Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2, Tiết 5: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2009-2010

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2, Tiết 5: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu cần đạt:

 1. Kiến thức:

- Hiểu được nôị dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật miêu tả của truyện.

2. Kỹ năng:

- Kể, phân tích tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, kĩ năng đọc, kể văn bản

3. Thái độ:

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hoá của DT.

- Lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với đất nước.

II. Chuẩn bị:

 - GV: Tranh “Thánh Gióng ”

 - HS: Bảng phụ, bút, thước.

III. Phương pháp:

 - Đọc, Bình, Phân tích, Thảo luận nhóm.

IV. Tổ chức giờ học:

1. Ổn đinh tổ chức: ( 1 ) hát + sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ: ( 1 )

 H. Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy. Cho biết ý nghĩa của truyện?

- Phải hiểu nghề nông trọng nghề nông, phải có trí tuệ hơn người.

- Trí của vua: Muốn đất nước được thái bình thịnh trị.

-> Ý nghĩa: Trọng nghề nông, yêu quý sức lao động của con người.)

 3. Tiến trình tổ choc các hoạt động(1)

 Cách tiến hành:

 GV giới thiệu bài

 Người con cả của Âu cơ lên làm vua, truyền ngôi được mười mấy đời thì bỗng giặc Ân sang xâm chiếm.Thế giặc mạnh lắm, Vua Hùng lo lắng cho sứ giả di tìm người cứu nước, và sứ giả đã gặp 1 chuyện lạ.

Đứa con trai nọ

Thật rõ lạ đời

chẳng nói chẳng cười

Bỗng người lớn tướng.

 Đứa con trai ấy đã ăn: Bảy nong cà 3 nong cơm, uống một hơi nước cạn khúc sông và cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa. Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân.

