộc sống nên có thể dùng để gọi thay thế cho nhau , vì vậy ta gọi là hoán dụ . Vậy hoán dụ là gì ? 
HS đọc ghi nhớ trong SGK
Hoạt động 2 : Hướng dẫn phân loại các kiểu hoán dụ
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
HS đọc câu thơ trong ví dụ (a).
Bàn tay gợi cho em liên tưởng đến điều gì ?
- Là một bộ phận trên cơ thể con người , công cụ đặc biệt của con người để lao động . Nó cũng đồng thời là biểu tượng cho khả năng sáng tạo của con người trong lao động .
II. Đọc- Bố cục- Tóm tắt
1) Đọc
*Dựa vào quan hệ nào để có thể liên tưởng như thế ? 
- Quan hệ giữa toàn thể và bộ phận.
*Lấy bộ phận để chỉ toàn bộ.
HS đọc tiếp câu thơ thứ hai . 
*Các số Một và Ba trong câu thơ gợi cho em những liên tưởng như thế nào ?
GV : Trong quan niệm thành thói quen diễn đạt của người Việt Nam , một có ý nghĩ chỉ cá thể đơn độc , rất ít . Ba là con số có ý nghĩa tượng trưng chỉ số nhiều không giới hạn.
+Một : chỉ số lượng ít .
+ Ba : Chỉ số lượng nhiều .
3) Tóm Tắt
Vậy , ba và Một ở đây có mối quan hệ như thế nào ?
- Số lượng cụ thể : rất ít , và số lượng vô hạn : rất nhiều .
* Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.
Trong câu thơ ở ví dụ (c ) : cụm từ đổ máu gợi cho em liên tưởng đến điều gì ?
Những ngày bùng nổ cuộc kháng chiến chống Pháp , có chiến đấu và có hy sinh , mất mát .
- Quan hệ ở đây là quan hệ giữa đặc trưng của sự kiện với bản thân sự kiện ấy .
* Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật 
Thực hành bài tập nhanh :
Một tay lái chiếc đò ngang 
Bên sông Nhật Lệ quân sang đêm ngày 
+ Em đã sống bởi vì em đã thắng 
Cả nước quanh em bên giường nệm trắng 
+ Hoán dụ : bộ phận và toàn thể 
Hát cho em nghe tiếng mẹ ngày xưa 
Sông thu bồn giọng hát đò đưa .. 
+ Hoán dụ vật chứa và vật bị chứa .
*Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng .
Vậy , từ các ví dụ đã phân tích , em hãy nêu lên các kiểu hoán dụ thường gặp ?
HS nhắc các kiểu hoán dụ
HS đọc ghi nhớ trong SGK
Ghi nhớ : SGK
III. Hoạt động 3 : Luyện tập : 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
a.Làng xóm : chỉ nhân dân sống trong làng xóm 
Quan hệ : vật chứa và vật bị chứa .
Mười năm : Ngắn , trước mắt , cụ thể 
- Trăm năm : dài , trừu tượng 
Cụ thể và trựu tượng .
áo chàm : chỉ người dân Việt Bắc thường mặc áo chàm
Dấu hiệu đặc trưng và sự vật
Trái đất : chỉ loài người đang sống trên trái đất
- Vật chứa và vật bị chứa .
Bài tập 2 : Lấy ví dụ minh hoạ :
ẩn dụ 
Hoán dụ
Giống nhau 
Gọi tên sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện từợng khác .
Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật , hiện tượng khác . 
Khác nhau 
-Dựa vào mối quan hệ tương đồng ( so sánh ngầm )
- về hình thức 
- Về cách thức 
- Về phẩm chất 
- Về cảm giác 
Dựa vào quan hệ đi đôi , gần gũi nhau trong thực tế .
Bộ phận – toàn thể 
Vật chứa – Vật bị chứa 
Dấu hiệu – Sự vật
Cụ thể – Trừu tượng
Lây ví dụ minh hoạ.
Một viên gạch hồng , Bác chống lại cả một mùa băng giá .
+ Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi . Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt
+ Người đi rừng núi trông theo bóng Người.
+ Dòng mực thiếu thời trôi nhanh như dòng sông.

Tài liệu đính kèm:

  • doc101 hoan du.doc