Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 20, Tiết 82: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2010-2011

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 20, Tiết 82: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2010-2011

 I. Mục tiêu bài học.

 1 Kiến thức: Tình cảm của người em của người em có tài năng đối với người anh

 Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tam lý nhân vật

 2 Kỹ năng : Đọc diễn cảm ,giọng đọc phù hợp với tâm lý nhân vật,kể tóm tắt truyện

 3 Thái độ: Biết chia sẻ tình cảm trong gia đình

 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

 Kỹ năng nhận thức ( không nên tỵ nạnh nhau biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác )

 III Chuẩn bị

 1 .Giáo viên:Bài soạn .

 2. Học sinh :

 IV. Phương pháp

 Vấn đáp ,thuyết trình ,thảo luận nhóm ,đọc

 V. Các bước lên lớp

 1.ổn định

 2.Kiểm tra đầu giờ : H: Cảm nhận của em về “Sông nước cà Mau”?

 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:

Khởi động: Truyện “ Bức tranh của em gái tôi” đã đề cập đến một vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Đó là trình độ cách ứng xử trước thành công của người khác. Bài học hôm nay giúp chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này và rút ra bài học về cách ứng xử thích hợp cho bản thân.

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 533Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 20, Tiết 82: Bức tranh của em gái tôi - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16-18-2011
Ngày giảng:6B 18-01-2011
 6A 21-01-2011
 Ngữ văn Bài 20 
 Tiết 82 : Bức tranh của em gái tôi
 ( Tạ Duy Anh)
 I. Mục tiêu bài học.
 1 Kiến thức: Tình cảm của người em của người em có tài năng đối với người anh 
 Đọc hiểu văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với miêu tả tam lý nhân vật 
 2 Kỹ năng : Đọc diễn cảm ,giọng đọc phù hợp với tâm lý nhân vật,kể tóm tắt truyện 
 3 Thái độ: Biết chia sẻ tình cảm trong gia đình 
 II Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài 
 Kỹ năng nhận thức ( không nên tỵ nạnh nhau biết chia sẻ niềm vui nỗi buồn với người khác )
 III Chuẩn bị 
 1 .Giáo viên:Bài soạn ..
 2. Học sinh :
 IV. Phương pháp 
 Vấn đáp ,thuyết trình ,thảo luận nhóm ,đọc 
 V. Các bước lên lớp 
 1.ổn định 
 2.Kiểm tra đầu giờ : H: Cảm nhận của em về “Sông nước cà Mau”?
 3.Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học:
Khởi động: Truyện “ Bức tranh của em gái tôi” đã đề cập đến một vấn đề mà cả xã hội quan tâm. Đó là trình độ cách ứng xử trước thành công của người khác. Bài học hôm nay giúp chúng ta cùng tìm hiểu về vấn đề này và rút ra bài học về cách ứng xử thích hợp cho bản thân.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Thời gian
Nội dung
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
MT: Đọc to rõ ràng,tóm tắt van bản biết 1 số nét về tác giả & 1 số chú thích khó
GV: hướng dẫn đọc 
Giọng đọc: Cần phân biệt rõ lời kể, các đối thoại, diễn biến tâm lí của nhân vật người anh
GV: Đọc mẫu
HS đọc bài 
GV – HS cùng nhận xét cách đọc của HS
HS tóm tắt truyện 
GV: Nhận xét
H: Trình bày hiểu biết của em của em về tác giả?
GV: Là cây bút trẻ nổi lên trong thời kì đổi mới. Đã có nhiều truyện gây chú ý tới bạn đọc.
H: Nêu xuất xứ của tác phẩm?
Truyện ngắn “Bức tranhcủa em gái tôi” được giải nhì ... báo thanh niên.
GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu các chú thích khác.
- Thẩm định : Xem xét để để xác định,quyết định
- Xét nét: để ý từng li từng tí
Hoạt động 2:Bố cục 
Mục tiêu: HS chia bố cục văn bản 
H.Qua nội dung văn bản em chia văn bản làm mấy phần? nội dung ?
3 phần 
Đầu ..>phát huy tài năng
(Tài năng của Kiều Phương được phát hiện)
Phần 2 Tiếp ...->..Với cháu 
(Người Anh ghen tỵ với tài năng của em)
Phần 3;Còn lại ( Người anh ân hận khi ghen tỵ với em)
Hoạt động 3: Tìm hiểu văn bản :
MT: Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện. Nắm được cách kể chuyện và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm truyện ngắn.
H: Kể tên các nhân vật trong truyện? Ai là nhân vật chính? Vì sao?
- Nhân vật: Người anh trai Kiều Phương, bố mẹ của Kiều Phương, cha con chú Tiến Lê
- Nhân vật chính : người anh bởi lẽ tác giả muốn thể hiện chủ đề sự ăn năn, hối hận của người anh để khắc phục tính ghen ghét, đố kị trong tình bạn, tình anh em là chủ yếu chứ không phải là ca ngợi tài năng, tâm hồn của người em gái.
H: Tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ mấy? Tác dụng?
- Ngôi thứ thứ nhất: việc chọn người anh làm người kể chuyện - ngôi thứ nhất rất thích hợp với chủ đề hpn nữa để cho sự hối lỗi được bày tỏ một cách chân thành hơn, đáng tin cậy hơn -> thực chất truyện ngắn là diễn biến tâm trạng của người anh.
H: Có thể đặt nhan đề khác cho truyện như thế nào?
HS: Thảo luận nhóm nhỏ ( 2’)
 Cử đại diện trả lời
- Chuyện của anh em Kiều Phương.
- Ân hận, ăn năn.
- Tôi muốn khóc quá!
GV: Diễn biến tâm trạng người anh được bộc lộ qua 2 thời điểm:
- Trong cuộc sống hàng ngày
- Khi tài năng của em được phát hiện
H: Trong cuộc sống hàng ngày, người anh có thái độ như thế nào với em gái?
H: Tìm những chi tiết thể hiện thái độ đó?
- Đặt tên cho em gái là ‘mèo”
- Khó chịu khi em hay lục lọi đồ vật.
- Bí mật theo dõi em gái.
10ph
4ph
22ph
I. Đọc thảo luận chú thích 
1. Đọc văn bản
2. Thảo luận chú thích
* Tác giả:
* Tác phẩm
* Các chú thích khác
II. Bố cục 
3 phần 
III. Tìm hiểu văn bản :
1. Nhân vật người anh
* Trong cuộc sống hàng ngày: 
Coi thường, bực bội, nhìn em với con mắt kể cả.
 4. Củng cố hướng dẫn học ở nhà
 H: Nêu nghệ thuật, nội dung của truyện?
 GV: Khái quát kiến thức
	 Nắm chắc nghệ thuật, nội dung của văn bản: Bức tranh của em gái tôi
	 * Chuẩn bị bài 
	 Soạn : Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh, nhận xét trong văn miêu tả
	 Đọc và làm các bài tập

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van t82.doc