Thật là thần thánh. Câu truyện về Đứa con trai nọ đó như thế nào ta tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 739Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 2, Tiết 5: Thánh Gióng (Truyền thuyết) - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/9/2010 
Ngày giảng:6A.
 6B...
	Ngữ văn: Bài 2- Tiết 5 
 Văn bản: Thánh gióng
 - Truyền thuyết - 
I. Mục tiêu cần đạt:
 	1. Kiến thức:
- Hiểu được nôị dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật miêu tả của truyện.
2. Kỹ năng:
- Kể, phân tích tìm hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, kĩ năng đọc, kể văn bản
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống văn hoá của DT. 
- Lòng tự hào về truyền thống anh hùng trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, lòng biết ơn đối với những anh hùng có công với đất nước.
II. Chuẩn bị:
	- GV: Tranh “Thánh Gióng ”
	- HS: Bảng phụ, bút, thước.
III. Phương pháp:
	- Đọc, Bình, Phân tích, Thảo luận nhóm.
IV. Tổ chức giờ học:
1. ổn đinh tổ chức: ( 1’ ) hát + sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: ( 1’ )
 	 H. Kể lại chuyện Bánh chưng bánh giầy. Cho biết ý nghĩa của truyện?
- Phải hiểu nghề nông trọng nghề nông, phải có trí tuệ hơn người. 
- Trí của vua: Muốn đất nước được thái bình thịnh trị.
-> ý nghĩa: Trọng nghề nông, yêu quý sức lao động của con người....)
	3. Tiến trình tổ choc các hoạt động(1’)
	 Cách tiến hành:
 GV giới thiệu bài
 Người con cả của Âu cơ lên làm vua, truyền ngôi được mười mấy đời thì bỗng giặc Ân sang xâm chiếm.Thế giặc mạnh lắm, Vua Hùng lo lắng cho sứ giả di tìm người cứu nước, và sứ giả đã gặp 1 chuyện lạ.
Đứa con trai nọ
Thật rõ lạ đời 
chẳng nói chẳng cười 
Bỗng người lớn tướng.
 Đứa con trai ấy đã ăn: Bảy nong cà 3 nong cơm, uống một hơi nước cạn khúc sông và cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa. Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân. 
Thật là thần thánh. Câu truyện về ‘Đứa con trai nọ’ đó như thế nào ta tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
Hoạt động 1: HD đọc và thảo luận chú thích(15’)
- Mục tiêu: Đọc văn bản và thảo luận chú thích SGK. HS Đọc to, lưu loát, rõ ràng, thay đổi giọng theo từng đoạn
 GV HD đọc Đọc to, lưu loát, rõ ràng, thay đổi giọng theo từng đoạn.
" GV đọc mẫu.
- HS đọc:
H. Truyện kể về ai? Về việc gì? Hãy tóm tắt sự việc chính sảy ra trong truyện? 
H.Ta có thể bỏ đi một sự việc được không ? vì sao? (không, không liền mạch, không thành chuyện hoàn chỉnh)
H. Hãy kể lại câu chuyện ?
- HS kể chuyện-> nhận xét -> GV bổ sung.
H. Theo em truyện thuộc kiểu văn bản nào? ( Văn bản tự sự, ta tìm hiểu ở tiết sau)
- GV hướng dẫn học sinh tim hiểu các chú thích 1,2,4,6,10,11,17,18,19 (SGK tr 21 -22).
H. Truyện có thể chia làm mấy phần ? ý chính của mỗi phần ?
Học sinh theo dõi đoạn 1.
H. Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Thánh Gióng 
Hoạt động 2: HD tìm hiểu bố cục(5’)
 - Mục tiêu: HS chia được bố cục 3 phần
H.Truyện được chia làm mấy phần? ý của từng phần?
Hoạt động 3: HD Tìm hiểu văn bản(15’)
- Mục tiêu: Hiểu được Sự ra đời khác thường và tuổi thơ của Thánh Gióng - tuổi thơ của thần, của thánh.
 HS theo dõi đoạn đầu.
H: Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Thánh Gióng ?
- Bà mẹ uớm chân vào vết chân to, thụ thai, sinh con trai lên 3 tuổi không biết nói, biết cười, đặt đâu năm đấy
H. Những chi tiết này có bình thường không? Vì sao?(Không bình thường, đượm mầu sắc kì lạ....)
H. Yếu tổ kỳ lạ ấy nhấn mạnh điều gì về con người Thanh Gióng.
 ( Là con người của thần, thánh chứ không phải là người dân bình thường) 
H. Tại sao tác giả dân gian không để Gióng là một vị thần bỗng xuất hiện mà để Gióng sinh ra từ gia đình nhà nông dân?
 (khẳng định : Anh hùng là do dân sinh ra, do dân nuôi dưỡng)
GV: Vị thần đó lớn lên như thế nào? ta tìm hiểu tiếp.
H. Giặc Ân sang sâm lược, thế giặc mạnh “sứ giả đi rao khắp nơi tìm người cứu nước” chi tiết “ sứ giả ....nước” thể hiện điều gì?
 ( Lời kêu gọi khẩn thiết của non sông đất nước trước nạn ngoại sâm và nhiệm vụ đánh giặc ngoại sâm là của toàn dân.)
H. Khi nghe tiếng sứ giả cậu bé có biến đổi không ? Đọc to lời của cậu bé nói với sứ giả?
H. Em có nhận xét gì về chi tiết “ Bỗng dưng cất tiếng nói”... tiếng nói đó thể hiện điều gì?
 ( Chi tiết kỳ lạ. Đó là tiếng nói yêu nước là lời thề đánh giặc cứu nước.)
H. Sau khi gặp sứ giả cậu bé còn biến đổi gì nữa? 
H. Vậy em có nhận xét gì tuổi thơ của Gióng? 
(?) Tại sao lúc đất nước bình yên chú bé không lớn mà khi có giặc lại lớn nhanh như thổi như vậy?
( Gióng phải lớn nhanh mới có đủ sức mạnh,mới kịp đánh giặc cứu nước. )
H. Thấy chú bé ăn nhiều, lớn nhanh bà con đã làm gì? Việc làm của bà con hàng xóm có ý nghĩa như thế nào ?
H. Gióng là vị thần, vị thần này có điểm nào khác với các vị thần khác em đã biết?
(sinh ra từ dân, được dân nuôi dưỡng...)
I. Đọc, thảo luận chú thích.
1. Đọc và kể:
2. Tìm hiểu chú thích.
II. Bố cục: 3 phần .
- P1: Từ đầu " cứu nước (sự gia đời và tuổi thơ kì lạ của Gióng)
- P2: Tiếp đến bay lên trời (gióng đánh giặc ngoại xâm)
- P3: Còn lại. những dấu tích lịch sử về gióng.
III.Tìm hiểu văn bản:
1/ Hình tượng Thánh Gióng:
a. Sự ra đời và tuổi thơ của Thánh Gióng
+ Bà mẹ uớm chân vào vết chân to, thụ thai, sinh con trai lên 3 tuổi không biết nói, biết cười, đặt đâu năm đấy. 
-> Chi tiết kì lạ.
 Sự ra đời khác thường của Gióng. 
+ Nghe tiếng sứ giả cậu bé bỗng dưng cất tiếng nói “Ông về tâu vua, sắm cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, và một roi sắt..."
-> Tiếng nói yêu nước, lời thề đánh giặc cứu nước.
+ Lớn nhanh như thổi cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc song đã đứt chỉ.
-> Tuổi thơ của Gióng là tuổi thơ của thần, của thánh.
+ Bà con góp gạo thóc nuôi chú bé.
 ->Tình cảm yêu thương đùm bọc của nhân dân, tinh thân đoàn kết sức mạnh của cộng đồng.
- Gióng lớn lên trong sự đùm bọc của nhân dân. 
4. Củng cố( 3’ )
 (?) Sự ra đời kỳ lạ và tuổi thơ của Gióng ?
5.Hướng dẫn học ở nhà
- Bài cũ: Kể lại truyện , 
- Bài mới: Chuẩn bị: Tiết 2

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an van 6 cuc chuan.doc