Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 14, Tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng - Hồ Thúy An

Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 14, Tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng - Hồ Thúy An

A . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: HS nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự; vai trò của tưởng tượng trong tự sự.

2. Kĩ năng: kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

3. Thái độ: phát huy trí tưởng tượng hợp lý.

B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .

* Chuẩn bị của thầy và trò:

- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.

- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.

 

doc 2 trang Người đăng vienminh272 Lượt xem 607Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 6 - Bài 14, Tiết 53: Kể chuyện tưởng tượng - Hồ Thúy An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14, Bài 14, Tiết 53: 
KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
A . MỤC TIÊU :
1. Kiến thức: HS nắm được nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm tự sự; vai trò của tưởng tượng trong tự sự.
2. Kĩ năng: kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
3. Thái độ: phát huy trí tưởng tượng hợp lý.
B. PHƯƠNG TIỆN: SGK, SGV, .
* Chuẩn bị của thầy và trò:
- Thầy: soạn bài, chuẩn bị bảng phụ.
- Trò: xem bài trước ở nhà, trả lời câu hỏi SGK.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU:
TG
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3’
HĐ 1: ỔN ĐỊNH:
KIỂM TRA:
- Ổn định trật tự, kiểm diện.
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
- HS trình bày bài soạn.
2’
HĐ 2: GIỚI THIỆU BÀI MỚI:
Trong văn học, trí tưởng tượng sẽ giúp tác phẩm thêm thú vị, hấp dẫn. Ta phải tưởng tượng như thế nào khi kể chuyện?
- HS nghe.
HĐ 3: TÌM HIỂU CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG:
Truyện tưởng tượng là những truyện do người kể nghĩ ra bằng trí tưởng tượng của mình, không có sẵn trong sách vở hay trong thực tế, nhưng có một ý nghĩa nào đó.
Truyện tưởng tượng được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.
Gọi HS kể vắn tắt truyện “ Chân, Tay ”
(?) Người kể đã tưởng tượng ra những gì?
? Chi tiết nào dựa vào sự thật, chi tiết nào do tưởng tượng ra ? Nhằm làm nổi bật điều gì ?
(?) Vậy tưởng tượng trong văn tự sự cần như thế nào?
- Gọi HS đọc truyện “Lục súc tranh công”.
- Yêu cầu HS: 
 + Tóm tắt truyện.
 + Chỉ ra yếu tố tưởng tượng.
 + Sự tưởng tượng ấy dựa trên sự thật nào?
 + Tưởng tượng như vậy nhằm mục đích gì ?
- Cho HS thảo luận, tìm hiểu sự khác nhau giữa tưởng tượng và kể chuyện đời thường.
- Kể tóm tắt truyện.
- HS trả lời cá nhân: Tưởng tượng các bộ phận cơ thể người thành nhân vật.
Chi tiết thật: mối quan hệ có yếu tố trong cơ thể
=> nổi bật: phải đoàn kết phải tồn tại.
- HS trả lời cá nhân: không phải tuỳ tiện mà có cơ sở từ sự thật.
- Đọc phân vai truyện SGK.
- Cá nhân lần lượt tóm tắt truyện: chỉ ra yếu tố tưởng tượng, yếu tố thật.
=> nổi bật. Tuy việc khác nhau nhưng tất cả các vật đều có ích cho con người.
- Thảo luận nhóm (2HS).
-> trình bày điểm khác nhau giữa tưởng tượng và kể chuyện đời thường.
HĐ 6: LUYỆN TẬP:
II - LUYỆN TẬP: 
CỦNG CỐ:
DẶN DÒ:
- Yêu cầu HS đọc ô đề SGK.
 + Phân công mỗi nhóm một đề (Tìm ý, lập dàn ý).
 + Yêu cầu : Dựa vào những điều đã biết tưởng tượng thêm cho hấp dẫn.
- GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh những điều cần lưu ý trong kể chuyện tưởng tượng.
(?) Truyện tưởng tượng là gì?
- Học bài + Lập dàn ý chi tiết các đề trong SGK.
- Soạn: On tập truyện dân gian.
-HS đọc 5 đề SGK.
- Thảo luận nhóm (tổ), tìm ý, dàn ý.
-> đại diện nhóm trình bày dàn ý (giấy A0)-> lớp nhận xét.
- Nghe.	
- HS trả lời theo kiến thức đã học.
- HS nghe, ghi chú, về nhà thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docke chuyen tuong tuong.doc